Nước tiểu sẫm màu: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

Phương Loan

15-08-2024

goole news
16

Nước tiểu sẫm màu nếu hình thành do nguyên nhân bệnh lý thường nguy hiểm, khó điều trị hơn nguyên nhân sinh lý mất nước, ăn nhiều thực phẩm màu đậm. Chuyên gia khuyến cáo, nếu sau thời gian thay đổi chế độ sinh hoạt, tình trạng không cải thiện cần nhanh chóng thăm khám y tế.

Nước tiểu sẫm màu là gì?

Nước tiểu sẫm màu là tình trạng nước tiểu có màu thẫm hơn bình thường, ngả nâu đen, vàng sẫm hoặc xanh lục. Người khỏe mạnh có màu sắc nước tiểu từ vàng nhạt đến hổ phách, có thể đậm hơn do bị cô đặc lại sau khi ngủ một đêm.

Nước tiểu sẫm màu là tình trạng nước tiểu ngả đen, vàng sẫm, xanh lục

(Nước tiểu sẫm màu là tình trạng nước tiểu ngả đen, vàng sẫm, xanh lục)

Nguyên nhân nước tiểu sẫm màu

Màu sắc nước tiểu dễ bị ảnh hưởng bởi các hợp chất có trong thực phẩm hàng ngày, tác dụng phụ của thuốc hoặc bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu. Cụ thể trong bảng sau:

Nguyên nhân

Lý do

Cơ thể mất nước

Không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, ít hơn 1.5 - 2 lít/ngày, để hòa tan với các chất thải cũ khiến màu sắc nước tiểu trở nên sẫm hơn. Kèm với đó là tình trạng khát nước, táo bón, mệt mỏi, chóng mặt, khô miệng, khô môi, khó nuốt thức ăn,...

Tiêu thụ thực phẩm, thức uống sẫm màu

Trái cây như quả mâm xôi, củ dền, cây đại hoàng có thể khiến nước tiểu màu nâu sậm, màu trà. Một số loại thực phẩm, đồ uống khác còn làm thay đổi mùi nước tiểu, rất khó ngửi.

Alcapton niệu

Là căn bệnh di truyền hiếm gặp do tích tụ acid homogentisic, cơ thể không có khả năng chuyển đổi tyrosine thành dẫn chất, gây alcapton niệu dẫn đến nước tiểu sẫm màu.

Thiếu máu

Nếu thiếu máu tán huyết do phân hủy các tế bào hồng cầu, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng nước tiểu chuyển màu đỏ hoặc màu tối.

Bệnh Porphyria

Là bệnh rối loạn liên quan đến bệnh máu di truyền hiếm gặp, gây khiếm khuyết trong tổng hợp hemoglobin. Nước tiểu sậm màu là một trong những triệu chứng của bệnh, cùng với đau bụng, nhạy cảm với ánh sáng, co giật, rối loạn tâm thần.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn, nấm chiếm tỷ lệ cao ở nữ giới, là một trong những yếu tố khiến nước tiểu chuyển màu bất thường, sẫm màu.

Bệnh lý về gan

Viêm gan do virus, viêm gan do rượu, xơ gan,... khiến nước tiểu chuyển màu đậm, thậm chí khiến da và mắt chuyển màu vàng.

Sỏi mật

Sỏi mật được hình thành từ cholesterol trong túi mật, gây tình trạng nước tiểu đậm màu, đau bụng, sốt, ngứa da và vàng da.

Sự tắc nghẽn ống dẫn mật

Các ống dẫn mật sẽ mang mật đổ vào ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa nên khi bị tắc, không chỉ nước tiểu tối màu mà hệ tiêu hóa cũng gặp các vấn đề bất thường.

Do nhiệt độ quá cao

Tác động nhiệt quá mức do nắng nóng, tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời làm tăng tốc độ thoát nước của cơ thể, gây tiểu tiện nước sẫm màu, ngất xỉu.

