Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và hướng điều trị

Thanh Tuyền

31-07-2024

goole news
16

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là bệnh lý thường gặp, xảy ra do vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường tiết niệu gây bệnh. Phụ huynh có thể nhận biết thông qua các triệu chứng cơ bản như sốt, quấy khóc, tiểu tiện đau, đau bụng, đau vùng bụng dưới.

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là gì?

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua da hoặc phân, phát triển thành bệnh. Mọi vị trí của đường tiết niệu đều có thể bị nhiễm trùng, điển hình gồm:

  • Thận: Cơ quan lọc chất thải, nước thừa khỏi máu.
  • Niệu quản: Dẫn nước tiểu từ thận vào bàng quang.
  • Bàng quang: Lưu trữ nước tiểu.
  • Niệu đạo: Dẫn nước tiểu ra từ bàng quang ra ngoài cơ thể.

Nhiễm khuẩn ở trẻ em do vi khuẩn xâm nhập qua da hoặc phân

(Nhiễm khuẩn ở trẻ em do vi khuẩn xâm nhập qua da hoặc phân)

Tỷ lệ trẻ em nữ nhiễm khuẩn tiết niệu cao hơn trẻ em trai, do niệu đạo bé gái ngắn hơn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ hậu môn vào âm đạo và niệu đạo. Công tác vệ sinh đúng cách, đều đặn rất quan trọng, ngăn chặn các tác nhân gây hại.

Dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, các triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu thường không rõ ràng. Dưới đây là một số ít biểu hiện mà cha mẹ nên lưu tâm:

  • Nước tiểu màu trắng đục, mùi hôi, có thể lẫn máu.
  • Tiểu tiện nhiều lần, tiểu rắt.
  • Trẻ nóng rát, đau khi đi tiểu.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Tiểu dầm, thức dậy giữa đêm nhiều lần.

Biểu hiện đường tiết niệu trẻ em dưới 3 tuổi bị nhiễm khuẩn

(Biểu hiện đường tiết niệu trẻ em dưới 3 tuổi bị nhiễm khuẩn)

Đối với trẻ trên 3 tuổi, các triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu khá giống người lớn. Ví dụ như đau lưng, đau hông, đau bụng dưới, thường xuyên đi tiểu. Một số trẻ bị mất kiểm soát, tiểu són, tiểu dầm, biếng ăn và mệt mỏi.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

Theo thống kê, có khoảng 3 - 7% bé gái và 1 - 2% bé trai bị nhiễm khuẩn tiết niệu. Bệnh lý này ở trẻ em có thể điều trị đơn giản, tuy nhiên cần được phát hiện kịp thời, hướng xử lý sớm, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu khi hệ tiết niệu của trẻ bị vi khuẩn tấn công vào niệu đạo, bàng quang. Hiện có 2 loại nhiễm trùng tiểu cơ bản:

  • Nhiễm trùng bàng quang hay viêm bàng quang, gây sưng và đau.
  • Nhiễm trùng thận hay viêm bể thận cấp, bệnh tình nặng có thể gây hại cho thận, đặc biệt khi phát tác ở trẻ nhỏ.

Nhiễm trùng đường tiểu gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu

(Nhiễm trùng đường tiểu gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu)

Trào ngược Vesicoureteral

Trào ngược Vesicoureteral hay trào ngược bàng quang niệu quản là tình trạng dòng chảy nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên niệu quản. Theo cơ chế thông thường, nước tiểu sẽ di chuyển từ thận xuống niệu quản, vào bàng quang rồi đào thải ra ngoài cơ thể bằng niệu đạo.

Các cấp độ trào ngược bàng quang niệu quản

(Các cấp độ trào ngược bàng quang niệu quản)

Nếu trào ngược bàng quang niệu quản không được xử lý sớm, dòng nước mang vi khuẩn từ bàng quang lên thận ngày càng nhiều. Nước tiểu ứ đọng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh, từ nhiễm trùng thận tiến triển gây tổn thương thận mạn tính.

Tắc nghẽn đường tiết niệu

Trong đường tiết niệu, dòng nước tiểu có thể bị tắc nghẽn ở nhiều vị trí khác nhau. Phần lớn nguyên nhân do khu vực hẹp bất thường, ngăn cản dòng chảy bình thường của nước tiểu đào thải ra ngoài cơ thể.

Phương pháp chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở bé cần được chẩn đoán, xử lý sớm tránh gây những tác động nguy hiểm đến sức khỏe trẻ. Khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ, cần di chuyển đến bệnh viện để được chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp.

Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu lấy mẫu nước tiểu để:

  • Phân tích nước tiểu: Kiểm tra bằng que thử chuyên dụng, tìm dấu hiệu nhiễm trùng như sự xuất hiện của máu và bạch hầu. Quan sát dưới kính hiển vi để tìm kiếm vi khuẩn, mủ trong nước tiểu.
  • Cấy nước tiểu: Kỹ thuật cần được diễn ra trong phòng thí nghiệm, 24 - 48 giờ, nhằm xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu, lượng vi khuẩn tồn tại và phác đồ thuốc kháng sinh phù hợp.

Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em

(Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em)

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định siêu âm thận, siêu âm bàng quang, chụp X-quang bàng quang - niệu đạo khi tiểu, xạ hình thận bằng DMSA, chụp CT scan, chụp MRI để tìm dấu hiệu tổn thương. Các kiểm tra bổ sung nhằm loại trừ các nguyên nhân tổn thương từ cơ quan khác.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cha mẹ nhận thấy trẻ sốt kèm rét run, đau lưng hoặc đau khi đi tiểu cần nhanh chóng thăm khám y tế chuyên môn. Một số dấu hiệu bất thường khác ở bé mà phụ huynh có thể dựa vào:

  • Đi tiểu có mùi hôi, tiểu ra máu.
  • Đau lưng, đau bụng dưới.
  • Sốt cao trên 38.3.
  • Trẻ sơ sinh sốt, kèm ăn, nôn nhiều, quấy khóc.

Triệu chứng nguy hiểm cần gặp bác sĩ

(Triệu chứng nguy hiểm cần gặp bác sĩ)

Liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ tiếp đón, điều hướng khám, chữa bệnh. Cha mẹ tránh kéo dài lâu, khiến quá trình điều trị khó khăn và trẻ lâu hồi phục.

Biến chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

Chẩn đoán, điều trị sớm nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là một biện pháp phòng tránh biến chứng y khoa. Những hệ lụy trẻ có thể gặp phải như:

  • Áp xe thận.
  • Suy thận, giảm chức năng thận.
  • Sưng thận, thận ứ nước.
  • Nhiễm trùng huyết, dẫn đến suy nội tạng và tử vong.

Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, ngăn ngừa tổn thương thận. Tùy theo loại vi khuẩn, tình trạng nhiễm trùng, trẻ sẽ được kê đơn liều lượng phù hợp.

Những loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến ở trẻ nhỏ gồm:

  • Amoxicillin.
  • Amoxicillin và axit clavulanic.
  • Cephalosporin.
  • Doxycycline, chỉ dùng cho trẻ trên 8 tuổi.
  • Nitrofurantoin.
  • Sulfamethoxazole-trimethoprim.

Điều trị bằng thuốc kháng sinh được kê đơn với tình trạng bệnh nhẹ, uống và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bệnh tiến triển nặng, cần nhập viện truyền dịch, tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạch.

Phương pháp điều trị ngoại trú cho trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu

(Phương pháp điều trị ngoại trú cho trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu)

Những trường hợp sau đây cần điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em nội trú:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Trẻ sốt cao không hạ.
  • Nghi ngờ nhiễm trùng thận, trẻ nhiễm khuẩn nặng và còn nhỏ.
  • Nhiễm trùng máu do vi khuẩn.
  • Mất nước.
  • Nôn mửa nhiều không thể dùng thuốc qua đường uống.

Biện pháp dự phòng tái nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc cẩn thận để nhanh chóng hồi phục và hạn chế tái phát. Cha mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây để tránh mắc sai lầm trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhỏ.

  • Thường xuyên thay tã, bỉm để ngăn chặn các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm.
  • Không sử dụng quần áo và đồ lót bó sát vào cơ thể, đặc biệt là với các bé gái.
  • Không nên cho trẻ tắm bồn, nhất là trẻ gái vì vi khuẩn và xà phòng dễ thâm nhập vào cơ quan bài tiết.

Tắm bồn là nguy cơ gây nhiễm khuẩn tiết niệu cho trẻ em Tắm bồn tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm khuẩn tiết niệu cho trẻ em 

  • Không sử dụng các loại đồ uống có chứa cafein cho trẻ vì chất này gây kích ứng bàng quang, hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều đường, muối, chất béo…
  • Cho con uống đủ nước từ 1-1.5 lít mỗi ngày, khuyến khích trẻ đi tiểu thường xuyên không nên nhịn tiểu.
  • Hướng dẫn cho trẻ cách vệ sinh sạch sẽ và đúng cách, tuyệt đối không được lau chùi từ sau ra trước vì có thể mang vi khuẩn từ hậu môn sang niệu đạo. 

Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là trung tâm xét nghiệm đồng bộ với đầy đủ các lĩnh vực:

  • Sinh hóa - miễn dịch
  • Huyết học - truyền máu
  • Miễn dịch
  • Vi sinh - sinh học phân tử và giải phẫu bệnh

Đảm bảo đạt tiêu chuẩn cao xét nghiệm thường quy và xét nghiệm chuyên sâu giúp chẩn đoán các bệnh lý, trong đó có nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ.

Tổng kết lại, nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em không quá nguy hiểm nhưng cần được phát hiện, điều trị kịp thời. Sau khi khỏi bệnh, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp dự phòng, ngăn chặn bệnh tình tái nhiễm, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thông thường của trẻ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,218

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS. BS

TRẦN QUÝ DƯƠNG

Phó Trưởng khoa Ngoại

ThS. BS

TRẦN QUÝ DƯƠNG

Phó Trưởng khoa Ngoại
19001806 Đặt lịch khám