Tăng nhãn áp là gì? Nguyên nhân gây bệnh và điều trị tăng nhãn áp

Phan Ngọc Linh

09-09-2022

goole news
16

Tăng nhãn áp là một kẻ thù thầm lặng đối với sức khỏe bởi những dấu hiệu không thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên, hậu quả của bệnh gây ra vô cùng nghiêm trọng khiến cho thị lực suy giảm không thể phục hồi. Tuy nhiên, nếu như phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể hoàn toàn ngăn diễn tiến xấu của bệnh. Nội dung sau đây, bệnh viện Phương Đông sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản về tăng nhãn áp là gì, nguyên nhân và điều trị.

Bệnh tăng nhãn áp là gì?

Bệnh tăng nhãn áp còn có tên gọi khác là cườm nước, thiên đầu thống,... đây là nhóm rối loạn mắt khiến tổn thương thần kinh thị giác. Người bị tăng nhãn áp có thể mất đi mô thần kinh kéo theo mất thị lực. Thần kinh thị giác là một bó khoảng 1 triệu sợi thần kinh riêng lẻ chuyển tín hiệu thị giác mắt đến não. Bệnh tăng nhãn áp có thể gây tổn thương đến bộ thần kinh thị giác và các sợi thần kinh. 

Không phải bất cứ ai có áp lực mắt cao đều phát triển bệnh này, kể cả những người có áp lực mắt bình thường cũng có nguy cơ cao. Khi áp suất bên trong mắt quá cao hoặc thấp với dây thần kinh thị giác có thể gây ra bệnh.

Bệnh tăng nhãn áp còn có tên gọi khác là cườm nước, thiên đầu thống

Bệnh tăng nhãn áp còn có tên gọi khác là cườm nước, thiên đầu thống

Các loại bệnh tăng nhãn phổ biến

Để bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh lý này, sau đây là những loại tăng nhãn áp được y khoa ghi nhận:

Tăng nhãn áp góc mở

Tăng nhãn áp góc mở là bệnh phổ biến, chiếm 90% những người mắc bệnh. Được gọi là "góc mở" do góc thoát vẫn mở rộng và bị tắc nghẽn bên trong các ống thoát thủy dịch. Tình trạng bệnh xuất hiện từ từ, có thể bệnh nhân không nhận thấy bất cứ triệu chứng nào.

Tăng nhãn áp góc mở là bệnh phổ biến, chiếm 90% những người mắc bệnh

Tăng nhãn áp góc mở là bệnh phổ biến, chiếm 90% những người mắc bệnh

Tăng nhãn áp góc đóng

Tăng nhãn áp góc đóng xuất hiện rất nhanh và cần phải được can thiệp y tế khẩn cấp. Thường xảy ra ở những người có góc thoát hẹp, đôi khi đóng hoàn toàn làm cho chất lỏng không thoát ra được ngoài mắt nên khiến cho áp lực bên trong tăng lên nhanh chóng. Nếu như xuất hiện tình trạng đau mắt nghiêm trọng, buồn nôn, giảm thị lực hãy nhờ y tế trợ giúp ngay lập tức. 

Căng thẳng mức bình thường

Tăng nhãn áp này xảy ra khi áp lực ở mắt là bình thường nhưng vẫn bị tổn thương thần kinh thị giác. Có thể bệnh nhân rất nhạy cảm với việc tăng nhẹ áp suất, hoặc do lưu lượng máu thấp ảnh hưởng đến thần kinh thị giác. 

Tăng nhãn áp bẩm sinh

Đây là tình trạng hiếm gặp xuất hiện ở trẻ nhỏ, xảy ra khi các kênh thoát nước trong mắt không phát triển đúng cách từ khi còn trong bụng mẹ. Mắt của bé bị đục và lớn hơn bình thường, hầu hết các bé sẽ được phẫu thuật sớm để có được thị lực bình thường.

 Mắt của bé bị đục và lớn hơn bình thường khi tăng nhãn áp

 Mắt của bé bị đục và lớn hơn bình thường khi tăng nhãn áp

Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp

Đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây tăng nhãn áp là gì, nhưng nếu như được chẩn đoán và điều trị sớm có thể kiểm soát được bệnh. Tuy nhiên, một khi thị lực đã mất do tăng nhãn áp là không thể phục hồi, có nhiều lý thuyết về nguyên nhân gây bệnh được đưa ra nhưng chưa nhận định được chính xác. 

Theo đó, bệnh thường có liên quan đến sự gia tăng áp suất chất lỏng trong mắt, nguyên nhân khác gồm thiếu máu cung cấp cho dây thần kinh. Cụ thể:

[Html=nguyen-nhan-gay-tang-nhan-ap]

Theo đó, bệnh thường có liên quan đến sự gia tăng áp suất chất lỏng

Theo đó, bệnh thường có liên quan đến sự gia tăng áp suất chất lỏng

Những biểu hiện của tăng nhãn áp là gì?

Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp thường không rõ ràng và khó phát hiện. Hơn nữa, để xác định được triệu chứng tăng nhãn áp là gì, còn tùy thuộc vào loại bệnh tăng nhãn áp mà người bệnh mắc phải:

Tăng nhãn áp góc mở (COAG)

Loại bệnh này không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào cho đến khi thị lực của người bệnh đã suy giảm đáng kể. Dấu hiệu bệnh thường xuất hiện các điểm mù loang lổ tại thị giác bên ngoài hoặc là trung tâm thường xuyên ở hai mắt. Khi bệnh diễn biến nặng, tầm nhìn đường hầm (chỉ nhìn thấy phần trung tâm như nhìn qua đường hầm) sẽ xuất hiện. 

Loại bệnh này không xuất hiện triệu chứng nào cho đến khi thị lực giảm

Loại bệnh này không xuất hiện triệu chứng nào cho đến khi thị lực giảm

Tăng nhãn áp góc đóng

Đây là tình trạng hiếm gặp hơn và chủ yếu xuất hiện những triệu chứng cấp tính. Bệnh nhân xuất hiện những cơn đau mắt dữ dội cùng những dấu hiệu khác đó là mắt đỏ, đau đầu liên tục, buồn nôn, tầm nhìn mờ, sương mù hoặc là những quầng sáng như cầu vồng. Bệnh cần có sự can thiệp y tế kịp thời để tránh mất thị lực vĩnh viễn. Tuy nhiên, ngay cả khi được điều trị vẫn có khoảng 15% bệnh nhân bị mù ít nhất một mắt trong vòng 20 năm.

Triệu chứng tăng nhãn áp ở trẻ

Những trẻ sơ sinh mắc bệnh thường xuất hiện các triệu chứng tăng nhãn áp đó là: 

  • Rất nhạy cảm với ánh sáng và mí mắt co thắt.
  • Nước mắt chảy liên tục. 
  • Kích thước tròng đen của mắt to hơn so với bình thường. 
  • Bé thường xuyên dụi mắt, nheo mắt hoặc nhắm mắt giữ yên trong một khoảng thời gian. 

Rất nhạy cảm với ánh sáng và mí mắt co thắt ở trẻ

Rất nhạy cảm với ánh sáng và mí mắt co thắt ở trẻ

Triệu chứng thứ phát

Các triệu chứng tăng nhãn áp thứ phát phụ thuộc theo lý do khiến cho áp lực nội nhãn tăng lên. Ví dụ viêm trong mắt có thể thấy xuất hiện quầng sáng còn đục thủy tinh thể có thể khiến cho tầm nhìn càng trở nên tồi tệ. Nếu như bị chấn thương ở mắt, đục thủy tinh thể hoặc viêm mắt bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra để phòng ngừa tăng nhãn áp. 

Điều trị tăng nhãn áp như thế nào?

Sau khi biết được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp là gì, bệnh nhân cần hiểu rõ các phương pháp điều trị bệnh. 

Chẩn đoán bệnh 

Khi bệnh nhân mô tả các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp, bác sĩ thực hiện đánh giá tổng quan và không loại trừ khả năng mà thực hiện các bước để đánh giá thị lực, đo nhãn áp, đo thị trường. Hoặc là thực hiện góc soi tiền phòng với các phương pháp như soi đáy mắt, phương pháp Henrik hoặc là OCT phần sau mắt. Các bước được thực hiện từ cơ bản đến chuyên sâu hơn để bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác nhất. 

Điều trị tăng nhãn áp 

Khi nắm rõ được nguyên nhân và loại bệnh tăng nhãn áp là gì, theo đó bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân: 

Điều trị dùng thuốc

Khi bị tăng nhãn áp góc đóng nếu như được phát hiện sớm kết hợp với những phương pháp điều trị tích cực sẽ hỗ trợ cho bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh hơn. Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị chó thể sẽ được bác sĩ kê đơn dạng uống hoặc là dạng nhỏ theo thể trạng bệnh. Tuyệt đối không tự ý chữa bệnh tại nhà có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn. 

Ngoài ra, bệnh nhân cũng tăng nhãn áp cũng nên chú ý đến quá trình điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hàng ngày. Nên hạn chế xem TV, dùng điện thoại hay làm việc quá sức với máy tính cường độ cao. Nên đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, hạn chế dùng những loại đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu bia…để bệnh mau khỏi.

Dùng phương pháp mổ

Bệnh tăng nhãn áp phức tạp hơn nên việc điều trị với thuốc có thể không hiệu quả. Nên phải tiến hành phương pháp can thiệp phẫu thuật, hiện nay có 3 phương pháp được dùng đó à mổ với phương pháp cắt bè giác mạc, mổ bằng phương pháp cấp ghép ống thoát thủy dịch.

Tiến hành phương pháp can thiệp phẫu thuật khi trở nặng

Tiến hành phương pháp can thiệp phẫu thuật khi trở nặng

Điều trị bằng laser

Hiện nay, có nhiều cơ sở y tế phát triển và nâng cấp những trang thiết bị hiện đại. Các bác sĩ thường lựa chọn phương pháp mổ Laser bởi sự nhanh chóng và hiệu quả của nó. Đây là một cải tiến đột phá trong ngành dịch vụ y khoa thay vì dùng can thiệp dao kéo như thông thường. 

Phương pháp này dùng tia laser để chiếu vào một khu vực nhất định trong mắt để tiến hành điều trị bệnh. Những ca mổ tăng nhãn áp chỉ mất từ 15 - 20 phút và biến chứng xảy ra theo thống kê là rất ít. 

Người bệnh sau khi được mổ tăng nhãn áp bằng laser cần phải đi khám lại bệnh sau khoảng từ 2-5 năm hoặc đi khám định kỳ nếu có điều kiện. Bởi đây là điều quan trọng do nếu như bệnh chưa được điều trị tận gốc sẽ âm thầm phát triển và bệnh nhân sẽ dần mất đi thị lực. 

Biện pháp phòng ngừa tăng nhãn áp là gì?

Những bước tự chăm sóc mắt có thể giúp bạn phát hiện bệnh tăng nhãn áp ở giai đoạn đầu dễ dàng hơn nhờ đó có thể ngăn ngừa mất thị lực hoặc là làm chậm tiến trình của của bệnh.  

Đi kiểm tra mắt thường xuyên

Việc thực hiện kiểm tra mắt thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện bệnh tăng nhãn áp trong giai đoạn đầu trước những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Theo đó, bạn nên khám mắt theo lịch cụ thể như sau:

  • Sau 5 đến 10 năm nếu như ở độ tuổi dưới 40.
  • Từ 2-4 năm nếu như bạn ở độ tuổi từ 40 đến 54.
  • Từ 1 đến 3 năm nếu như ở độ tuổi từ 55 đến 64.
  • Trên 65 tuổi nên đi khám mắt sau từ 1 đến 2 năm. 
  • Với những người có nguy cơ cao mắc tăng nhãn áp, bạn cần phải thực hiện sàng lọc thường xuyên hơn và tham vấn ý kiến của bác sĩ để có lịch khám cụ thể phù hợp với bản thân.

Việc thực hiện kiểm tra mắt thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện bệnh

Việc thực hiện kiểm tra mắt thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện bệnh

Tìm hiểu về tiền sử bệnh về mắt gia đình

Theo các chuyên gia, bệnh tăng nhãn áp có xu hướng di truyền. Do đó, người thân mắc bệnh này cần phải thực hiện quá trình sàng lọc thường xuyên hơn. Từ đó, có thể phát hiện sớm và khắc phục kịp thời, giúp giữ cho đôi mắt sáng khỏe.

Tập thể dục

Việc thường xuyên tập thể dục thường xuyên, vừa phải có thể giúp ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp bằng cách giảm áp lực tại mắt. Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa để có được quá trình tập luyện phù hợp. 

Nhỏ mắt thường xuyên

Biện pháp phòng ngừa tăng nhãn áp là gì? Dùng thuốc nhỏ mắt tăng nhãn áp có thẻ giúp làm giảm đáng kể nguy cơ gia tăng áp lực mắt, tiến triển nặng thành bệnh tăng nhãn áp. Để đạt hiệu quả tốt nhất, cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, kể cả khi chưa xuất hiện triệu chứng của bệnh. 

Đeo kính bảo vệ mắt

Chấn thương mắt có thể gây ra tăng nhãn áp thứ phát, do đó, bệnh nhân cần đeo kính bảo vệ mắt khi dùng những dụng cụ điện hoặc chơi những môn thể thao đòi hỏi tốc độ cao. 

Bệnh nhân cần đeo kính bảo vệ mắt khi dùng những dụng cụ điện 

Bệnh nhân cần đeo kính bảo vệ mắt khi dùng những dụng cụ điện 

Những câu hỏi thường gặp của tăng nhãn áp 

Bên cạnh những thông tin trên, rất nhiều bệnh nhân còn băn khoăn bị tăng nhãn áp là gì và những vấn đề liên quan khác. Bệnh viện Phương Đông xin giải đáp câu hỏi thường gặp về bệnh như: 

Khám và điều trị mắt kịp thời tại cơ sở y tế uy tín

Khám và điều trị mắt kịp thời tại cơ sở y tế uy tín

Ai dễ mắc tăng nhãn áp?

Những người dễ mắc bệnh tăng nhãn áp thường là những đối tượng sau đây:

  • Trên 40 tuổi.
  • Tiền sử gia đình di truyền.
  • Dùng thuốc Corticosteroid trong thời gian dài. 
  • Người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, hồng cầu lưỡi liềm…
  • Bệnh về mắt cận thị hoặc do chấn thương. 

Bị mắc bệnh tăng nhãn áp có chữa được không?

Đến nay chưa có bất cứ phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh do dây thần kinh thị giác tổn thương không khôi phục được. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng nếu như phát hiện được sớm bệnh, điều trị đúng cách có thể bảo vệ được thị lực, ngăn chặn mù lòa. 

Tăng nhãn áp kiêng ăn gì?

Những người mắc bệnh tăng nhãn áp, nên kiêng những thực phẩm sau đây: 

  • Chất béo bão hòa và chuyển hóa: Do tăng cholesterol máu khiến thần kinh thị giác tổn thương.
  • Tinh bột, đường: Làm tăng huyết áp và áp lực trong mắt nhưng đây là chất cần thiết nên bổ sung ở dạng carbohydrate phức tạp.
  • Cà phê: Tăng sản xuất thủy dịch gây áp lực cho mắt.
  • Bia rượu, thuốc lá.

Tăng nhãn áp có phải là cận thị?

Tăng nhãn áp và cận thị là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau, mức độ nguy hiểm của tăng nhãn áp cao hơn nhiều do người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị mù lòa. Nếu như không điều trị kịp thời có thể mù đến 40% trong khi cận thị có thể điều trị khỏi. 

Tăng nhãn áp và cận thị là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau cần phân biệt

Tăng nhãn áp và cận thị là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau cần phân biệt

Như vậy, bài viết đã chia sẻ những thông tin về tăng nhãn áp là gì cũng như nguyên nhân, phương pháp điều trị kịp thời. Đến Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông để thăm khám sức khỏe nhãn khoa, kết quả chính xác và phương pháp điều trị phù hợp.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,447

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

ThS. Bác sĩ

PHÍ THÙY LINH

Trưởng đơn nguyên Mắt

ThS. Bác sĩ

PHÍ THÙY LINH

Trưởng đơn nguyên Mắt
19001806 Đặt lịch khám