Nhiễm Chlamydia

Căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục, cần được điều trị lập tức để ngăn chặn biến chứng, vấn đề bất thường của cơ thể như nước tiểu sậm màu.

Sỏi bàng quang

Nước tiểu sẫm màu là dấu hiệu nhận biết sỏi bàng quang, cần điều trị nhằm gây tổn thương bàng quang hoặc tắc nghẽn hệ tiết niệu.

Viêm tụy cấp

Bệnh lý gây các triệu chứng như đau, sưng bên trái phía trên bụng, buồn nôn, ợ hơi, nước tiểu sẫm màu.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số hóa chất có trong thuốc chống sốt rét, ngộ độc phenol, methocarbamol, vitamin có thể làm nước tiểu sậm màu.

Sẫm màu vào buổi sáng

Vào ban đêm cơ thể thường bị thiếu nước do khi ngủ cơ thể không được bổ sung nước, khiến nước tiểu đặc và sẫm màu hơn.

Trên đây là những nguyên nhân điển hình gây nước tiểu sẫm màu, bao gồm hiện tượng sinh lý lành tính và triệu chứng bệnh lý nguy hiểm. Nếu nhận thấy tình trạng kéo dài, không thay đổi thì bạn cần nhanh chóng thăm khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị theo nguyên nhân

Phương pháp điều trị hiệu quả cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh:

  • Do mất nước: Uống đầy đủ nước mỗi ngày, trung bình 1.5 - 2 lít/ngày. Với người bị mất nước nghiêm trọng cần điều trị bù nước, đồng thời kiểm soát lượng máu, chất lỏng và chất điện giải.
  • Do thực phẩm: Nguyên nhân này không quá đáng lo ngại, màu sắc nước tiểu có thể trở lại bình thường khi ngừng ăn.
  • Do dùng thuốc: Ngừng thuốc, thay đổi thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Bác sĩ kê liều kháng sinh ngắn để điều trị nhiễm trùng, 7 - 10 ngày với viêm bàng quang niệu đạo, 10 - 14 ngày viêm thận - bể thận. Trường hợp này cần dùng liều dài hơn, kết hợp thuốc giảm đau.
  • Thiếu máu tan huyết: Trường hợp nhẹ không cần điều trị, có thể thay đổi lối sống để kiểm soát triệu chứng. Tình trạng nặng được chỉ định truyền máu, cấy ghép máu, tủy xương hoặc cắt bỏ lá lách.
  • Viêm gan C: Trước đây, viêm gan C được điều trị bằng thuốc Interferon và ribavirin, giúp kiểm soát 40 - 50% bệnh nhưng gây nhiều tác dụng phụ. Hiện nay, liệu pháp tác động trực tiếp chống siêu vi, DAAS có khả năng kiểm soát tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị và ít tác dụng phụ.

Điều trị nước tiểu đậm màu dựa theo nguyên nhân gây bệnh

(Điều trị nước tiểu đậm màu dựa theo nguyên nhân gây bệnh)

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thăm khám y tế lập tức khi xuất hiện các biểu hiện nguy hiểm dưới đây:

  • Tiểu lẫn máu, dấu hiệu của sỏi tiết niệu hoặc ung thư.
  • Nước tiểu sẫm màu dù đã uống đủ nước, ngừng ăn thực phẩm sẫm màu.
  • Đau, vàng da kèm tiểu nước sẫm màu.

Những triệu chứng nguy hiểm cần nhanh chóng thăm khám y tế

(Những triệu chứng nguy hiểm cần nhanh chóng thăm khám y tế)

Kết luận, nước tiểu sẫm màu là biểu hiện bất thường của cơ thể, do nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh nhân rất khó chẩn đoán bằng triệu chứng lâm sàng, nên đến bệnh viện uy tín để làm xét nghiệm kiểm tra, đánh giá tình trạng và nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ chuyên môn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
117

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám