Tổng quan về điều trị lupus ban đỏ bằng tế bào gốc
Bệnh lupus ban đỏ là gì?
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn không rõ nguyên nhân nhưng hết sức nguy hiểm, có thể gây tử vong. Người bệnh lupus ban đỏ có hệ miễn dịch mất khả năng phân biệt. Nó tấn công tất cả tế bào của cơ thể bằng cách sinh ra kháng thể và gây tổn thương lên hầu hết các cơ quan. Hiện nay điều trị lupus ban đỏ bằng tế bào gốc đang được nghiên cứu lâm sàng và cho thấy những dấu hiệu khả quan.
Hai thể thường thấy nhất của lupus ban đỏ là lupus ban đỏ hệ thống (>70% trường hợp) và lupus ban đỏ dạng đĩa. Đây được coi là bệnh nan y với 90% bệnh nhân là nữ giới với tỷ lệ 150/100.0000 dân. Biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ không điển hình với hơn 90% bệnh nhân nhưng tỷ lệ tử vong gấp 2 - 4 lần bình thường do tổn thương nội tạng.
(Hình 1- Một số triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ)
Hiện nay, lupus ban đỏ không chữa được nhưng có thể kiểm soát khi điều trị đúng. Tuy nhiên bài toán khó đặt ra khi bệnh nhân phải chịu tác dụng phụ nặng nề khi dùng thuốc. Ngoài ra, một số bệnh nhân lupus ban đỏ nặng không đáp ứng thuốc khiến tổn thương nội tạng nặng hơn và bệnh diễn biến nhanh đến giai đoạn cuối. Đối với các trường hợp này thì liệu pháp tế bào gốc đem đến hy vọng điều trị bệnh rất lớn cho bệnh nhân.
Tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc (Stem cells) là các tế bào có khả năng đa năng có thể làm mới, tăng sinh và biệt hoá thành các tế bào chuyên biệt khi cơ thể cần. Trong số khoảng 30 nghìn tỷ tế bào của cơ thể người chỉ có khoảng 220 tế bào gốc tìm thấy trong máu dây rốn, tuỷ xương, máu ngoại vi, mô mỡ,...
Vì đặc trưng chỉ dồi dào khi còn trẻ và ngày càng ít, cũng như mất chức năng khi về già nên lưu trữ tế bào gốc thường được thực hiện sớm để điều trị bệnh cho tương lai. Trong khi tế bào gốc tạo máu (HSC) giúp điều trị nhiều bệnh lý về máu: thalassemia, bạch cầu cấp tính,... thì tế bào gốc trung mô lại hỗ trợ chủ yếu trong điều trị các bệnh xương khớp, tiểu đường, bệnh phổi,...
(Hình 2 - Tế bào gốc là nguồn “thuốc” rất giá trị trong điều trị bệnh lý)
Đối với điều trị lupus ban đỏ bằng tế bào gốc, phương pháp có thể áp dụng vào điều trị các bệnh lý bằng cách:
- Biệt hoá thành các tế bào mới khoẻ mạnh thay thế các tế bào bị tổn thương
- Hỗ trợ điều hoà miễn dịch giúp nâng cao hiệu quả điều trị và thời gian sống cho bệnh nhân
Ghép tế bào gốc tự thân trong điều trị lupus ban đỏ hệ thống là gì?
Ghép tế bào gốc tự thân là sử dụng tế bào của chính bệnh nhân để ghép lại cho chính họ. Nếu đã lưu trữ tế bào gốc dây rốn từ trước, người bệnh có thể ghép tế bào từ nguồn này. Nếu không, bệnh nhân sẽ phải thực hiện các thủ thuật xâm lấn để lấy tế bào gốc từ máu ngoại vi hoặc tủy xương để điều trị bệnh.
Trong điều trị lupus ban đỏ bằng tế bào gốc, phương pháp được sử dụng có thể là ghép tế bào gốc tự thân (tự ghép). Tuỳ mức độ bệnh, phác đồ điều trị và nguồn tế bào gốc sẵn có, người bệnh có thể được chỉ định ghép tế bào gốc tạo máu hoặc tế bào gốc trung mô.
Đối với điều trị các bệnh tự miễn, bao gồm cả lupus ban đỏ, các bác sĩ ưu tiên ứng dụng điều trị ghép tự thân hơn đồng loài. Bởi tỷ lệ tử vong của ghép tự thân thấp hơn so với ghép đồng loài và thấp hơn tỷ lệ tử trong vòng 10 năm của lupus ban đỏ nặng không ghép tế bào gốc. (Theo PGS.TS Mai Văn Viện - PGS.TS.TTUT - BV TW Quân đội 108)
Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị lupus ban đỏ
Đây là phương pháp truyền các tế bào gốc tạo máu cho bệnh nhân lupus ban đỏ để tái tạo hệ miễn dịch mới. Đầu tiên, người bệnh sẽ được tiến hành thu thập tế bào gốc từ tủy xương hoặc máu ngoại vi. Hoặc bác sĩ sẽ rã đông tế bào gốc tạo máu đã lưu trữ và tiến hành ghép lại.
Tiếp theo, người bệnh sẽ được truyền thuốc tê liệt hệ miễn dịch để cơ thể không tạo ra các kháng thể có hại. Sau đó, bác sĩ sẽ truyền lại tế bào gốc tạo máu cho cơ thể bệnh nhân. Quá trình này tương tự truyền máu. Khi tế bào gốc đi vào cơ thể bệnh nhân, nó sẽ di chuyển đến tủy xương, phát triển và tái tạo hệ miễn dịch mới với đầy đủ chức năng. Sau khi ghép, bệnh nhân cần được theo dõi nội trú trong 1 tháng và ngoại trú trong 1 năm tiếp theo.
(Hình 3 - Biểu đồ so sánh các chỉ số của bệnh nhân lupus ban đỏ sau điều trị bằng ghép tế bào gốc tạo máu)
Tại Việt Nam, một số ca ứng dụng liệu pháp tế bào gốc tạo máu vào điều trị cho bệnh nhân lupus ban đỏ đã được thực hiện tại Bệnh viện TW Quân đội 108 vào năm 2022. Mục đích của phương pháp này là ổn định bệnh trong nhiều năm và giúp cho bệnh nhân không cần dùng thuốc và chịu tác dụng phụ của thuốc.
Ưu điểm của phương pháp điều trị lupus ban đỏ bằng tế bào gốc tạo máu
Do khả năng biệt hoá thành mọi loại thành phần tạo máu và có thể thay đổi các chỉ số miễn dịch lympho B, lympho T sau ghép nên hiệu quả điều trị lupus ban đỏ bằng phương pháp này khá cao.
- 84% bệnh nhân sống sau 5 năm khi điều trị cấy ghép
- 50% bệnh nhân không còn biểu hiện bệnh
- 2% bệnh nhân tỷ vong sau khi cấy ghép tế bào gốc tạo máu
(Hematopoietic Stem Cell Transplantation for Severe and Refractory Lupus. Analysis After Five Years and Fifteen Patients. Arthritis Rheum, 46 (11), 2917-23 Nov 2002)
Riêng đối với phương pháp điều trị lupus ban đỏ bằng tế bào gốc tạo máu tự thân, càng ghép sớm hiệu quả điều trị bệnh càng cao. Theo TS.BS Nguyễn Lan Anh - Chủ nhiệm Khoa Dị ứng, BV TW Quân đội 108 cho biết, hiệu quả điều trị lupus ban đỏ hệ thống bằng ghép tự thân ở giai đoạn sớm gần như tuyệt đối.
(Hình 4 - Bác sĩ khám theo dõi và điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống)
Nhược điểm của phương pháp điều trị lupus ban đỏ bằng tế bào gốc tạo máu
Một số nhược điểm mà người bệnh cần biết khi thực hiện chữa trị lupus ban đỏ bằng tế bào gốc tạo máu là:
- Chi phí cao
- Sau khi truyền tế bào gốc có một giai đoạn cơ thể không còn sức đề kháng. Nguy cơ cơ thể bệnh nhân bị tấn công bởi các bệnh khác khá cao.
- Hiệu quả điều trị giảm dần khi ở giai đoạn muộn
Ghép tế bào gốc trung mô trong điều trị lupus ban đỏ
Điều trị lupus ban đỏ bằng tế bào gốc trung mô là cách ghép tế bào gốc từ nguồn dây rốn hoặc nguồn khác từ Ngân hàng Mô vào cơ thể người bệnh. Điều đặc biệt so với ghép tế bào gốc máu tự thân là người bệnh có thể ghép tế bào gốc của chính mình từ tế bào trung mô của tuỷ xương. Hoặc ghép đồng loài bằng cách ghép tế bào từ mô dây rốn của người không cùng huyết thống.
Tế bào gốc trung mô đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh hệ thống miễn dịch để điều trị bệnh lupus ban đỏ như sau:
- Cộng hưởng với các tế bào khác để ức chế sự tăng sinh của phần tử gây viêm: tế bào T và tế bào T CD 4+. Từ đó, bệnh nhân được giảm nhẹ mức độ tổn thương và viêm nhiễm.
- Kết hợp với thuốc điều trị, tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tác dụng phụ của thuốc
- Điều hoá các tế bào miễn dịch bẩm sinh và cải thiện tình trạng bệnh
(Hình 5 - Hiện nay tế bào gốc trung mô đã được ứng dụng vào điều trị lupus ban đỏ)
Ưu điểm của phương pháp điều trị lupus ban đỏ bằng tế bào gốc trung mô
Điểm cộng lớn nhất của phương pháp này là hầu như không có rủi ro, độ an toàn cao. Cụ thể được thể hiện qua các con số dưới đây:
- 84% bệnh nhân sống sót quá 5 năm sau cấy ghép tế bào gốc trung mô.
- Trong đó, 27% bệnh nhân không còn biểu hiện bệnh
- 7% bệnh nhân có biểu hiện lui bệnh bán phần.
(Theo A Long-Term Follow-Up Study of Allogeneic Mesenchymal Stem/Stromal Cell Transplantation in Patients With Drug-Resistant Systemic Lupus Erythematosus. Stem Cell Reports, 10 (3), 933-941, 2018)
Nhược điểm của phương pháp điều trị lupus ban đỏ bằng tế bào gốc trung mô
Dưới đây là một số nhược điểm bệnh nhân cần nắm được về chỉ định điều trị lupus ban đỏ bằng ghép tế bào gốc trung mô.
- Tỷ lệ thành công thấp
- Khả năng ức chế miễn dịch quá mức của tế bào gốc trung mô có thể gây ra nhiễm trùng và hình thành khối u (đang nghiên cứu và thảo luận chuyên sâu)
Có nên chữa lupus ban đỏ bằng tế bào gốc không?
Hiện nay phương pháp này mới được ứng dụng thử nghiệm nhưng chưa được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh lupus ban đỏ. Bởi dễ thấy, điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống rất phức tạp và điều trị bằng tế bào gốc vẫn có những rủi ro chưa được kiểm soát.
Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh, hội chẩn chuyên sâu để ra được quyết định này. Trong trường hợp được chỉ định, bệnh nhân cũng nên tìm hiểu rõ ràng, hiểu rõ về những nguy cơ tái phát và tác dụng phụ của phương pháp để phối hợp tốt với nhân viên y tế.
Điều trị lupus ban đỏ bằng tế bào gốc ở đâu?
Bệnh nhân lưu ý: Chỉ có các cơ sở y tế đã nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và được cấp phép mới đủ điều kiện điều trị lupus ban đỏ bằng tế bào gốc.
Trung tâm Tế bào gốc trực thuộc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang không ngừng nghiên cứu, thử nghiệm để ứng dụng điều trị tế bào gốc cho các bệnh tự miễn. Trong đó, chuyên đề điều trị lupus ban đỏ hệ thống bằng tế bào gốc được các bác sĩ, chuyên gia, kỹ thuật viên hết sức quan tâm và dốc hết sức thử nghiệm.
Trung tâm được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, công nghệ lưu trữ tự động. Từ đó, hiệu quả thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá và lưu trữ được nâng cao và đạt hiệu quả chính xác đến từng mẫu tế bào. Đội ngũ gồm các kỹ thuật viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Tế bào gốc được dẫn dắt bởi PGS.TS.BS Nguyễn Trung Chính - GĐ BVĐK Phương Đông - Tổng Thư ký hội Y học tái tạo và trị liệu Việt Nam.
(Hình 6 - Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn và mô dây rốn tại BVĐK Phương Đông)
Là một trong số ít Trung tâm được cấp Chứng chỉ Ngân hàng Mô, báo cáo lưu trữ hàng năm với mức chi phí hợp lý, Trung tâm Tế bào gốc của BVĐK Phương Đông xứng đáng là địa chỉ lưu trữ tế bào gốc hiệu quả cho người bệnh.
Có thể nói, điều trị lupus ban đỏ bằng tế bào gốc là phương pháp vô cùng tiềm năng cho người mắc căn bệnh nan y này. Để được chẩn đoán chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân hãy đến các Bệnh viện lớn có nghiên cứu chuyên sâu và đã thực hiện điều trị lâm sàng bằng giải pháp này!
Để đặt lịch lưu trữ và tư vấn thêm, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!