Tế bào gốc tạo máu: Đặc điểm, vai trò, ứng dụng và lưu ý khi cấy ghép

Ngọc Anh

13-03-2024

goole news
16

Tế bào gốc tạo máu rất quý giá trong điều trị và nghiên cứu y học bởi khả năng biệt hoá ra mọi loại tế bào máu. Nếu được lưu trữ lâu dài, đây có thể là “thuốc” để điều trị bệnh cho con trong tương lai. Vậy tế bào gốc tạo máu có đặc điểm gì? Cấy ghép tế bào gốc tạo máu chữa được bệnh gì? Chi phí lưu trữ tế bào gốc tạo máu ra sao? Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu nhé!

Tế bào gốc tạo máu (HSC) là gì?

Thế nào là tế bào gốc tạo máu? Tế bào gốc tạo máu có vai trò gì?

Tế bào gốc tạo máu - Hematopoietic stem cells (HSC) là tế bào nguyên thuỷ đa năng có khả năng biệt hoá thành mọi loại tế bào máu. HSC có thể biệt hoá ra cả tế bào dòng tủy và dòng bạch huyết và biệt hoá ra các thành phần tạo máu:

  • Hồng cầu vận chuyển oxy trong cơ thể
  • Bạch cầu tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật
  • Tiểu cầu hỗ trợ cầm máu sau chấn thương

Chính vì vậy, chỉ cần một lượng nhỏ Hematopoietic stem cells (HSC) để bắt đầu quá trình tạo máu. Trong điều kiện bình thường, nó có thể tự đổi mới và biệt hoá ra tất cả các dòng tế bào máu có chức năng hoàn thiện.
(Hình 1 - Khả năng biệt hoá thành nhiều loại tế bào máu của HSC)

(Hình 1 - Khả năng biệt hoá thành nhiều loại tế bào máu của HSC)

Đây chính là lý do HSC được coi là nguồn tế bào thiết yếu trong chữa trị các bệnh về máu bằng phương pháp cấy ghép. Đồng thời, các nhà khoa học cũng đồng ý với ý kiến, đây là nguồn tế bào đầy hứa hẹn để điều trị bệnh trong tương lai.

Có bao nhiêu loại tế bào gốc tạo máu? Có các nguồn tế bào gốc tạo máu nào?

Có 3 loại tế bào gốc tạo máu được tìm thấy từ 3 nguồn khác nhau. Đó là:

  • Tế bào gốc tạo máu trong máu ngoại vi (PB)
  • Tế bào gốc tạo máu trong tủy xương (BM) 
  • Tế bào gốc tạo máu trong máu dây rốn (UCB)

Đặc điểm của tế bào gốc tạo máu (HSC) 

Có khả năng biệt hóa tạo ra các thành phần tạo máu

Đặc điểm đầu tiên của tế bào gốc này phải kể đến khả năng biệt hoá ra mọi loại tế bào máu. Vì thế, nó được ví như “phao cứu sinh” chữa các bệnh huyết học ác tính (ung thư máu thể Lympho), bệnh về máu do di truyền (thiếu máu, tan máu bẩm sinh) và bệnh tự miễn (tiểu đường),...

(Hình 2 - HSC có khả năng biệt hoá ra tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu nên được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh về máu)

(Hình 2 - HSC có khả năng biệt hoá ra tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu nên được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh về máu)

Tính miễn dịch thấp

Các HSC có nguồn gốc từ dây rốn có tính miễn dịch thấp. Tức nếu sử dụng trong điều trị, nó có ít khả năng xảy ra miễn dịch, thải ghép. Điều này có nghĩa là khi máu cuống rốn để điều trị cho chính em bé thì đây là nguồn “thuốc” vô cùng giá trị có hiệu quả điều trị cao, tiết kiệm tối đa nguồn lực và an toàn.

Cũng chính vì lý do này mà các HSC còn có thể áp dụng để điều trị cho người thân, anh chị em và cộng đồng. Tất nhiên, để được áp dụng điều trị, tế bào gốc sẽ cần được xét nghiệm HLA để đánh giá kháng nguyên kháng bạch cầu có phù hợp không. Đồng thời, các thí nghiệm tế bào gốc có thể được thử nghiệm trên diện rộng.

Có thể lưu trữ lâu dài

Tế bào gốc có thể lưu trữ đông lạnh trong nitơ lỏng ở nhiệt độ - 150 đến - 196 độ C trong vòng 23 năm rưỡi. Đối với HSC phân lập từ dây rốn có thể lưu trữ lên đến 27 năm. Đồng thời các nhà khoa học cũng đồng ý rằng, các tế bào gốc được lưu trữ đúng cách có thể tồn tại vĩnh cửu. 

(Hình 3 - Tế bào gốc sẽ được lưu trữ tới 27 năm trong các thùng nito lỏng với nhiệt độ - 196 độ C)

(Hình 3 - Tế bào gốc sẽ được lưu trữ tới 27 năm trong các thùng nito lỏng với nhiệt độ - 196 độ C)

So sánh các loại tế bào gốc tạo máu 

Đầu mục

Tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi

Tế bào gốc tạo máu từ tủy xương

Tế bào gốc tạo máu từ máu dây rốn

Nội dung

Tế bào gốc từ môi trường máu ngoại vi: mô mỡ, mô da,...

Các tế bào máu đã biệt hoá của tuỷ đỏ

Tĩnh mạch dây rốn hoặc bánh rau sau khi loại bỏ tạp chất

Phân loại

Tế bào gốc trưởng thành

Tế bào gốc trưởng thành

Tế bào gốc nguyên thuỷ

Số lượng

Ít

Nhiều

Ít

Ưu điểm

  • Ít ảnh hưởng đến sức khỏe người được gạn tách 
  • Khả năng phục hồi của người hiến nhanh
  • Duy trì và sửa chữa các mô
  • Có ý nghĩa trong nghiên cứu, chữa bệnh bằng phương pháp tái tạo
  • Điều trị khi tuỷ thương bị tổn thương, không sinh ra các tế bào máu khỏe mạnh 
  • Có ý nghĩa trong nghiên cứu, chữa bệnh bằng phương pháp tái tạo
  • Chất lượng cao
  • Tương đối hoàn hảo
  • Không bị nhiễm trùng
  • Có thể tự phân chia và đổi mới theo hướng điều trị mong muốn
  • Lưu trữ đơn giản, an toàn, không nguy hiểm
  • Thời gian lưu trữ lâu
  • Nguy cơ thải ghép thấp <5%

Nhược điểm

  • Phải thu thập từ người khác, giới hạn HLA khiến khả năng tìm được người hiến rất khó khăn.
  • Thời gian tiến hành lâu từ 4 - 6 ngày
  • Phải kích thích để tăng sinh huy động TB gốc
  • Triệu chứng phụ sau khi hiến: gai rét, chuột rút, tê, đau nhức xương, hạ canxi máu.
  • Độ tinh khiết thấp hơn lấy từ máu dây rốn
  • Phải gây mê và chọc hút tại tuỷ xương, lấy dịch tủy
  • Tỷ lệ tuỷ đỏ giảm dần theo tuổi tác > số lượng tế bào gốc ít đi
  • Người hiến có thể cần truyền máu bù,
  • Tác dụng phụ: đau, giảm thể tích tuần hoàn,...
  • Số lượng có hạn. Có bao nhiêu dùng bấy nhiêu.
  • Thường chỉ sử dụng trong cấy ghép cho bệnh nhi

Một số ứng dụng của tế bào gốc tạo máu

Điều trị các bệnh về máu và suy giảm miễn dịch cho em bé

Máu cuống rốn chứa lượng tế bào gốc tạo máu (HSC) dồi dào hữu hiệu trong điều trị các bệnh về máu và suy giảm hệ miễn dịch như sau:

  • Bệnh về máu: Leukemia, tan máu bẩm sinh (thalassemia), ung thư máu thể Lympho B và T, giảm tiểu cầu nguyên phát vô căn, bệnh bạch cầu, thiếu máu Cooley nặng…
  • Bệnh về cơ quan tạo máu: suy tuỷ xương, đa u tuỷ xương, rối loạn sinh tủy, u lympho....
  • Rối loạn suy giảm hệ miễn dịch

(Hình 4 - HSC được ứng dụng trong điều trị các bệnh về máu và điều trị các bệnh ác tính tạng đặc)

(Hình 4 - HSC được ứng dụng trong điều trị các bệnh về máu và điều trị các bệnh ác tính tạng đặc)

Tiềm năng trong y học tương lai

Trên thực tế, các HSC được phân lập, nuôi dưỡng và biệt hoá thành các tế bào trưởng thành với đầy đủ chức năng thành công. Các nhà khoa học kỳ vọng trong tương lai có thể nuôi cấy tế bào gốc thành các nội tạng cũng như các bộ phận cơ thể thành công. Trong đó, kỳ vọng sớm nhất là tái tạo tế bào tim khỏe mạnh. 

