Đau lưng vùng xương chậu là tình trạng nhiều người gặp phải do chấn thương vận động, khuân vác đồ nặng hoặc đến từ các bệnh lý. Trong bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ chia sẻ nguyên nhân, biện pháp phòng tránh cũng như giải đáp đau vùng xương chậu sau lưng có nguy hiểm không.
Đau lưng vùng xương chậu là gì?
Đau lưng vùng xương chậu thường khởi phát ở người lao động quá sức trong thời gian dài, vận động mạnh, ngồi nhiều, giữ lâu ở 1 tư thế hoặc các bệnh lý vùng chậu. Cơn đau xuất hiện đột ngột, gây cảm giác đau nhói như chuột rút rồi chuyển thành đau âm ỉ, kéo dài.
(Đau lưng vùng xương chậu do lao động quá sức hoặc bệnh lý vùng chậu)
Hiện nay, đau lưng vùng xương chậu được chia thành hai dạng, gồm:
- Đau cấp tính dưới 6 tháng, gây đau đột ngột, đau nhói.
- Đau mạn tính trên 6 tháng, đau vùng chậu lâu dài, đau âm ỉ dai dẳng.
Không có vị trí cố định cho các cơn đau, chúng có thể xuất hiện ở vùng xương chậu bên phải, xương chậu bên trái hoặc đau toàn bộ vùng xương chậu. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể đi kèm với triệu chứng sốt, buồn nôn, tiểu tiện ra máu, tiêu chảy hoặc bụng to.
Xem thêm:
Bệnh gì gây đau lưng vùng xương chậu?
Tỷ lệ nữ giới mắc đau lưng tại vùng xương chậu cao hơn nam giới, thường liên quan đến các vấn đề như:
- Tiền kinh nguyệt.
- Thời kỳ rụng trứng, hành chính.
- Mang thai ngoài tử cung.
- Sảy thai.
- U nang buồng trứng.
- U xơ tử cung.
- Lạc nội mạc tử cung.
- Ung thư cổ tử cung.
- Ung thư buồng trứng.
Không chỉ là triệu chứng của các bệnh lý, đau vùng xương chậu sau lưng còn đến từ nguyên nhân mang thai. Trong thai kỳ, nội tiết tố mẹ bầu thay đổi cùng sự tăng trưởng của thai nhi sẽ gây các cơn đau lưng, đặc biệt giai đoạn sau tam cá nguyệt thứ 2.
(Nguyên nhân đau vùng xương chậu sau lưng ở nữ giới)
Ngoài những nguyên nhân riêng nêu trên, cả nam giới và nữ giới đều có thể bị đau vùng chậu sau lưng do:
- Nhiễm trùng đường tiểu.
- Bệnh lây qua đường tình dục.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Sỏi tiết niệu.
- Thần kinh cột sống bị chèn ép.
- Rối loạn đường ruột, viêm đại tràng, viêm ruột thừa,...
- Rối loạn vùng chậu.
- Gãy xương chậu.
- Tâm lý căng thẳng, stress, lo âu,...
Có thể thấy, đau lưng vùng xương chậu liên quan đến rất nhiều bệnh lý, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Bạn cần quan sát tần suất và cường độ cơn đau, nếu có dấu hiệu gia tăng cần lập tức thăm khám bác sĩ chuyên môn.
Đau lưng vùng xương chậu có nguy hiểm không?
Nếu bạn bị đau lưng do đến kỳ kinh, rụng trứng, mang thai thì đau vùng xương chậu sau lưng không gây nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng. Tuy nhiên, khi cơn đau là triệu chứng của ung thư cổ tử cung, sỏi tiết niệu, gãy xương chậu,... thì cần can thiệp sớm, phòng tránh biến chứng xuất hiện.
Như vậy, để đánh giá đau vùng chậu sau lưng có gây tác động xấu đến cơ thể hay không cần dựa vào nhiều yếu tố như triệu chứng kèm theo, nguyên nhân, giai đoạn bệnh. Tuy nhiên theo khảo sát chung, dù mức độ nhẹ hay nặng đều khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải, mất tập trung, khiến chất lượng cuộc sống và công việc suy giảm.
Đau vùng xương chậu sau lưng khi nào đi gặp bác sĩ?
Theo chia sẻ trong nội dung trên của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, đau lưng vùng xương chậu là tình trạng phổ biến, hầu hết người trưởng thành đều bị ít nhất 1 lần. Dẫu vậy, bạn không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường đang tiến triển trong cơ thể.
(Đau sau lưng vùng xương chậu bao lâu thì cần gặp bác sĩ)
Các chuyên gia khuyến nghị người bệnh cần thực hiện thăm khám nếu hiện tượng đau lưng kéo dài trên 2 tuần, đi kèm với các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới, sốt cao, sụt cân,... Liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám với các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực chấn thương chỉnh hình tại Bệnh viện Phương Đông, rút ngắn thời gian chờ đợi.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Vì đau xương vùng chậu sau lưng liên quan đến nhiều bệnh lý, nên rất khó đưa ra kết luận khi thăm khám lâm sàng. Thông thường sau khi khai thác triệu chứng, tiền sử của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật xét nghiệm như:
(Phương pháp chẩn đoán nguyên nhân khiến xương vùng chậu bị đau)
- Xét nghiệm máu hoặc dịch tiết nhằm kiểm tra độ nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến vùng chậu, xác định vi khuẩn gây hại.
- Xét nghiệm nước tiểu nhằm kiểm tra và đánh giá mức độ nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung nhằm tìm ra tế bào ung thư (thực hiện khi có nghi ngờ).
- Chụp X-quang khi có nghi ngờ tổn thương, gãy xương chậu.
- CT hoặc MRI cho kết quả đánh giá cấu trúc xương chậu, mô mềm xung quanh, tìm nguyên nhân gây đau.
- Siêu âm nhằm tìm kiếm các dấu hiệu bất thường.
- Nội soi để kiểm tra cơ quan vùng chậu, đánh giá tình trạng nhiễm trùng của các mô.
Dựa vào đánh giá lâm sàng và kết quả từ các thiết bị hiện đại, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây đau xương vùng chậu sau lưng của người bệnh, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhằm mang lại kết quả cao nhất.
Biện pháp phòng tránh
Đau lưng vùng xương chậu không phân biệt giới tính hay độ tuổi, mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Vậy nên, hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh ngay hôm nay:
(Biện pháp phòng tránh đau vùng xương chậu sau lưng)
- Bổ sung vitamin và chất khoáng cho cơ thể, tiêu biểu là vitamin D, vitamin E, vitamin C, magie,... để xương khớp chắc khỏe hơn.
- Thư giãn tinh thần với thiền, yoga,... giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, hạn chế tình trạng chuột rút và hỗ trợ lưu thông máu.
- Ổn định nội tiết đố nhằm giảm cơn đau sau lưng do hội chứng tiền kinh nguyệt, lạc nội mạc tử cung.
- Giảm thiểu tần suất dùng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống căng thẳng, thuốc tránh thai,...
- Luôn giữ ấm cho cơ thể, nên tắm và ngâm mình trong nước nóng để giãn cơ bắp, kích thích tuần hoàn.
- Thay đổi lối sống lành mạnh như tập các bài tập chữa đau lưng đều đặn 30 - 60 phút mỗi ngày, không ngồi một chỗ quá lâu, xây dựng thực đơn ăn uống khoa học.
Tựu chung lại, hiện tượng đau lưng vùng xương chậu liên quan đến nhiều bệnh lý nên cần được thăm khám chuyên môn để xác định nguyên nhân trước khi điều trị. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tại nhà, phòng tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.