Dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng: Nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn

Phương Loan

19-09-2024

goole news
16

Dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng cần được tiến hành dưới sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị, chuyên gia dinh dưỡng. Điều này đảm bảo người bệnh được cung cấp đủ và đúng dưỡng chất, hỗ trợ cũng như phục vụ tốt công tác điều trị.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng là gì?

Dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng là giải pháp hỗ trợ tái tạo mô, tăng sức đề kháng ở bệnh nhân bỏng. Một kế hoạch ăn uống thiếu dưỡng chất, không cung cấp đúng cách có thể làm giảm hiệu quả điều trị, sụt cân quá mức kèm ức chế hệ thống miễn dịch.

Thiết lập chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng nhằm:

  • Bù đắp dưỡng chất bị mất do mất nước, protein, chất điện giải, tổn thương trên da.
  • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết để tái tạo lớp da mới, sửa chữa tổn thương do bỏng.
  • Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch ngăn chặn biến chứng, đặc biệt là nhiễm trùng.

Lý do vì sao cần thiết lập chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng

Lý do vì sao cần thiết lập chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng

Nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh bỏng

Mỗi giai đoạn bỏng có nhu cầu năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất khác nhau. Kế hoạch dinh dưỡng cần bám sát sự thay đổi của cơ thể, đáp ứng quá trình sinh lý đang diễn ra phức tạp bên trong cơ thể.

Giai đoạn 1 sốc bỏng

Trong 48 giờ sau bỏng, bệnh nhân cần được bổ sung khoảng 84 - 87 KCal/cân nặng/giờ. Dựa theo công thức [(25 x cân nặng) + (40 x % diện tích bỏng)], người bệnh cần nạp khoảng 2100 - 2300 Calo/ngày.

Ước tính nhu cầu các nhóm dưỡng chất sau:

  • Protein: 70 - 90 Calo.
  • Chất béo: 35 - 50 Calo.
  • Glucid: 350 - 370 Calo.

Giai đoạn 2 nhiễm độc, nhiễm trùng và suy mòn

Nhiễm độc, nhiễm trùng là giai đoạn nguy hiểm trong quá trình điều trị bệnh nhân bỏng. Khi này vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào vết thương và không được xử lý kịp thời, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.

Giai đoạn này, người bệnh cần khoảng 2900 - 3000 KCal/ngày. Mức phân bổ cơ bản như sau:

  • Protein: 120 - 140 Calo.
  • Chất béo: 50 - 60 Calo.
  • Glucid: 400 - 500 Calo.
  • Nước: 2 - 3 lít/ngày.

*Lưu ý: Nên chia nhỏ thành 7 - 8 bữa ăn trong ngày.

Mức phân bổ calo ở người bệnh bỏng giai đoạn nhiễm độc hoặc nhiễm trùng

Mức phân bổ calo ở người bệnh bỏng giai đoạn nhiễm độc hoặc nhiễm trùng

Giai đoạn 3 hồi phục

Đến giai đoạn hồi phục, mức năng lượng cần bổ sung cho cơ thể vào khoảng 3.300 - 3.500 KCal. Một ngày bạn nên chia nhỏ thành 6 - 7 bữa ăn, đảm bảo đủ dưỡng chất theo gợi ý sau:

  • Protein: 170 - 180 Calo.
  • Chất béo: 110 - 110 Calo.
  • Glucid: 450 - 500 Calo.
  • Nước: 2 - 3 lít/ngày.

Nguyên tắc thiết lập dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng

Dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng nên được xây dựng dựa theo các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Tăng chất đạm, trung bình 70 - 140g, giúp phần da bỏng được tái tạo hiệu quả.
  • Dựa theo diện tích và mức độ sâu của vết bỏng, điều chỉnh lượng calo nạp vào dao động 2100 - 3500 Calo.
  • Ưu tiên các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, Kẽm, Omega-3.
  • Những ngày đầu sau bỏng chỉ nên ăn đồ lỏng, xem xét truyền dưỡng chất qua tĩnh mạch nếu thiếu hụt.
  • Bổ sung nước theo cân nặng bệnh nhân.
  • Chia nhỏ bữa ăn, bao gồm cả ban đêm để bù lại năng lượng đã mất.

Nguyên tắc thiết lập dinh dưỡng theo chuẩn chuyên khoa

Nguyên tắc thiết lập dinh dưỡng theo chuẩn chuyên khoa

Dinh dưỡng nên và không nên cho bệnh nhân bỏng

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Vậy, bệnh nhân bỏng nên và không nên ăn gì, uống gì trong thời gian này?

Thực phẩm nên bổ sung

Khi thiết lập chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng, bạn nên tập trung vào các nhóm chất sau:

  • Protein từ thịt lợn nạc, thịt bò, thịt gia cầm, trứng, cá, sữa,... Hoặc chất đạm thực vật có trong các loại đậu, hạt.
  • Vitamin A có nhiều trong cải xoong, rau bina, rau cải keo, cam quýt và chế phẩm từ bơ sữa.
  • Vitamin C ngừa sẹo, làm lành vết bỏng được tìm thấy trong các loại trái cây như cam, quýt,...
  • Kẽm có trong hải sản, tôm, cua, ốc, hàu, ngao,...

Nhóm dưỡng chất nên bổ sung cho bệnh nhân bỏng

Nhóm dưỡng chất nên bổ sung cho bệnh nhân bỏng

Ngoài chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân bỏng cũng cần chú ý nghỉ ngơi điều độ. Bạn nên ngủ đủ giấc, tránh vận động nặng giúp vùng da bị bỏng hồi phục hiệu quả.

Thực phẩm không nên bổ sung

Gia đình lưu ý tránh cho người bệnh ăn những thực phẩm như:

  • Đồ ngọt, đồ ăn chế biến sẵn làm giảm hàm lượng vitamin và khoáng chất đang được cơ thể tích lũy.
  • Chất kích thích như rượu, bia, cà phê,... gây rối loạn nước và chất điện giải.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng đóng vai trò quan trọng, thiết yếu trong điều trị và phục hồi. Chế độ ăn uống cân đối giúp các vết bỏng hạn chế bị nhiễm trùng, mau lành và rút ngắn thời gian điều trị.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
163

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám