Quáng gà: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Thu Hiền

31-08-2023

goole news
16

Bệnh quáng gà là một trong những bệnh lý về mắt có tác động rất lớn đến tầm nhìn, đặc biệt vào lúc trời chập tối. Vậy nguyên nhân là gì, triệu chứng của bệnh như thế nào, phương pháp chẩn đoán và điều trị ra sao? Tất cả đều sẽ được giải đáp một cách chi tiết dưới bài viết. Mời bạn cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đón đọc để hiểu rõ hơn.

Quáng gà là như thế nào?

Bệnh quáng gà hay còn được gọi là chứng mù đêm trong ngôn ngữ dân gian. Đây là một bệnh thoái hóa sắc tố ở võng mạc của mắt. Đặc điểm chính của bệnh này là sự suy giảm thị lực và tầm nhìn thu hẹp trong bóng tối hoặc vào ban đêm, đặc biệt là trong những nơi thiếu ánh sáng. 

Quáng gà – tình trạng giảm thị lực, tầm nhìn bị thu hẹpQuáng gà – tình trạng giảm thị lực, tầm nhìn bị thu hẹp

Khi kiểm tra võng mạc bằng cách soi đáy mắt, ta có thể nhìn thấy những đám sắc tố hình tế bào xương. Bệnh này gây ảnh hưởng lớn đến thị lực và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Triệu chứng nào nhận biết hiện tượng quáng gà?

Nhận biết chứng mù đêm khá đơn giản bởi những biểu hiện rất rõ ràng. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp tại những bệnh nhân bạn có thể tham khảo:

Giảm thị thực vào lúc trời chập tối và tối

Bệnh nhân thường dễ nhận biết sự bất thường trong thị lực thông qua các triệu chứng như khả năng nhìn kém trong tối. Đặc biệt là khi ra ngoài vào ban đêm hoặc khi ở trong nhà mà chưa bật đèn. Trong điều kiện thiếu ánh sáng, bệnh nhân dễ gặp nguy hiểm như vấp ngã hoặc va vào các vật thể do thị lực giảm. 

Khó điều chỉnh thị lực

Một triệu chứng phổ biến khác ở bệnh nhân quáng gà là khả năng không điều chỉnh thị lực kịp thời khi di chuyển từ môi trường sáng vào môi trường tối. Đôi khi, thị lực có thể giảm ngay cả trong điều kiện đủ ánh sáng. 

Động mạch võng mạc thu nhỏ

Thường thì các bác sĩ không thể phát hiện sự bất thường khi kiểm tra mắt bên ngoài trừ khi bệnh nhân đã phát triển đục thủy tinh thể ở giai đoạn muộn của bệnh. Bằng cách soi đáy mắt có thể phát hiện các biểu hiện như thu nhỏ động mạch võng mạc. Chúng tạo thành đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc ngoại biên, đĩa thị giác có màu bạc hoặc hiện tượng phù hoàng điểm dạng nang. 

Vùng nhìn thấy của mắt thị thu hẹp

Thị trường (tức vùng nhìn thấy của mắt) có thể dần bị thu hẹp và trở nên nặng nề hơn. Đôi khi dẫn đến tình trạng thị trường hình ống, trong đó bệnh nhân có cảm giác nhìn qua một ống kính.

Các vùng nhìn thấy của mắt bị thu nhỏ khi mắc quáng gàCác vùng nhìn thấy của mắt bị thu nhỏ khi mắc quáng gà

Ám điểm

Một triệu chứng khác có thể xuất hiện được gọi là ám điểm, có nghĩa là trong thị trường của bệnh nhân có những vùng nhỏ không nhìn thấy. Nếu ám điểm lan rộng dần theo thời gian, đó là dấu hiệu cho thấy bệnh đang tiến triển nặng hơn.

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào nêu trên hãy tìm ý kiến ​​từ bác sĩ. Mỗi người có cơ địa khác nhau nên việc tham khảo ý kiến ​​bác sĩ là cách tốt nhất để chọn phương pháp phù hợp nhất cho bạn.

Nguyên nhân bệnh quáng gà

Người bị chứng mù đêm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau tạo thành. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thường gặp nhất:

Tăng nhãn áp

Đây là tình trạng gây tổn thương cho các thành phần trong ổ mắt, gây thoái hóa thần kinh thị giác. Đồng thời nó còn gây thoái hóa điểm vàng theo thời gian, làm giảm thị lực và gây ra hiện tượng quáng gà. 

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể xảy ra khi thủy tinh thể trong mắt bị mờ, gây cản trở cho luồng sáng đi vào. Kết quả là lượng ánh sáng được nhận vào bởi các cơ quan cảm thụ mắt ít hơn so với ánh sáng thực tế trong môi trường, gây ra sự suy giảm khả năng nhìn. 

Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân gây ra chứng mù đêmĐục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân gây ra chứng mù đêm

Viêm võng mạc

Viêm võng mạc sắc tố là một bệnh do đột biến gen gây ra. Tình trạng này ảnh hưởng đến hoạt động và phát triển của các tế bào nhận cảm ánh sáng trong võng mạc, gây ra hiện tượng quáng gà. 

Bệnh lý toàn thân

Chứng mù đêm cũng có thể xuất hiện do một số bệnh lý toàn thân như bệnh Keratoconus (biến dạng giác mạc từ hình cầu sang hình chóp), tiểu đườngtăng huyết áp

Sử dụng thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể gây ra quáng gà. Đặc biệt, các loại thuốc tăng nhãn áp có thể gây đóng con ngươi và gây ra triệu chứng chứng mù đêm cho bệnh nhân. 

Thiếu hụt vitamin A

Đây cũng được xem là một nguyên nhân dẫn đến chứng mù đêm. Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng tham gia vào quá trình truyền tín hiệu thần kinh và tạo hình ảnh trên võng mạc. Do đó, khi cơ thể thiếu hụt vitamin A cũng có thể gây ra triệu chứng mù đêm.

Đối tượng hay bị quáng gà là ai?

  • Chứng mù đêm thường phổ biến ở người cao tuổi bởi vì họ có nguy cơ cao bị mất đục thủy tinh thể. 
  • Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hoặc trẻ suy dinh dưỡng nếu không cung cấp đủ Vitamin A trong chế độ ăn, có thể gây ra bệnh quáng gà. 
  • Nguy cơ thiếu Vitamin A cũng tồn tại ở những bệnh nhân suy tuyến tụy, do rối loạn hấp thu chất béo cũng làm giảm sự hấp thu Vitamin A. 
  • Bệnh nhân mắc đái tháo đường có thể gặp biến chứng trên mắt do sự tăng đường máu và điều này cũng là một yếu tố nguy cơ gây chứng mù đêm.

Từ trẻ nhỏ đến người già đều có thể mắc chứng mù đêmTừ trẻ nhỏ đến người già đều có thể mắc chứng mù đêm

Biện pháp chẩn đoán bệnh quáng gà là gì?

Hiện nay chứng mù đêm khá phổ biến, y học hiện đại nên việc chẩn đoán ra bệnh cũng không quá khó khăn với những biện pháp sau:

Chẩn đoán xác định

Việc thực hiện chẩn đoán chứng mù đêm xác định được bác sĩ lựa chọn áp dụng rất nhiều với hiệu quả cao:

Khám thị trường

Khi có dấu hiệu nghi ngờ về bệnh quáng gà, phương pháp khám thị trường sẽ được lựa chọn thực hiện đầu tiên để đưa ra chẩn đoán. 

Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ thu thập triệu chứng, tiền sử và bệnh sử của bệnh nhân. Sau đó tiến hành khám thực thể để định hướng bệnh quáng gà. Từ đó chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán bệnh. 

Khám nghiệm điện võng mạc

Qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng thoái hóa võng mạc của mắt. Cụ thể bao gồm việc xác định loại tế bào võng mạc bị tổn thương, tính chất di truyền và mức độ nghiêm trọng. Đây được coi là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán chứng mù đêm ở những bệnh nhân có triệu chứng nhìn kém trong bóng tối. 

Các xét nghiệm khác

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu và kiểm tra bảng chuyển hóa cơ bản. Điều này cũng được xem là mang lại hữu ích trong việc chẩn đoán bệnh.

Bác sĩ áp dụng đa dạng các phương thức chẩn đoán để có kết luận chính xácBác sĩ áp dụng đa dạng các phương thức chẩn đoán để có kết luận chính xác

Chẩn đoán phân biệt

Để đưa ra liệu pháp điều trị chính xác cho bệnh nhân, bệnh quáng gà cần thực hiện chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý nhiễm khuẩn, viêm và tắc mạch máu võng mạc. Sự nhầm lẫn trong việc chẩn đoán có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với người bệnh.

Điều trị mắt bị quáng gà như thế nào?

Việc chọn phương pháp điều trị chứng mù đêm phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là từng cách điều trị bệnh theo mỗi nguyên nhân khác nhau bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn:

Đục thủy tinh thể

Đối với trường hợp chứng mù đêm do bị đục thủy tinh thể, phương pháp phẫu thuật thay thủy tinh thể thường được bác sĩ ưu tiên chọn để khắc phục tình trạng hiệu quả. 

Cận thị

Trong trường hợp quáng gà do cận thị, để giảm thiểu sự suy giảm thị lực, bệnh nhân có thể sử dụng kính cận (kính gọng hoặc kính áp tròng). Điều này sẽ giúp cải thiện thị giác cả ban ngày và ban đêm. 

Thiếu hụt vitamin A

Đối với trường hợp chứng mù đêm do thiếu vitamin A, bệnh nhân cần được bổ sung vitamin A theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường việc uống khoảng 15.000 đơn vị vitamin A mỗi ngày là cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin A phải tuân thủ đúng hướng dẫn, bởi sử dụng quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. 

Bổ sung vitamin A giúp mắt sáng, giảm tình trạng quáng gàBổ sung vitamin A giúp mắt sáng, giảm tình trạng quáng gà

Di truyền

Đối với trường hợp bệnh quáng gà bẩm sinh (hay còn gọi di truyền), cần điều trị triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Ngoài ra, bệnh nhân còn phải thực hiện các cuộc kiểm tra sàng lọc và tư vấn tiền hôn nhân trong các trường hợp có nguy cơ cao hoặc nghi ngờ bị bệnh. 

Người mắc bệnh quáng gà cần lưu ý những gì?

Nếu chứng mù đêm có nguyên nhân bẩm sinh hoặc di truyền thì không thể hoàn toàn phòng tránh được. Tuy nhiên, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp sau để giảm nguy cơ mắc bệnh này. Cụ thể:

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro mắc bệnh quáng gà. Trong đó chế độ dinh dưỡng lành mạnh là điều cần thiết. Chế độ ăn sẽ bao gồm việc tăng cường lượng thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong khẩu phần hàng ngày cũng như sử dụng chất chống oxy hóa. 

Việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như: cà rốt, dưa vàng, khoai lang, bí đỏ, bí ngô, xoài, cải bó xôi, rau lá màu xanh đậm, gan động vật, sữa và trứng là cách hiệu quả để ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

Theo dõi sức khỏe

Đầu tiên, việc theo dõi sự tiến triển của bệnh và tình trạng sức khỏe chung có thể được thực hiện thông qua việc kiểm tra đường máu. 

Thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất có thểThăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất có thể

Hạn chế lái xe ban đêm và ánh sáng mạnh

Nếu bạn đã mắc phải quáng gà, hãy tránh lái xe vào ban đêm để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh, hãy đeo mũ hoặc kính râm để giảm độ chói. 

Luyện tập thể thao

Thực hiện việc tập thể dục đều đặn cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mắt như tăng nhãn áp. Đồng thời, việc tập thể dục cũng giúp làm giảm mức đường máu.

Nói chung, khi bị quáng gà, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn ở điều kiện ánh sáng yếu. Do đó cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này để điều trị kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một địa chỉ đáng tin cậy cho việc điều trị các bệnh lý liên quan đến mắt. Với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ giỏi cùng hệ thống thiết bị y tế hiện đại chắc chắn sẽ chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để được tư vấn thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,300

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám