Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em: Ba mẹ nhất định phải biết

Phan Thị Hoàn

03-05-2024

goole news
16

Tham khảo ngay phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em để tránh trường hợp gây ra mất nước và mất điện giải trong cơ thể của trẻ. Điều này sẽ tạo ra nguy cơ cao các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Cùng áp dụng phác đồ điều trị tiêu chảy cấp trong bài viết dưới đây để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe một cách nhanh chóng và giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của bệnh.

Tiêu chảy cấp là gì?

Tiêu chảy cấp ở trẻ là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường (≥ 3 lần/ngày) và phân của bé thay đổi thành dạng lỏng như nước hoặc có thể giống đàm máu. Tình trạng này thường kéo dài không quá 14 ngày.

Đối với trẻ sơ sinh được nuôi bằng phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, việc đi ngoài sau khi bú là điều bình thường, miễn là bé không sốt, vẫn bú nhiều và vui vẻ khi chơi đùa. Tuy nhiên, nếu bé đi ngoài 5-7 lần/ngày, phân sệt, có mùi chua và có thể có màu xanh, điều này có thể chỉ ra vấn đề về đường tiêu hóa và cho thấy rằng bé có thể đang gặp phải tình trạng tiêu chảy cấp.

Khi trẻ phát hiện bị tiêu chảy, việc kiểm tra nguyên nhân, chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị với phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em phù hợp là cực kỳ quan trọng.

Tiêu chảy cấp ở trẻ là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường, có thể kéo dài không quá 14 ngày.

Tiêu chảy cấp ở trẻ là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường, có thể kéo dài không quá 14 ngày.

Những nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em

Tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn. 

Trẻ bị tiêu chảy cấp do nhiễm trùng đường ruột

Tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột thường được gây ra bởi các tác nhân gây bệnh, bao gồm:

Virus

  • Tiêu chảy do Rotavirus là một trong những tác nhân phổ biến và nguy hiểm nhất gây ra tiêu chảy cấp, có thể đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ nếu không được tiêm phòng bằng vaccine. 
  • Ngoài ra, còn có Astroviruses, Adenoviruses, Norwalk Virus, Parvoviruses, Noroviruses và Caliciviruses.

Vi khuẩn nhiễm trùng

  • Các vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể bao gồm: Campylobacter Jejuni, Bacillus, lỵ trực khuẩn, thương hàn, Clostridium Botulinum, E. coli, Listeria Monocytogenes, Salmonella SPP, Shigella spp, Staphylococcus Aureus..

Ký sinh trùng

  • Các loại ký sinh trùng có thể bao gồm: Cryptosporidium, Entamoeba Histolytica, Giardia Lamblia, Toxoplasma Gondii...;

Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm trùng ngoài ruột

  • Trẻ bị tiêu chảy cấp do nhiễm trùng ngoài ruột có thể bao gồm các loại nhiễm trùng như: nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng huyết, tiết niệu, viêm tai giữa, viêm não, viêm màng não, tay chân miệng, sởi...

Một số nguyên nhân khác

  • Dị ứng thức ăn thường là sữa bò, lạc, hải sản, trứng,… 
  • Tác dụng phụ của thuốc thường là các loại thuốc kháng sinh, nhuận tràng hay thuốc kháng virus, hóa trị, xạ trị, rối loạn khả năng tiêu hóa và hấp thụ, suy giảm miễn dịch, thiếu vitamin hoặc một số bệnh lý ngoại khoa khác… Với mỗi nguyên nhân sẽ có phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh của trẻ tốt nhất.

Tiêu chảy cấp ở trẻ em do nhiễm khuẩn đường ruột.

Tiêu chảy cấp ở trẻ em do nhiễm khuẩn đường ruột.

Những triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em

Triệu chứng điển hình của tiêu chảy cấp là trẻ đi tiêu phân lỏng nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, tần suất và tính chất của phân cần được đánh giá dựa trên độ tuổi và loại thức ăn của trẻ.

  • Đối với trẻ sơ sinh bị đi ngoài dưới 6 tháng tuổi sẽ đi ngoài nhiều lần trong ngày. Còn tần suất đi ngoài bình thường dao động từ 3-10 lần/ngày. Phân của bé thường mềm, có màu xanh lá, vàng hoặc nâu, có thể có hạt nhỏ màu trắng lộm cộm trong phân.
  • Phân của bé bú sữa mẹ thường sẽ lỏng hơn và bé có thể đi tiêu nhiều hơn so với bé uống sữa công thức.
  • Trẻ từ 1 tuổi trở lên thường đi tiêu 1-2 lần/ngày. Phân của bé thường mềm.

Ngoài ra, khi trẻ bị tiêu chảy cấp, phân của bé sẽ lỏng, chứa nhiều nước, có mùi hôi, tanh khó chịu. Đồng thời, bé có thể cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, sốt, đau bụng, buồn nôn, và có thể nôn. 

Khi đã tìm ra nguyên nhân, triệu chứng của tiêu chảy cấp, lúc này ba mẹ cần xác định rõ xem con mình đang ở tình trạng bệnh như thế nào để có phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em hiệu quả. Trường hợp trẻ bị nặng, hãy đưa trẻ đến Bệnh viện uy tín để điều trị bệnh kịp thời.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, phân của bé sẽ lỏng, chứa nhiều nước, có mùi hôi, tanh khó chịu.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, phân của bé sẽ lỏng, chứa nhiều nước, có mùi hôi, tanh khó chịu.

Cách chẩn đoán tiêu chảy cấp ở trẻ em

Chẩn đoán lâm sàng tiêu chảy cấp ở trẻ em thường bắt đầu với việc quan sát các triệu chứng và dấu hiệu sau:

Nôn trớ

Thường là triệu chứng đầu tiên, trẻ thường có xu hướng nôn nhiều ở giai đoạn ban đầu, sau đó số lần nôn giảm dần và tiếp theo là triệu chứng tiêu chảy.

Tiêu chảy

Có thể biểu hiện bằng việc trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc phân toé nước ít nhất 3 lần trong 24 giờ.

Triệu chứng khác

Có thể xuất hiện sốt, đau bụng hoặc chảy mũi, thở mạnh, thở sâu, môi đỏ, chướng bụng, liệt ruột cơ năng, rối loạn nhịp tim và nhược cơ toàn thân.

Xét nghiệm và chẩn đoán

  • Xét nghiệm điện giải đồ thường chỉ được thực hiện khi trẻ được điều trị tại bệnh viện và có biểu hiện mất nước nặng. 
  • Xét nghiệm máu và phân được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ về nhiễm khuẩn hoặc mất nước ở tình trạng nặng. 
  • Xét nghiệm phân cũng được thực hiện để phát hiện ký sinh trùng khi có dấu hiệu nghi ngờ. 

Khi đã chẩn đoán được bệnh, lúc này Bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy cấp, ba mẹ hãy đưa trẻ đến ngay Bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Cách chẩn đoán tiêu chảy cấp ở trẻ em như thế nào?

Cách chẩn đoán tiêu chảy cấp ở trẻ em như thế nào?

Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu mất nước và điện giải. Dưới đây là phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em mà ba mẹ nhất định phải biết.

Bù nước và điện giải 

Điều trị tiêu chảy chưa có dấu hiệu mất nước:

  • Hướng dẫn cho trẻ đang được nuôi bằng sữa mẹ tiếp tục bú sữa mẹ đều đặn, khuyến khích tăng cường cả lượng và thời gian cho bữa ăn này. 
  • Sau mỗi lần bú sữa mẹ, đặc biệt chú  cho trẻ dung dịch Oresol. 
  • Tránh sử dụng bất kỳ loại chất lỏng nào ngoài dung dịch Oresol nếu trẻ không bú sữa mẹ hoàn toàn. 
  • Nếu trẻ từ chối dung dịch Oresol, xem xét việc bổ sung chất lỏng thông thường.

Điều trị mất nước vừa và nhẹ 

  • Áp dụng dung dịch Oresol dựa trên cân nặng hoặc độ tuổi của trẻ.
  • Cho trẻ uống từng thìa hoặc từng ngụm tùy thuộc vào tuổi của trẻ.
  • Nếu trẻ nôn, tạm dừng cho đến 10 phút, sau đó điều chỉnh lượng dung dịch uống phù hợp với tình trạng của trẻ.

Điều trị tiêu chảy cấp mất nước ở tình trạng nặng

  • Bắt đầu truyền dung dịch Ringer Lactat hoặc dung dịch muối sinh lý ngay lập tức với liều lượng là 100ml/kg qua tĩnh mạch.
  • Đánh giá tình trạng của bệnh nhân mỗi 1-2 giờ và điều chỉnh lượng truyền theo điều kiện cụ thể.
  • Khi trẻ có khả năng uống được, chuyển sang dung dịch Oresol.

Dự phòng suy dinh dưỡng 

  • Khuyến khích bắt đầu ăn sớm sau khi bù nước và điện giải, đồng thời đảm bảo chế độ ăn đa dạng và giàu dinh dưỡng.
  • Tăng dần số lần ăn, ít nhất 6 lần mỗi ngày.
  • Dần dần điều chỉnh chế độ ăn về mức bình thường sau khi trẻ hồi phục khỏi tiêu chảy.
  • Uống kẽm khi đói theo hướng dẫn cụ thể, với liều lượng phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Sử dụng kháng sinh

  • Hãy chỉ sử dụng kháng sinh khi được bác sĩ chỉ định rõ ràng, như trong các trường hợp tiêu chảy phân máu, nghi ngờ tả, nhiễm trùng bởi Giardia và các trường hợp khác, để tránh việc sử dụng không cần thiết.

Dự phòng tái phát và lây lan

  • Nuôi con bằng sữa mẹ và tuân thủ chương trình tiêm chủng mở rộng là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ.
  • Ngoài ra, cải thiện chế độ ăn và tuân thủ các biện pháp vệ sinh thực phẩm cũng là rất quan trọng. 
  • Đồng thời, cung cấp bổ sung kẽm cho trẻ có thể giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy.

Ba mẹ cần bù nước và điện giải khi trẻ bị tiêu chảy cấp.

Ba mẹ cần bù nước và điện giải khi trẻ bị tiêu chảy cấp.

Cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Để chủ động phòng chống tiêu chảy cấp ở trẻ em, ngoài việc tham khảo phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em phù hợp thì ba mẹ cần chú ý các biện pháp ngòng ngừa dưới đây, để trẻ luôn có cuộc sống khỏe mạnh. 

Thực hiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường thường xuyên

  • Hãy thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn chặn vi khuẩn và bệnh truyền nhiễm. 
  • Đảm bảo mỗi gia đình có nhà vệ sinh sạch sẽ và không đi tiêu bừa bãi. 
  • Không nên đổ rác thải, phân xuống ao, hồ và tránh sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý để bón cây trồng, để đảm bảo vệ sinh và an toàn. 
  • Bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh cũng là điều quan trọng. Hạn chế ra vào vùng đang có dịch để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 

  • Cần thực hiện ăn chín, uống sôi.
  • Không ăn các loại thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn chưa được chế biến và nấu chín… các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua.
  • Chọn mua thực phẩm từ nguồn cung cấp an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng thực phẩm đã hết hạn sử dụng.
  • Thức ăn đã nấu chín hoặc còn lại từ bữa trước phải được bảo quản đúng cách.
  • Rửa tay kỹ trước khi tiến hành chế biến thức ăn để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn từ tay vào thức ăn.
  • Hạn chế tụ tập đông người khi có dịch bệnh.

Cần bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch 

  • Nguồn nước sử dụng cho việc ăn uống và sinh hoạt của các gia đình cần được đảm bảo là sạch sẽ và đậy kín, không bị nhiễm bẩn từ các nguồn nước bên ngoài như ao, hồ, sông, suối...
  • Ở những khu vực không có nguồn nước máy và đang gặp phải dịch tiêu chảy, cần sát khuẩn tất cả nước ăn uống bằng cloramin B.
  • Tuyệt đối cấm việc xả phân, chất thải, nước rửa giặt và các đồ dùng của người bệnh xuống các nguồn nước như giếng, ao, hồ, sông, suối...

Ngoài những cách phòng ngừa tiêu chảy cấp đã được đề cập ở trên và việc áp dụng phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em phù hợp , thì việc tiêm phòng vacxin là một trong những cách hữu hiệu nhất để phòng ngừa tiêu chảy cấp cho trẻ. 

Trẻ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp.

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh tiêu chảy cấp

Bị tiêu chảy cấp ở trẻ em bao lâu thì khỏi hẳn?

Thường thì, các trường hợp bệnh tiêu chảy cấp có thể tự giảm đi sau vài ngày. Tuy nhiên, đôi khi, trẻ có thể mắc phải tình trạng kéo dài từ 7 đến 10 ngày trước khi thấy dấu hiệu giảm bớt. Nếu sau 14 ngày mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm, phụ huynh nên chú ý vì trẻ có thể đang mắc phải tiêu chảy kéo dài. Trong trường hợp này, chỉ có các biện pháp can thiệp chuyên sâu mới có thể kiểm soát được tình trạng bệnh.

Trẻ em bị tiêu chảy cấp có nguy hiểm không?

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, có thể mất nước và chất điện giải nhanh chóng khi bị tiêu chảy. Nếu không được cung cấp nước và chất điện giải đầy đủ, hậu quả có thể là suy nhược cơ thể, thiếu nước nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. 

Trẻ bị tiêu chảy cấp nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Ngoài việc quan tâm đến phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em, ba mẹ còn luôn đặt ra câu hỏi, trẻ bị tiêu chảy cấp nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà ba mẹ nên cho trẻ ăn khi mắc tiêu chảy. Hy vọng sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục lại sức khỏe.

Gừng

  • Gừng được coi là một "phương thuốc" hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa. 
  • Trong trường hợp tiêu chảy, gừng có thể giúp giảm nhu động của ruột, làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra chậm lại. 
  • Đồng thời, gừng cũng có thể giảm quá trình tạo ra khí đốt từ vi khuẩn trong dạ dày và ruột, giảm bớt cảm giác buồn nôn, tiêu chảy và đầy hơi.

Gừng được coi là một phương thuốc hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa.

Gừng được coi là một phương thuốc hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa.

Gạo trắng

  • Gạo là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 
  • Nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp cải thiện nhu động của ruột và duy trì sự hoạt động bình thường của nó. 
  • Gạo cũng có tác dụng làm se và làm đặc phân, giúp giảm các triệu chứng của tiêu chảy.

Bánh mì 

  • Ngoài việc sử dụng gạo, mẹ cũng có thể cho trẻ ăn bánh mì trắng để giúp trẻ cảm thấy no mà không gây ra cảm giác đầy bụng. 
  • Bánh mì có thể giúp trẻ duy trì lượng nước trong cơ thể, giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu nhiều lần trong ngày.

Ăn súp gà hoặc cháo gà

  • Súp hoặc cháo gà thường được bố mẹ chọn lựa cho trẻ khi trẻ bị tiêu chảy. 
  • Hai món này được nấu với độ loãng và mềm, giúp dễ tiêu hóa và bổ sung nước cho cơ thể trẻ. 
  • Đồng thời, chúng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết, giúp trẻ phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Khoai tây

  • Khoai tây không chỉ chứa nhiều tinh bột mà còn giàu kali và chất xơ hòa tan. 
  • Các món ăn chế biến từ khoai tây như khoai tây luộc, súp khoai tây, khoai tây hầm,... có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng tiêu chảy của trẻ. 
  • Vì vậy, khi trẻ gặp tình trạng tiêu chảy, mẹ có thể bổ sung khoai tây vào chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Các loại thịt 

  • Thịt là một nguồn thực phẩm cung cấp protein quan trọng giúp duy trì sức khỏe và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. 
  • Khi trẻ gặp tình trạng tiêu chảy, mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ lượng protein trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, có thể từ các loại thịt như thịt gà, nạc lợn, thịt bò,...

Sữa chua

  • Sữa chua thường được sử dụng như một thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa. 
  • Trong tình trạng tiêu chảy ở trẻ, thường do sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến sự tăng nhanh của vi khuẩn có hại. 
  • Tuy nhiên, bằng cách cung cấp hàng tỷ vi khuẩn có lợi vào hệ thống đường ruột, sữa chua có thể giúp cân bằng lại hệ thống vi sinh này, hỗ trợ tiêu hóa và giảm nhẹ tình trạng tiêu chảy.

Sữa chua có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm nhẹ tình trạng tiêu chảy.

Sữa chua có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm nhẹ tình trạng tiêu chảy.

Chuối

  • Chuối có hàm lượng kali cao giúp bổ sung điện giải mất đi do tiêu chảy. 
  • Ngoài ra, chúng cũng chứa chất xơ hòa tan giúp cơ thể hấp thụ chất lỏng dư thừa trong ruột trẻ. 
  • Bên cạnh đó, chuối còn chứa inulin, một loại chất xơ khác có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và tạo điều kiện cho sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Tiêu chảy cấp ở trẻ em cần phải kiêng gì?

Các loại hải sản

  • Trẻ khi bị tiêu chảy nên tránh ăn các loại hải sản vì chúng thường chứa các protein có thể gây kích ứng, dẫn đến các triệu chứng như dị ứng, đau bụng và nôn mửa. 
  • Đặc biệt, lớp nhầy trên bề mặt và mùi tanh của hải sản tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn có hại như salmonella và shigella trong đường ruột, làm tăng nguy cơ tổn thương sức khỏe.

Kiêng thực phẩm dầu mỡ

  • Lượng dầu mỡ trong các món ăn chiên xào như khoai tây chiên, thịt xào,... có thể gây ra những tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ. 
  • Chúng làm suy yếu hệ vi sinh vật trong đường ruột và là nguyên nhân gây đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy cho trẻ.
  • Vì vậy, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chiên xào, đặc biệt là khi trẻ đang mắc bệnh tiêu chảy.

Hạn chế một số loại nước ép trái cây

  • Một số loại trái cây như đào, lê, mận,... chứa nhiều đường, gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa và có thể làm tình trạng tiêu chảy của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời cũng chứa nhiều chất xơ, khiến hệ tiêu hóa hoạt động nhiều hơn và có thể gây ra tiêu chảy nặng hơn. 
  • Vì vậy, mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại trái cây này và nước ép từ chúng khi trẻ đang mắc bệnh tiêu chảy.

Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa lactose

  • Trong một số trường hợp, trẻ có thể mắc các vấn đề như bất dung nạp lactose hoặc dị ứng đạm sữa bò, gây ra tình trạng tiêu chảy. 
  • Do đó, khi trẻ gặp tình trạng này, bố mẹ vẫn nên cung cấp sữa cho trẻ, nhưng cần chọn loại sữa không chứa lactose và tránh sử dụng các sản phẩm từ sữa bò nếu trẻ bị dị ứng. 

Hy vọng qua bài viết phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em, sẽ giúp ba mẹ có cái nhìn bao quát hơn về bệnh, từ đó sẽ giúp con có cách điều trị tiêu chảy cấp hiệu quả hơn. Nếu như ba mẹ còn có bất cứ thắc mắc gì về bệnh tiêu chảy cũng như phác đồ điều trị tiêu chảy cấp trẻ em, hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn, đặt lịch thăm khám và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất nhé. Phương Đông luôn sẵn sàng phục vụ quý khách!

236

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám