Trước khi chuyển dạ em bé có đạp không? Các dấu hiệu trước sinh

Phan Ngọc Linh

02-12-2022

goole news
16

Nhận biết chính xác các dấu hiệu chuyển dạ trước sinh giúp mẹ và gia đình chuẩn bị tốt nhất để đón bé yêu chào đời. “Trước khi chuyển dạ em bé có đạp không?” cũng là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu khi cận ngày dự kiến sinh. Lưu ngay những biểu hiện của cơ thể dưới đây để có tâm lý tốt nhất cho quá trình vượt cạn sắp tới nhé.

Trước khi chuyển dạ em bé có đạp không?

Thai nhi đã bắt đầu có nhưng chuyển động mà mẹ có thể nhận biết từ tuần thứ 16-18 của thai kỳ và liên tục cho đến khi chuyển dạ. Đây là dấu hiệu cho thấy con đang phát triển bình thường, càng lớn, cũng cú đạp, nhào lộn cũng trở nên rõ ràng và mạnh hơn.

Do đó nếu mẹ thắc mắc trước khi chuyển dạ em bé có đạp không thì câu trả lời là có. Không chỉ trước khi chuyển dạ mà con vận động trong suốt thai kỳ. Từ tuần thứ 32-36, thai nhi đã bắt đầu xoay phần đầu vào khung xương chậu để chuẩn bị cho việc chào đời khi đến ngày sinh. Trẻ vẫn thoải mái vận động khi thức giấc nên mẹ có thể cảm nhận rõ. Tuy nhiên nếu không thấy con đạp trong thời gian dài, mẹ hãy nhanh chóng đến bệnh viện siêu âm để kiểm tra dấu hiệu bất thường nhé.

Trước khi chuyển dạ em bé có đạp không? - Thai nhi đạp là điều bình thường

Trước khi chuyển dạ em bé có đạp không? - Thai nhi đạp là điều bình thường

7 dấu hiệu trước khi chuyển dạ chính xác nhất

Khi thai bắt đầu bước qua tuần thứ 37, bất cứ người mẹ nào cũng hồi hộp chờ đón các dấu hiệu chuyển dạ. Ở mỗi người sẽ có hiện tượng trước khi chuyển dạ khác nhau, thế nhưng tổng hợp 7 dấu hiệu dưới đây sẽ là gợi ý để mẹ nhận biết. 

Vỡ ối

Trước khi chuyển dạ có dấu hiệu gì? Vỡ ối là dấu hiệu trước sinh trước 1 ngày rõ ràng nhất khi bắt đầu chuyện dạ. Nhiều người thậm chí vỡ ối trước sinh chỉ trong vài giờ. Tuy nhiên không phải 100% mẹ bầu đều vỡ ối trước sinh mà chỉ khoảng 15-20% chị em có tình trạng này.

Vỡ ối trước khi chuyển dạ đôi khi chỉ chảy một chút chất lỏng có màu trong lợn cợn hoặc vàng nhạt, không có mùi, mẹ nên biết cách phân biệt với dịch âm đạo hay nước tiểu. Vỡ ối thường sẽ kèm theo các cơn co thắt tử cung nên mẹ cần nhanh chóng đến viện để theo dõi và chuẩn bị sinh.

Vỡ ối là dấu hiệu trước khi chuyển dạ xuất hiện trước vài giờ hoặc vài ngày

Vỡ ối là dấu hiệu trước khi chuyển dạ xuất hiện trước vài giờ hoặc vài ngày

Các cơn co thắt chuyển dạ dồn dập

Các cơn chuyển dạ giả có thể xuất hiện trước ngày dự sinh vài tuần hoặc vài tháng, chúng chỉ kéo dài vài giây và mức độ nhẹ hơn. Tuy nhiên khi sát ngày dự sinh, các cơn gò tử cung sẽ bắt đầu mạnh hơn, dồn dập và kéo dài hơn 1 phút. Khi cơn đau cứ xảy ra 4-5 phút/lần thì khoảng 1-2 ngày nữa bạn sẽ có thể chuyển dạ. Ở một số người, cơn đau diễn ra nhẹ nhàng hơn, cảm giác đau tức bụng như khi có kinh nguyệt trong vài giờ hoặc vài ngày thì bạn nên theo dõi kỹ.

Dịch tiết âm đạo có nhớt hồng

Ngoài thắc mắc trước khi chuyển dạ em bé có đạp không, mẹ hãy nhận biết qua dịch tiết âm đạo. Khi sắp chuyển dạ, nút nhầy tử cung bắt đầu bong ra và đẩy ra ngoài khiến dịch nhầy âm đạo có nhớt hồng, màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm dính trên đáy quần lót. Dấu hiệu này có thể sẽ xuất hiện trước vài giờ, vài ngày, thậm chí là vài tuần (số ít) trước sinh. Nếu dịch tiết âm đạo không có nhớt hồng thì mẹ có thể quan sát biểu hiện dịch tiết đặc, dính và nhiều nước hơn.

Đau vùng thắt lưng

Một trong những dấu hiệu trước khi chuyển dạ đó là đau vùng thắt lưng. Đau lưng kèm theo bị chuột rút là tình trạng hay gặp ở bà bầu do dây chằng và khớp lỏng lẻo trong quá trình mang thai. Tuy nhiên khi sắp chuyển dạ, các cơn đau này trở nên khó chịu hơn và lan xuống vùng xương chậu, kéo dài cho tới sau khi sinh.

Xem thêm:

Cơn đau lưng có kèm theo bị chuột rút sẽ gia tăng khi mẹ sát ngày sinh

Cơn đau lưng có kèm theo bị chuột rút sẽ gia tăng khi mẹ sát ngày sinh

Tiêu chảy trước khi chuyển dạ

Nhiều phụ nữ trước khi chuyển dạ 1-2 ngày thường đi ngoài nhiều lần hoặc đi phân lỏng. Nguyên nhân là do trực tràng bị tác động bởi sự thay đổi nội tiết tố gây nên hiện tượng đau bụng, đi ngoài kèm sốt kéo dài 1-2 ngày. Khi này mẹ cần nhập viện để xử lý cơn đau và chờ chuyển dạ.

Đi tiểu nhiều

Hiện tượng đi tiểu nhiều xuất hiện ngay từ khi mẹ bắt đầu mang thai do bàng quang bị kích thích khi thai nhi làm tổ. Cho đến lúc dự sinh, thai nhi tụt dần xuống khung xương chậu, chèn lên bàng quang khiến mẹ bầu đi tiểu liên tục. Đây cũng là dấu hiệu trước sinh phổ biến.

Xem thêm: 10 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 mẹ bầu cần nắm rõ

Trước khi chuyển dạ nên ăn gì?

Trước khi chuyển dạ em bé có đạp không? Nên ăn uống thế nào? Khi có dấu hiệu chuyển dạ báo hiệu thời điểm “vượt cạn” sắp đến, mẹ hãy lựa chọn các thực phẩm sau đây để vượt qua nhẹ nhàng hơn nhé:

  • Ăn dứa trước khi chuyển dạ: Trong dứa có chứa chất bromelain làm mềm tử cung giúp giảm cơn co thắt tử cung, giảm cơn đau đẻ và đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Những mẹ bầu đã quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ thì nước ép dứa sẽ là lựa chọn thích hợp.
  • Vừng đen: Có chứa nhiều vitamin E, dầu tự nhiên, protein và acid folic. Nấu vừng đen với sắn dây giúp bổ sung dinh dưỡng từ tuần thứ 34-35 để chuẩn bị cho thời điểm chuyển dạ.
  • Uống nước tía tô trước khi chuyển dạ: Trong tía tô có chứa chất làm mềm cổ tử cung và kích thích mở tử cung nhanh hơn khi đẻ. Chỉ nên uống nước lá tía tô trước khi chuyển dạ, uống càng đặc càng có hiệu quả, uống liên tục hết 0,5-1 lít.
  • Uống nước dừa nóng: Đun nóng một quả dừa tươi, cho mẹ bầu uống trước khi chuyển dạ để xoa dịu cơn co bóp tử cung.
  • Ăn rau húng quế: Ăn trong tuần cuối trước khi sinh giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ và giảm cơn đau đẻ hiệu quả.
  • Ngoài ra cà tím, trà cam thảo, rau lang luộc,... cũng là các thực phẩm hỗ trợ co giãn tử cung, kích thích cơn co thắt chuyển dạ, giảm thời gian kéo dài của cơn chuyển dạ giúp mẹ nhẹ nhàng hơn.

Uống nước lá tía tô trước khi sinh vài giờ giúp làm mềm tử cung và kích thích mở tử cung

Uống nước lá tía tô trước khi sinh vài giờ giúp làm mềm tử cung và kích thích mở tử cung

Các giai đoạn chính của quá trình chuyển dạ

Mỗi người sẽ trải qua một cuộc chuyển dạ theo cách khác nhau và thường sẽ không thể dự đoán được thời gian diễn ra bao lâu. Theo diễn biến thường thấy, chuyển dạ sẽ theo 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Xoá mở tử cung
  • Giai đoạn 2: Rặn đẻ.
  • Giai đoạn 3: Sổ rau.

Các giai đoạn sẽ có đặc điểm như sau:

Giai đoạn 1

Giai đoạn này gồm pha tiềm tàng chuyển sang pha tích cực, các cơn co tử cung bắt đầu diễn ra dồn dập hơn kích thích tử cung mở. Tử cung dần hướng ra trước, mềm và ngắn lại. Cơn co tử cung trong pha tiềm tàng sẽ mở chậm, cơn co ngắn và khoảng cách giữa các cơn kéo dài, có cả quãng nghỉ. Khi chuyển dần sang pha tích cực sẽ diễn ra cơn co mạnh hơn với kết quả cuối pha là tử cung mở 10cm. Nếu sinh con đầu thì cuộc chuyển dạ sẽ xảy ra nhanh hơn.

Giai đoạn 2

Đây là giai đoạn đầu thai nhi đè vào tiểu khung, sâu hơn theo từng cơn rặn. Cứ mỗi cơn co, bé sẽ lùi lại một chút để cơ đáy chậu giãn nở. Mẹ tiếp tục hít thở và thực hiện cơn rặn để đẩy bé ra khỏi tử cung. Đầu bé sẽ thập thò ở âm đạp chuẩn bị chào đời.

Giai đoạn 3

Trẻ bắt đầu sinh ra, tách biệt khỏi cơ thể mẹ cùng bánh nhau sổ ra ngoài. Khi này cổ tử cung thông thường sẽ co lại dần về trạng thái ban đầu, trừ một số trường hợp mẹ gặp phải tình trạng đờ tử cung có nguy cơ dẫn tới băng huyết cần cấp cứu kịp thời.

Quá trình chuyển dạ thường trải qua 3 giai đoạn

Quá trình chuyển dạ thường trải qua 3 giai đoạn

Thời gian rặn đẻ kéo dài bao lâu?

Bên cạnh thắc mắc trước khi chuyển dạ em bé có đạp không, thời gian chuyển dạ bao lâu cũng được nhiều mẹ sắp sinh quan tâm. Thời gian rặn đẻ chuyển dạ của mỗi người là không giống nhau. Có người chỉ mất vài phút nhưng cũng không ít chị em sẽ phải vật lộn với cơn đau đẻ kéo dài cả vài giờ. Quãng thời gian này sẽ cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

  • Lần sinh thứ bao nhiêu: Nếu sinh lần đầu, thời gian để kéo giãn vùng chậu sẽ lâu hơn, vậy nên cơn đau đẻ và chuyển dạ sẽ kéo dài hơn. Tuy nhiên nếu đẻ lần 2, lần 3, bạn sẽ cảm thấy “vượt cạn” dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Hình dạng và kích thước xương chậu: Trong quá trình sinh, khung xương chậu có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới việc sinh dễ hay không. Nếu khung xương chậu nhỏ, kênh sinh hẹp sẽ khiến thai nhi khó chui qua nên cần nhiều thời gian hơn hoặc sẽ cần phải thực hiện chỉ định mổ lấy thai.
  • Cân nặng của thai nhi: Khi đi qua kênh sinh, phần đầu của bé có thể bị méo mó nhưng nhanh chóng sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên nếu thai lớn, kích thước phần đầu to sẽ khó sinh hơn hoặc sẽ phải sinh mổ.
  • Tư thế của thai nhi: Nếu đầu bé quay xuống khung xương chậu, mặt úp vào bụng thì đây là tư thế lý tưởng nhất giúp đi qua kênh sinh dễ dàng. Tuy nhiên nếu đầu bé vẫn quay xuống nhưng mặt lại quay ra thành bụng thì thời gian chuyển dạ sinh sẽ kéo dài hơn và có thể gây nên những cơn đau lưng nghiêm trọng.
  • Cường độ của cơn co thắt: Nếu cơn co thắt mạnh và đều, lực chuyển dạ lớn sẽ giúp cổ tử cung giãn ra nhanh hơn, từ đó mẹ có đủ sức để rặn đẩy thai nhi ra ngoài.

Thời gian chuyển dạ khi đẻ lần 1 kéo dài hơn các lần sinh tiếp theo

Thời gian chuyển dạ khi đẻ lần 1 kéo dài hơn các lần sinh tiếp theo

Trên đây là những lý giải cho thắc mắc trước khi chuyển dạ em bé có đạp không cùng các dấu hiệu dự sinh phổ biến nhất mà hầu hết các mẹ bầu sẽ gặp. Tuy nhiên nếu đã đến ngày dự sinh mà mẹ không có bất cứ dấu hiệu nào, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra. Hiện nay bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang cung cấp gói thai sản trọn gói đồng hành cùng mẹ trong suốt thời gian mang thai đến sau khi sinh, giúp mẹ và bé có được những hỗ trợ và chăm sóc y tế toàn diện nhất. Đăng ký tư vấn ngay hôm nay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

9,467

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Mang thai

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám