Đau lưng khi mang thai thường xuất hiện ở tam cá nguyệt đầu tiên, tăng dần lên ở ba tháng cuối thai kỳ. Có khoảng 50 - 80% bà bầu bị các cơn đau lưng, ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống cũng như hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Đau lưng khi mang thai thường xuất hiện ở tam cá nguyệt đầu tiên, tăng dần lên ở ba tháng cuối thai kỳ. Có khoảng 50 - 80% bà bầu bị các cơn đau lưng, ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống cũng như hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Đau lưng khi mang thai là một phần của thai kỳ, phần lớn mẹ bầu nào cũng gặp phải tình trạng này, ít nhất một hoặc hai giai đoạn. Ước tính có khoảng 50% thai phụ bị đau mỏi lưng xuyên suốt quá trình mang bầu, tăng dầu theo tuần thai.
(Đau lưng khi mang thai là một phần của thai kỳ)
Các cơn đau lưng có thể gây bất tiện đến cuộc sống sản phụ, một số trường hợp gặp cơn đau dai dẳng và kéo dài. Nếu tình trạng này liên tục xuất hiện trong hơn 9 tháng mang bầu, người phụ nữ có thể gặp thêm các vấn đề về tâm lý cũng như bệnh cơ xương khớp.
Đau lưng khi mang thai thường xảy ra sau tam cá nguyệt thứ hai, có thể kéo dài 6 tháng sau sinh. Hiện nay có hai vị trí đau lưng phổ biến, gồm:
Về đêm, cơn đau lưng có thể hoạt động mạnh hơn ban ngày, khiến thai phụ khó ngủ hoặc mất ngủ. Vấn đề này kéo dài, bạn nên sắp xếp thăm khám, nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ chuyên môn, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Đau lưng trong thai kỳ thường phát triển bởi những thay đổi về cân nặng, hormone cơ thể, khiến cơ lưng bị căng ra còn cơ bụng thì yếu đi. Một số sản phụ gặp cơn đau nhẹ, không ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày nhưng cũng có những bà bầu gặp cơn đau dai dẳng, gây đảo lộn cuộc sống.
(Thay đổi cân nặng và hormone thai kỳ gây đau lưng)
Thai nhi càng lớn, tử cung càng trở nên to và nặng hơn, tập trung phía trước bụng khiến bà bầu uốn cong người về phía trước. Để giữ thăng bằng, thai phụ buộc nghiêng người ra sau, hành động này vô tình làm cơ lưng hoạt động mạnh hơn, gây căng cơ.
Cơ bụng con người có nhiệm vụ hỗ trợ cột sống, đảm bảo sức khỏe vùng lưng. Tuy nhiên, khi mang thai, cơ bụng bị căng ra và yếu đi, khiến bà bầu dễ bị đau lưng khi vận động hoặc tập thể dục.
Để chuẩn bị cho sự chào đời của em bé qua đường dẫn sinh, cơ thể thai phụ sẽ tiết ra một loại hormone giúp nới lỏng dây chằng ở khớp xương chậu. Mặt tích cực, khớp xương chậu linh hoạt, sẵn sàng giãn nở để thai nhi chui lọt, còn mặt hạn chế gây ra tình trạng đau lưng vì các khớp quá lỏng lẻo.
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu dễ bị căng thẳng, stress do các yếu tố bên ngoài cũng như nội tại cơ thể tác động. Tình trạng lo lắng kéo dài cũng là nguyên nhân khiến cơn đau lưng thêm trầm trọng, các cơ không có thời gian thư giãn hay phục hồi.
Khi thai phụ xuất hiện tình trạng đau lưng kèm ra máu âm đạo, có màu nâu hoặc đỏ tươi, tiết dịch âm đạo bất thường, cơn đau tập trung vùng bụng và thắt lưng thì cần đến ngay cơ sở y tế để có phương án điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Đau lưng khi mang thai khiến các mẹ bầu gặp nhiều vất vả và khó khăn, sau đây là một số cách giúp giảm cơn đau:
(Những biện pháp giảm đau lưng khi mang thai)
Đau lưng là dấu hiệu sớm của mang thai, xuất hiện vào những tuần đầu tiên và tăng dần ở 3 tháng cuối thai kỳ. Tùy thuộc thể trạng mẹ bầu mà tần suất, cường độ đau lưng sẽ khác nhau.
Ba tháng đầu mang thai, mẹ bầu không chỉ mệt mỏi, mất ngủ, tâm lý suy giảm mà còn gặp các cơn đau vùng thắt lưng, vùng hông và vùng xương cùng. Nguyên nhân chủ yếu do sự thay đổi hormone, làm lỏng lẻo các khớp và giãn dây chằng vùng chậu và cột sống.
(Nguyên nhân đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu)
Để giảm chứng đau lưng khi mang thai, mẹ có thể điều chỉnh một số thói quen đi đứng, nằm ngồi. Ưu tiên lựa chọn trang phục thoải mái, không bó sát hay giày cao gót, vận động nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng.
Ngoài ra, các mẹ nên đều đặn thể dục thể thao như đi bộ, yoga, đạp xe để tăng sức mạnh vùng xương chậu, lưng, giảm cơn đau. Thực hiện liệu trình massage, tuy nhiên cần được thực hiện bởi chuyên gia để tránh tác động xấu đến thai nhi.
Xem thêm:
Đau lưng khi mang thai 3 tháng giữa được giải thích là do sự phát triển của thai nhi, tử cung tăng trưởng dẫn đến áp lực lên các cơ và xương lưng. Tình trạng này kéo dài khiến cuộc sống bà bầu bị ảnh hưởng, đặc biệt gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc cúi gập người.
(Đau lưng 3 tháng giữa do thai nhi dần phát triển)
Thể dục đều đặn là biện pháp chữa trị an toàn và hữu hiệu được khuyến nghị, giúp mẹ tăng sức khỏe cơ lưng. Ngoài ra, thai phụ cần giữ đúng tư thế khi ngồi và đứng, tránh ngồi, đứng hoặc nằm quá lâu khiến cơ bị yếu.
Phụ nữ mang thai gặp cơn đau thường xuyên, dữ dội ở ba tháng cuối do cân nặng tăng lên, hormone làm giãn nở vùng chậu hoạt động mạnh mẽ. Trọng tâm cơ thể thay đổi kèm dây chằng, khớp lỏng lẻo gây đau lưng.
(Đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối thường có biểu hiện dữ dội)
Tương tự với giai đoạn đầu và giữa, để giảm cơn đau các mẹ nên giữ tư thế chuẩn như đứng thẳng người, không khom, hạ vai, buông xuôi vai tự nhiên, thả lỏng đầu gối. Trong trường hợp làm việc văn phòng, mẹ nên chuẩn bị một chiếc ghế nhỏ kê chân, dành thời gian đi lại trong giờ.
Bên cạnh đó, bà bầu nên tránh cúi gập người để nhặt hoặc cầm đồ vật rơi xuống sàn, đất. Khi ngủ nên nằm nghiêng, sử dụng tấm đệm kê chân, bụng hoặc lưng để giảm bớt áp lực đến vùng thắt lưng.
Xem thêm:
Khi chứng đau lưng của bà bầu tăng cao, không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần tư vấn từ bác sĩ chuyên môn. Đặc biệt chú ý biểu hiện của động thai, đảm bảo an toàn tối đa tính mạng của thai phụ và em bé.
Ngoài ra, bà bầu và gia đình cần chú ý các trường hợp đau lưng kèm sốt, đi tiểu nhiều, biểu hiện loãng xương, viêm xương khớp đốt sống hoặc viêm khớp nhiễm trùng. Hoặc những cơn đau xuất hiện nhịp nhàng, rất có thể thai phụ chuyển dạ sinh non.
(Nhận hỗ trợ điều trị từ bác sĩ khi cơn đau lưng không thuyên giảm)
Xuyên suốt thai kỳ, mẹ bầu cần đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, nhằm theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Bạn có thể tham khảo dịch vụ Thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, trọn gói siêu âm, xét nghiệm cũng như chăm sóc sức khỏe trước và sau sinh.
Kết lại, đau lưng khi mang thai là hiện tượng phổ biến do sự thay đổi nội tiết tố cũng như trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, thai phụ và gia đình cần chú ý quan sát cơn đau cùng các biểu hiện đi kèm, có phương án thăm khám và điều trị kịp thời.