Cấy ghép tế bào gốc tạo máu và những điều cần biết

Phương pháp cấy ghép tế bào gốc tạo máu 

Ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp thiết lập lại việc sản sinh tế bào máu cho người bệnh mắc các bệnh lý khác nhau, đặc biệt là bệnh lý huyết học ác tính. Tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng phù hợp để ghép tế bào gốc.

Trong trường hợp đủ điều kiện, bệnh nhân sẽ được truyền tế bào gốc qua tĩnh mạch để tạo mới và thay thế các tế bào đã mất chức năng khác. 

(Hình 5 - Cấy ghép tế bào gốc là phương pháp hiệu quả để điều trị các bệnh về máu)

(Hình 5 - Cấy ghép tế bào gốc là phương pháp hiệu quả để điều trị các bệnh về máu)

Có bao nhiêu kiểu ghép tế bào gốc?

Cấy ghép tế bào gốc tạo máu có 2 phương pháp. Đó là:

  • Cấy ghép tế bào gốc tự thân: Ghép tế bào gốc của bệnh nhân và ghép lại cho chính họ.

(Hình 6 - Cấy ghép tế bào gốc tạo máu tự thân)

(Hình 6 - Cấy ghép tế bào gốc tạo máu tự thân)

  • Cấy ghép tế bào gốc đồng loại: Ghép tế bào của người hiến tặng (có thể cùng huyết thống hoặc không) có kết quả xét nghiệm HLA phù hợp.

(Hình 7 - Cấy ghép tế bào gốc đồng loại là sự trao đổi giữa người hiến - người nhận)

(Hình 7 - Cấy ghép tế bào gốc đồng loại là sự trao đổi giữa người hiến - người nhận)

Cấy ghép tế bào gốc tạo máu chữa được bệnh gì?

Cấy ghép tế bào gốc tạo máu nhìn chung có thể điều trị các bệnh lý lành tính và ác tính huyết học, kể cả ung thư huyết học. Cụ thể như sau:

  • Bệnh suy giảm miễn dịch
  • Bệnh bạch cầu
  • U lympho, đa u tuỷ
  • Tan máu bẩm sinh (thalassemia)
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu
  • Suy tủy xương, rối loạn sinh tủy

Trên thực tế, cấy ghép tế bào gốc máu cuống rốn hay còn gọi là ghép tủy là kỹ thuật đã được phát triển và áp dụng rộng rãi hiện nay. Phương pháp này góp phần chữa khỏi bệnh bằng cách:

  • Phục hồi tuỷ xương sau điều trị diệt tủy loại trừ ung thư
  • Thay thế tủy xương bất thường bằng tủy xương bình thường ở các rối loạn huyết học không ác tính 

Các bước của quy trình ghép tế bào gốc tạo máu

Để thực hiện ghép HSC cho bệnh nhân, bác sĩ - người bệnh - gia đình phải vượt qua cả một hành trình dài.

  • Tìm nguồn tế bào gốc phù hợp

Xét nghiệm HLA, xét nghiệm máu, đánh giá sức khỏe tổng quát để tìm nguồn tế bào gốc phù hợp. Nguồn tế bào gốc có thể ghép: tủy xương, ngoại vi, máu cuống rốn. Người cho tế bào gốc: anh chị em ruột, người đồng huyết thống và người không đồng huyết thống.

  • Hoá trị liệu để ngăn bệnh diễn biến xấu

Trong trường hợp người bệnh đang điều trị ung thư sẽ được hoá trị để đẩy lùi bệnh. Ghép tế bào gốc tạo máu thực hiện sau để ngăn ngừa bệnh tái phát về sau.

  • Thu thập tế bào gốc

Tuỳ nguồn gốc tế bào gốc, các tế bào này sẽ được thu thập và lưu trữ để chuẩn bị cấy ghép.

  • Điều kiện hoá người bệnh

Thực hiện ngay trước ngày ghép, tuỳ phác đồ có thể kéo dài từ 5 - 7 ngày.

  • Ghép 

Truyền tế bào gốc vào cơ thể người bệnh. Trong trường hợp sử dụng tế bào gốc tạo máu dây rốn, bác sĩ sẽ rã đông vào ngày ghép. Quá trình mất từ 30 - vài giờ đồng hồ tuỳ số lượng túi tế bào.

(Hình 8 - Minh hoạ các bước cơ bản của quy trình cấy ghép tế bào trong cấy ghép đồng loại cho người bệnh ung thư)

(Hình 8 - Minh hoạ các bước cơ bản của quy trình cấy ghép tế bào trong cấy ghép đồng loại cho người bệnh ung thư)

Các biến chứng thường gặp sau cấy ghép HSC

  • Biến chứng nhiễm trùng, xảy ra khi tế bào gốc cấy ghép vào cơ thể người bệnh chưa mọc. Hệ miễn dịch của người bệnh còn yếu 
  • Biến chứng mảnh ghép chống ký chủ khi tế bào gốc của người hiến xem cơ thể người bệnh là vật lạ và tấn công các mô cơ quan 
  • Thải ghép xảy ra khi tế bào gốc chưa mọc được trong cơ thể bệnh nhân hoặc bị đào thải dần dần.
  • Thiếu máu, xuất huyết, tế bào gốc mới chưa mọc. Cơ thể người bệnh chưa tạo được máu nên thiếu hồng cầu, tiểu cầu

(Hình 9 - Thiếu máu có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân thực hiện cấy ghép tế bào gốc)

(Hình 9 - Thiếu máu có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân thực hiện cấy ghép tế bào gốc)

Lưu trữ tế bào gốc tạo máu dây rốn tại Trung tâm tế bào gốc Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông

Nguồn tế bào gốc tạo máu ở trẻ sơ sinh là nguồn vô cùng quý giá bởi có tính “nguyên thuỷ” và độ tinh khiết cao. Tuy chỉ có một lượng nhỏ nhưng đây được ví như “phao cứu sinh chữa các bệnh hiểm nghèo về máu và cơ quan tạo máu cho em bé từ 1- 10 tuổi. Mặt khác, đây cũng là nguồn “tế bào giá trị” để chữa bệnh cho người thân.

(Hình 10 - Máu cuống rốn thu thập để lưu trữ từ trẻ sơ sinh)

(Hình 10 - Máu cuống rốn thu thập để lưu trữ từ trẻ sơ sinh)

Nếu cha mẹ đang tìm hiểu về dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn thì Trung tâm tế bào gốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ đáng lưu ý. Bởi:

  • Đa dạng gói dịch vụ IUI - IVF, Thai Sản trọn gói, Lưu trữ tế bào gốc toàn diện trước, trong và sau sinh. 
  • Cung cấp báo cáo về tình trạng, số lượng của tế bào gốc lưu trữ qua từng năm giúp cha mẹ yên tâm về chất lượng tế bào gốc.
  • Hỗ trợ lưu trữ tế bào gốc cho sản phụ cho sản phụ sinh trong và ngoài Khoa Phụ Sản Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
  • Là 1 trong số ít các Trung tâm Tế bào gốc sử dụng hệ thống lưu trữ tự động, đảm bảo nuôi cấy, sản xuất giúp xử lý, phân tích, đánh giá chuẩn xác chất lượng từng mẫu tế bào gốc.
  • Đội ngũ kỹ thuật viên, bác sĩ TT Tế bào gốc giàu dẫn dắt bởi PGS.TS.BS Nguyễn Trung Chính - GĐ BVĐK Phương Đông - Tổng Thư ký hội Y học tái tạo và trị liệu Việt Nam.
  • Bệnh viện đã và đang thực hiện điều trị bằng tế bào gốc và huyết tương: ứng dụng huyết tương PRP máu ngoại vi & ứng dụng huyết tương PRP máu dây rốn điều trị ...
  • Trung tâm Tế bào gốc đạt chứng chỉ Ngân hàng Mô, sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại: Hệ thống tủ lạnh bảo quản hóa chất HYC-610, hệ thống tủ an toàn sinh học cấp II, hệ thống đếm tế bào dòng chảy Cytoflex, máy đo độ sáng phát hiện tế bào (phát hiện Mycoplasma) Lucetta 20 ...
  • Thường xuyên tổ chức các chương trình ưu đãi, đảm bảo quyền lợi chi phí cho người bệnh.

Ngân hàng mô hiện đại ở Phương Đông

Có thể nói, tế bào gốc tạo máu là nguồn tế bào có giá trị vô cùng to lớn trong y học. Nếu có điều kiện, cha mẹ nên đăng ký lưu trữ tế bào gốc cuống rốn để dự phòng sức khỏe cho bé yêu sau này!

Để đặt lịch lưu trữ và tư vấn chuyên sâu, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

881

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS

NGUYỄN TRUNG CHÍNH

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

PGS.TS.BS

NGUYỄN TRUNG CHÍNH

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám