Tinh trùng là gì, tinh dịch là gì? Sự khác nhau giữa tinh trùng và tinh dịch

Phạm Thị Lương

14-04-2023

goole news
16

Tinh trùng, tinh dịch đều tham gia vào quá trình thụ tinh ở nam giới mặc dù chức năng và cấu tạo hoàn toàn khác nhau. Nếu một trong hai thành phần này có bất thường sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ thai, thậm chí khiến nam giới bị vô sinh hiếm muộn.

Tinh trùng là gì - Tinh dịch là gì?

Dù là 2 khái niệm khá quen thuộc nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn khi nhắc đến tinh trùng, tinh dịch. Đây là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau, không thể dùng thay thế cho nhau được. Cùng tìm hiểu kỹ hơn ở định nghĩa dưới đây.

Tinh trùng, tinh dịch là 2 yếu tố quan trọng trong quá trình thụ thai.

Tinh trùng, tinh dịch là 2 yếu tố quan trọng trong quá trình thụ thai.

Tinh dịch là gì?

Tinh dịch là lượng chất lỏng có màu trắng đục, có độ dính nhất định và dạng sệt được phóng ra mỗi khi nam giới xuất tinh. 

Nếu có kích thích tình dục hoặc khi nam giới thủ dâm, tinh dịch mới xuất ra sẽ có độ kết dính khá lớn, nhưng sau đó, trong khoảng 30 phút tinh dịch sẽ bắt đầu loãng giống như nước. 

Thành phần tinh dịch, nơi sản xuất ra tinh dịch là ở đâu?

Trong tinh dịch có chứa tinh trùng và tinh tương, đồng thời có đầy đủ các thành phần, bao gồm đường, protein, axit amin, kẽm và canxi…

Tinh dịch được sản xuất ở một số nơi khác nhau gồm có: tinh hoàn, ống dẫn tinh, mào tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt. Khi xuất tinh, tinh dịch sẽ đi qua niệu đạo rồi ra khỏi dương vật để phóng ra ngoài.

Ngoài một phần nhỏ chất nhờn từ niệu đạo thì 10% dung dịch của tinh dịch là từ ống dẫn tinh, 30% ở tuyến tiền liệt và 60% từ túi tinh. Dung dịch có trong túi tinh sẽ đẩy tinh trùng ra và rửa sạch ống dẫn tinh khi nam giới xuất tinh.

Tinh trùng là một phần quan trọng của tinh dịch khi xuất tinh ra ngoài.

Tinh trùng là một phần quan trọng của tinh dịch khi xuất tinh ra ngoài.

Chức năng của tinh dịch

Chức năng chính của tinh dịch là nuôi dưỡng đồng thời bảo vệ tinh trùng. Ngoài ra nó còn là phương tiện để tinh trùng bơi lội và tiến tới gặp trứng để thụ tinh.

Cũng theo nhiều nghiên cứu, tinh dịch còn có thể chống trầm cảm tự nhiên cho nữ giới khi quan hệ vì được tiếp xúc và hấp thu một số thành phần trong tinh dịch. Chất melatonin có trong tinh dịch là một hợp chất quan trọng giúp điều hòa giấc ngủ và thư giãn. Việc nam giới xuất tinh thường xuyên cũng là cách để giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt - một căn bệnh nguy hiểm ở phái mạnh.

Tinh trùng là gì?

Cũng giống như trứng ở phụ nữ, tinh trùng của nam giới là tế bào sinh sản và là một phần không thể thiếu để tạo nên những em bé khoẻ mạnh. 

Vì kích thước của tinh trùng rất nhỏ nên chúng ta không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Khi soi qua kính hiển vi chúng có hình dạng như nòng nọc, cấu tạo gồm phần đầu đầu, cổ và đuôi dài. 

Các “tinh binh” này tồn tại trong tinh dịch, khi nam giới xuất tinh, tinh trùng sẽ theo tinh dịch bơi vào trong tử cung người nữ để tìm trứng và thụ tinh.

Xem thêm: Tinh trùng màu trắng trong: Nguyên nhân, cách điều trị

Tinh trùng có cấu tạo 3 phần gồm đầu, cổ và đuôi.

Tinh trùng có cấu tạo 3 phần gồm đầu, cổ và đuôi.

Nơi sản sản xuất tinh trùng - Có bao nhiêu tinh trùng trong cơ thể nam giới?

Tinh trùng được sản xuất tại tinh hoàn và phát triển thành thục khi đi từ các ống sinh tinh qua mào tinh vào ống dẫn tinh trước khi trưởng thành và sẵn sàng để xuất ra ngoài. 

Số lượng tinh trùng được coi là bình thường nếu đạt con số từ 15 - 200 triệu/1 ml tinh dịch. Mỗi ngày trong cơ thể nam giới có thể có từ 50-150 triệu tinh trùng được sản sinh từ tinh hoàn. Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng như bệnh lý trong hệ thống sinh sản, lối sống, chế độ ăn uống hay thậm chí là môi trường sống và làm việc của đàn ông.

Thời gian tinh trùng có thể tồn tại sau khi đã xuất tinh?

Tinh trùng không thể tồn tại lâu trong không khí nếu ở bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên chúng có thể tồn tại khoảng 5 ngày nếu ở bên trong môi trường âm đạo của phụ nữ dưới sự bảo vệ của chất nhầy cổ tử cung.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu được đông lạnh ở một nhiệt độ ổn định, các tế bào tinh trùng có thể tồn tại vô thời hạn. Việc này hữu ích với những người muốn đông lạnh tinh trùng để thụ thai nếu họ không may bị ung thư hoặc mắc bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng sinh sản tự nhiên. 

Xem thêm: Tinh trùng loãng có mang thai được không?

Chế độ ăn uống, sinh hoạt ảnh hướng tới chất lượng tinh trùng.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt ảnh hướng tới chất lượng tinh trùng.

Điểm khác nhau giữa tinh trùng và tinh dịch

Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm tinh trùng là gì, tinh dịch là gì, bạn sẽ dễ dàng nhận biết điểm khác nhau của 2 thành phần này trong chức năng sinh sản của nam giới. Cụ thể:

  • Tinh dịch có thể nhìn thấy bằng mắt thường, có màu sắc và kết cấu còn tinh trùng chỉ nhìn được dưới kính hiển vi.
  • Tinh dịch có nhiệm vụ bảo vệ và tạo môi trường lỏng để tinh trùng bơi lội. Còn tinh trùng hoạt động như một “vận động viên” chủ động tìm đến trứng và thụ tinh.
  • Tinh dịch là chất lỏng chứa thành phần lớn tinh trùng. Ngược lại, tinh trùng là một tế bào sinh sản có trong tinh dịch mỗi khi nam giới xuất tinh.

Vì sao lại có tình trạng tinh dịch không có tinh trùng?

Thông thường, ở nam giới tinh trùng sẽ được sản xuất từ tinh hoàn, sau đó di chuyển vào mào tinh để trải qua giai đoạn trưởng thành trước khi xuất tinh ra ngoài cùng tinh dịch. Tuy nhiên, nhiều người khi nỗ lực thụ thai không được, đi khám và phân tích tinh dịch đồ thì hoàn toàn không thấy có tinh trùng. Hiện tượng này còn được gọi là chứng vô tinh.

Nam giới hiếm muộn cần đi khám sớm để đánh giá chất lượng tinh trùng.

Nam giới hiếm muộn cần đi khám sớm để đánh giá chất lượng tinh trùng.

Không có tinh trùng trong tinh dịch có thể có 2 lý do sau: 

  • Không tắc nghẽn, tức là tinh hoàn không sản xuất ra tinh trùng. Nguyên nhân sâu xa là do vấn đề về nội tiết tố hoặc bất thường về số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể. Cũng có thể do nam giới mắc bệnh lý vùng dưới đồi, tuyến yên, bị tinh hoàn ẩn, tinh hoàn bị teo hay xuất tinh ngược dòng. Ở những người điều trị ung thư cũng sẽ xuất hiện tình trạng vô tinh không tắc nghẽn.
  • Tinh hoàn vẫn sản xuất ra tinh trùng nhưng ống dẫn tinh trùng bị tắc nghẽn ở các vị trí như ống dẫn tinh, mào tinh, ống phóng tinh. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng đường sinh sản, do phẫu thuật hoặc chấn thương trước đó.

Ngày nay nhờ khoa học hiện đại nhiều người mắc chứng vô tinh hay không có tinh trùng vẫn có cơ hội được làm cha. Một trong số đó là biện pháp hỗ trợ sinh sản như IVF, các bác sĩ sẽ “đào xới” để tìm tinh trùng từ tinh hoàn và tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm với trứng để tạo ra phôi thai.

xem thêm: Vô sinh nam là gì? Nguyên nhân và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bên cạnh đó, những người vô tinh do tắc nghẽn có thể sẽ phẫu thuật để điều trị, tùy từng trường hợp bệnh.

Phẫu thuật để điều trị với những trường hợp không có tinh trùng do tắc nghẽn.

Phẫu thuật để điều trị với những trường hợp không có tinh trùng do tắc nghẽn.

Hiện nay vô tinh chiếm khoảng 30% nguyên nhân vô sinh ở nam giới. Do đó, nếu các cặp đôi không có con trong khoảng 1 năm (nữ dưới 35 tuổi), dưới 6 tháng (nữ trên 35 tuổi) cần đi khám sinh sản ngay để có phương pháp can thiệp kịp thời.

Tinh trùng, tinh dịch là 2 thành phần quan trọng không thể thiếu để thụ thai, do đó nếu thấy có bất thường nam giới nên đi thăm khám sớm. Trung tâm Hiếm muộn và Nam học công nghệ cao Phương Đông (IVF Phương Đông) có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng máy móc hiện đại là địa chỉ tin cậy cho nhiều gia đình hiếm muộn, mong con. Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp số hotline 19001806 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc từ chuyên gia.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,858

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám