Đau lưng và đau bụng dưới: Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

Phương Loan

16-03-2024

goole news
16

Đau lưng và đau bụng dưới thường xuất hiện ở nữ giới, tùy thuộc nguyên nhân sẽ có tần suất và cường độ đau khác nhau. Trong bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ chia sẻ chi tiết về tác nhân gây đau do bệnh và không do bệnh, cùng với đó là cách chữa trị.

Đau lưng và đau bụng dưới ở nữ giới do bệnh lý?

Cơn đau lưng và đau bụng dưới có thể xuất hiện âm ỉ kéo dài hoặc đau nhức đột ngột, đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý:

U xơ tử cung

U xơ tử cung là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ, thường gặp trong giai đoạn 30 - 40 tuổi. Khối u có thể gây đau âm ỉ vùng bụng dưới, đau lưng dưới, đau khi quan hệ hoặc gây tình trạng khó mang thai.

Đau lưng và đau bụng dưới là triệu chứng của u xơ tử cung

(Đau bụng dưới và đau lưng là triệu chứng của u xơ tử cung)

Vậy nên, khi có những biểu hiện đau bụng dưới và đau lưng thì bạn nên thăm khám sức khỏe để được kịp thời loại bỏ u xơ. Đồng thời tiếp nhận điều trị, giảm thiểu nguy cơ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là khả năng sinh sản.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi đường tiết niệu bị vi khuẩn tấn công sẽ gây cảm giác đau lưng và đau bụng, kèm theo một số triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều, tiểu ra máu. Nếu đang có các biểu hiện sau, bạn nên sớm đến cơ sở y tế chuyên môn để được thăm khám, điều trị bằng thuốc chống viêm và kháng sinh.

Sỏi thận

Sỏi thận cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới và đau lưng ở nữ giới, thường kéo dọc niệu quản, xuyên qua hông và vùng thắt lưng. Đi kèm với đó là các biểu hiện buồn nôn, tiểu rát, tiểu ra máu, có mủ trong nước tiểu hoặc sốt.

Sỏi thận là tác nhân gây tình trạng đau bụng dưới và đau lưng

(Sỏi thận là tác nhân gây tình trạng đau bụng dưới và đau lưng)

Nếu đang gặp các vấn đề nêu trên, bạn nên sớm thăm khám để lên phương hướng điều trị phù hợp, ngăn chặn sự phát triển của sỏi thận. Trong trường hợp sỏi kích thước lớn, khó đào thải qua đường nước tiểu, bạn có thể được chỉ định phẫu thuật để trị dứt điểm bệnh.

Thoát vị đĩa đệm

Đau âm ỉ bụng dưới và mỏi lưng khi vận động mạnh, khuân vác đồ nặng, đôi khi lan xuống mông, chân và bàn chân, rất có thể bạn đã bị thoát vị đĩa đệm. Đây là bệnh lý nguy hiểm, cần sớm điều trị để ngăn chặn khả năng vận động bị suy giảm.

Viêm vùng chậu

Phụ nữ sau sinh, người từng đặt vòng tránh thai là những đối tượng dễ bị viêm vùng chậu. Bệnh lý này gây đau vùng thắt lưng, vùng háng, âm đạo tiết dịch hôi, ra máu, chóng mặt và mệt mỏi.

U nang buồng trứng

Bị tức bụng dưới và đau lưng cũng là triệu chứng của u nang buồng trứng, thường gây cơn đau dữ dội đột ngột, khiến quá trình sinh hoạt của chị em bị cản trở. Bạn có thể nhận biết bệnh cùng một số biểu hiện khác như khó tiêu, chán ăn, đau khi quan hệ, chảy máu âm đạo bất thường.

Đau bụng dưới và đau lưng không do bệnh lý

Ngoài các nguyên nhân do bệnh, đau bụng dưới, đau lưng còn đến từ:

Nguyên nhân gây cơn đau vùng lưng và bụng dưới không do bệnh lý

(Nguyên nhân gây cơn đau vùng lưng và bụng dưới không do bệnh lý)

  • Mang thai, đây là giai đoạn mẫn cảm cả về thể chất lẫn tinh thần do hormone thay đổi, tình trạng căng thẳng và sự lớn lên của thai nhi có thể khiến bà bầu đau bụng dưới và đau lưng.
  • Thời kỳ kinh nguyệt gây đau bụng dưới và đau lưng ở nữ giới không phải hiện tượng hiếm gặp, thường chỉ xảy ra trong những ngày trước hoặc trong hành kinh. Chị em có thể làm giảm cơn đau bằng cách chườm ấm, uống đủ nước, nghỉ ngơi điều độ, cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng.
  • Lao động quá sức trong thời gian dài như gánh, vác, bê đồ vật nặng khiến các cơ, dây chằng ở lưng bị tổn thương, gây tình trạng đau bụng dưới và mỏi lưng.
  • Tư thế ngủ, ngồi làm việc, đứng hàng ngày không đúng khiến vùng thắt lưng và bụng dưới chịu áp lực, dẫn đến các cơn đau nhức.
  • Sử dụng rượu bia, chất kích thích thường xuyên khiến cơ thể mất nước, rối loạn điện giải gây đau nhức xương khớp và cơ.
  • Quy trình tự nhiên của cơ thể, khi bước vào độ tuổi trung niên xương khớp con người dần lão hóa, gây các bệnh như loãng xương, thoái hóa đốt sống, thoái hóa sụn khớp,... từ đó khiến đau bụng dưới và đau lưng
  • Một số chị em phụ nữ mẫn cảm với thời tiết, trời trở lạnh, trở gió hoặc trở nóng đột ngột cũng có thể gây đau nhức lưng cũng như các vùng khác trên cơ thể.

Xem thêm:

Cần làm gì khi bị tức bụng dưới và đau lưng

Đau lưng, đau bụng dưới có nhiều nguyên nhân gây nên, một phần đến từ thói quen sinh hoạt thường ngày, một phần đến từ bệnh lý bên trong. Vì vậy, khi bị đau bụng và đau lưng bạn không nên chủ quan, đặc biệt khi có những biểu hiện nghiêm trọng cần lập tức di chuyển đến cơ sở y tế uy tín.

Thăm khám y tế chuyên môn nhằm điều trị chứng tức bụng dưới và đau lưng

(Thăm khám y tế chuyên môn nhằm điều trị chứng tức bụng dưới và đau lưng)

Vì mọi độ tuổi đều có khả năng bị đau lưng cũng như đau bụng dưới nên những chị em chưa mắc bệnh cần chuẩn bị trước thể chất và tinh thần tốt, nhằm phòng tránh hoặc giảm mức độ cơn đau trong tương lai:

  • Giữ đúng tư thế khi ngồi và đứng, luôn thẳng lưng.
  • Không kê gối quá cao, nên nằm ngửa thay vì nằm sấp, phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng.
  • Hạn chế khuân vác đồ vật nặng, làm việc quá sức.
  • Thể dục thể thao thường xuyên, có thể tham khảo một số bài tập chữa đau lưng hoặc tăng sức mạnh cơ lưng, cơ bụng.
  • Bổ sung dinh dưỡng (omega-3, canxi, vitamin D,...) cho cơ, xương khớp thêm chắc khỏe, dẻo dai.

Câu hỏi thường gặp về đau lưng và đau bụng dưới

Như vậy, ba nội dung trên đã giải đáp nguyên nhân, phương hướng điều trị, biện pháp phòng ngừa cơn đau lưng kèm đau bụng dưới. Trong phần cuối, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ tổng hợp một số câu hỏi thường gặp và trả lời ngắn gọn.

Đau bụng dưới và đau lưng là dấu hiệu gì?

Đau bụng dưới và đau lưng là dấu hiệu của các bệnh lý như u xơ tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, thoát vị đĩa đệm, viêm vùng chậu và u nang buồng trứng. Song, đây cũng có thể là biểu hiện của việc cơ thể phải lao động quá sức, cần nghỉ ngơi để cơ xương khớp thư giãn và hồi phục.

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?

Đau bụng dưới và đau lưng có thể là biểu hiện của mang thai, tuy nhiên không đảm bảo chuẩn xác 100%. Vậy nên, để kết luận bạn mang thai hay không cần trả lời thêm các câu hỏi:

  • Gần đây có quan hệ không dùng biện pháp không?
  • Có bị chậm kinh không?
  • Có đau tức ngực, thay đổi khẩu vị, mệt mỏi, buồn nôn, tiết dịch âm đạo, tiểu tiện thường xuyên,... hay không.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng que thử thai hoặc đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm, kiểm tra bản thân có thực sự mang thai không. Tuy số trường hợp bà bầu đau bụng dưới và đau lưng chiếm hơn 50% nhưng rất khó có thể khẳng định đây là dấu hiệu báo thai.

Khám đau bụng dưới - đau lưng ở đâu?

Khám đau bụng dưới và đau lưng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, đơn vị y tế có cơ sở hạ tầng hiện đại và đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm. Bệnh viện chúng tôi cam kết mang lại trải nghiệm khám chữa bệnh chuẩn 5 sao, môi trường sạch sẽ và thân thiện như ở nhà.

Từ những ngày đầu hoạt động, bệnh viện đã trang bị những thiết bị máy móc hàng đầu thế giới như máy siêu âm Philips, máy MRI 1.5T Philips, máy X-quang Dura Diagnost, máy CT Ingenuity Elite, máy xét nghiệm máu tự động... nhằm đảm bảo nhu cầu của khách hàng cũng như giá trị chẩn đoán.

Thực hiện đo loãng xương tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

(Thực hiện đo loãng xương tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

Cùng với máy móc là đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tận tâm, từng có thời gian làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện TW Quân đội 108, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện E, Bệnh viện Thanh Nhàn,... bạn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Phương Đông.

Bài viết vừa chia sẻ đến bạn những nguyên nhân đau lưng và đau bụng dưới ở nữ giới, bao gồm tác nhân do bệnh và không do bệnh. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hy vọng đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích, giúp bạn bảo vệ sức khỏe toàn diện.

7,807

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám