Thai nhi tuần 5 tuổi phát triển như thế nào?
Khi thai nhi 5 tuần tuổi, hình dáng của thai nhi trông giống như một chú nòng nọc nhỏ và chưa thực sự giống một em bé.
Lúc này phôi thai đã phân chia nhanh chóng và chứa 1 lượng lớn các tế bào. Sự phát triển của em bé giai đoạn này tập trung chủ yếu vào não bộ, não bộ của thai nhi đã bắt đầu được hình thành, các ống thần kinh chạy tạo nên tủy sống dọc theo thân người và trái tim của em bé sẽ bắt đầu được hình thành ở trung tâm phôi thai.
Cùng với đó thai nhi cũng bắt đầu hình thành xương, khuôn mặt cũng bắt đầu được hình thành và đường nét bắt đầu rõ hơn. Cùng với sự hình thành của miệng, thì tay và chân của thai nhi cũng được hình thành tuy nhiên chúng mới có hình dáng sơ khai như những mái chèo và sẽ rõ nét dần trong những tuần tiếp theo.
Bên cạnh đó khi thai nhi 5 tuần tuổi thì nhau thai và màng nhau cũng bắt đầu hình thành phát triển. Nhau thai sẽ giúp đưa dinh dưỡng từ mẹ sang nuôi em bé. Khi thai nhi 5 tuần tuổi các tuyến sinh dục cũng bắt đầu được hình thành, thận cũng đã bắt đầu hình thành tuy nhiên vẫn chưa thực hiện được chức năng dù đã nằm đúng vị trí.
Thai nhi 5 tuần đã có sự phát triển đáng kể
Những thay đổi của người mẹ mang thai tuần 5
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi, cơ thể của mẹ lúc này cũng có sự biến đổi rõ rệt. Ở thời điểm này mẹ sẽ cảm thấy các triệu chứng nghén như buồn nôn, nôn, sợ 1 số mùi hay 1 số loại thức ăn khiến mẹ không ăn uống được. Lúc này do cơ thể vẫn chưa thích nghi với sự thay đổi nên mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi, tình trạng này sẽ hết đi khi mẹ bước sang thời kỳ 3 tháng giữa thai kỳ. Do sự hoạt động của hormone progesterone trong thai kỳ khiến sự chuyển hóa dinh dưỡng chậm lại nên mẹ cũng sẽ gặp tình trạng táo bón.
Cũng trong thời kỳ này 1 số mẹ bầu có thể gặp tình trạng nổi mụn, đây cũng là 1 trong những ảnh hưởng do sự thay đổi hormone khi mang thai. Cũng do sự tác động của hormone khi mang thai ở tuần thứ 5 mẹ cũng cảm thấy thân nhiệt tăng cao hơn bình thường.
Mặc dù khi thai nhi 5 tuần tuổi mẹ cũng sẽ thấy phần bụng dày hơn tuy nhiên phải ít nhất đến tuần thứ 12 khi tử cung được đưa lên khỏi xương chậu thì những người xung quanh mới thực sự nhận thấy sự thay đổi của mẹ. Mẹ cũng có thể tăng cân tuy nhiên nếu gặp phải tình trạng nghén thì cân nặng cũng có thể bị giảm trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Thai nhi 5 tuần tuổi đã có tim thai chưa?
Ở thai nhi 5 tuần tuổi hệ thống tuần hoàn đã được hình thành từ mesoderm. Vì thế, khi thai 5 tuần bác sĩ đã đo được tim thai của em bé. Thông qua hoạt động của tim thai, bác sĩ sẽ có căn cứ để theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Tuy nhiên, tùy vào sự phát triển của phôi thai và cơ thể người mẹ mà có thể 6 - 8 tuần tim thai mới bắt đầu xuất hiện. Đây được coi là dấu hiệu bình thường, mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Trong trường hợp thai quá 8 tuần mà siêu âm thai vẫn chưa thấy có tim thai mẹ cần đến ngay cơ sở ý tế để được khám và phát hiện kịp thời, tránh trường hợp: thai lưu, thai trứng, thai ngừng phát triển. Lúc này phương pháp tốt nhất là loại bỏ thai bằng phương pháp nạo hút để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ.
Khi thai nhi 5 tuần cơ thể mẹ cũng có sự thay đổi
Thai nhi 5 tuần tuổi đã vào tử cung chưa?
Hiện nay để khẳng định chính xác thai nhi 5 tuần tuổi đã vào tử cung hay chưa cần phải dựa vào quá trình thụ tinh của mỗi mẹ.
Mỗi một lần xuất tinh, nam giới có đến hơn 250 triệu tinh trùng được phóng thích để di chuyển đến gặp trứng. Lúc này chỉ có 1 tinh trùng khỏe nhất, nhanh nhất mới có được may mắn được trứng thụ tinh, tạo thành hợp tử. Từ đây, quá trình thụ tinh mới chính thức được bắt đầu.
Trứng được thụ tinh sẽ mất khoảng từ 5 – 7 ngày để làm tổ trong tử cung. Dù trứng đã về đến buồng tử cung nhưng vẫn sẽ cần một khoảng thời gian để phôi thai có thể bám rễ vào thành tử cung và phát triển.
Thời điểm mà phôi thai đi vào tử cung của mỗi phụ nữ có thể mất khoảng 7 – 10 ngày, cũng có trường hợp có thể lên tới 13 – 15 ngày. Vì vậy trong ngành sản khoa, các bác sĩ thường tính tuổi thai dựa vào ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng. Với cách tính tuổi thai này sẽ có chút sự xê dịch từ 1 – 2 tuần, có những mẹ bầu tuổi thai khi tính là 5 tuần nhưng thai vẫn chưa vào buồng tử cung.
Có thể kết luận rằng, có nhiều trường hợp thai 5 tuần thậm chí 3 – 4 tuần tuổi đã vào tử cung và siêu âm thấy phôi thai. Song một số trường hợp mất nhiều thời gian hơn khoảng 6 tuần thai mới di chuyển vào tử cung của người mẹ.
Mẹ cần lưu ý chăm sóc sức khỏe khi thai nhi 5 tuần
Những xét nghiệm ở mốc thai 5 tuần tuổi
Ở tuần thứ 5-8 của thai kỳ, mẹ bầu cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và đánh giá tình trạng thai nhi. Ở lần khám thai đầu tiên này, bác sĩ kiểm tra và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như:
- Kiểm tra cân nặng, chiều cao của mẹ để tính chỉ BMI nhằm đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì. Nếu có tình trạng bất thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ một số cách giúp kiểm soát cân nặng khi mang thai để hạn chế biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.
- Thực hiện xét nghiệm máu về hormone beta hCG nếu siêu âm chưa rõ túi thai hoặc siêu âm thấy thai có biểu hiện bất thường.
- Tính tuổi thai và dự tính ngày sinh của em bé dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
- Thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra một số bệnh như: Bệnh sởi, thuỷ đậu, viêm gan B, giang mai, HIV/AIDS, nhóm máu, yếu tố Rh,...
Bác sĩ hỏi thăm một số thông tin về tiền sử bệnh lý cá nhân của mẹ và gia đình để dự phòng một số nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ như: Sảy thai, sinh non, tiền sản giật, sản giật, có tiền sử mắc bệnh Down, nứt đốt sống, tiểu đường,...
Tại buổi khám này, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bổ sung một số nhóm vitamin và khoáng chất cần thiết khi mang thai. Đồng thời, tư vấn về chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh, một số loại thuốc và một số điều tránh khi mang thai,...
Hình ảnh thai nhi 5 tuần tuổi
Xem thêm:
Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thứ 5 của thai kỳ
Nghỉ ngơi nhiều, tránh hoạt động mạnh
Vào thời kỳ này mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi để tránh mệt mỏi. Mẹ hãy sắp xếp công việc để có thời gian nghỉ và ngủ đủ giấc. Vì thai nhi 5 tuần tuổi vẫn chưa thực sự ổn định nên mẹ cũng cần tránh các hoạt động mạnh, chú ý ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe, giúp em bé có sự phát triển tốt nhất.
Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất cho cơ thể
Mặc dù hầu hết trong giai đoạn này mẹ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống do tình trạng ốm nghén tuy nhiên mẹ cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để em bé phát triển. Hãy chia nhỏ các bữa ăn để giúp việc hấp thu dễ dàng hơn. Tăng cường trái cây tươi và rau xanh sẽ giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch, tránh vi rút vi khuẩn gây bệnh. Một số vi chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn đầu đời mà mẹ nên bổ sung như:
- Canxi: Mẹ bầu nên bổ sung khoáng 1000mg canxi mỗi ngày từ những loại thực phẩm như tôm, cua, cá, trứng, sữa chua,...
- Omega-3: Là một loại axit béo rất cần thiết cho sự phát triển trí não của bé. Mẹ có thể thêm một số loại thực phẩm giàu omega 3 vào bữa ăn hàng ngày như cá hồi, dầu oliu,...
- Sắt: Đây là khoáng chất chủ yếu tham gia vào quá trình tạo máu và vận chuyển oxy nên rất quan trọng đối với thai nhi. Sắt thường có nhiều trong một số loại thịt đỏ (bò, cừu,...), trứng gà, đậu đỗ,...
- Axit folic: Để đảm bảo cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi, axit folic là chất không thể thiếu. Chúng có nhiều trong một số thực phẩm như: Gan động vật, rau xanh đậm (súp lơ, cải xoăn,...), đậu,...
- Chất đạm, protein: Đây là nhóm thực phẩm giúp tạo cơ, xương và máu. Thường có nhiều trong thịt, cá, trứng, gà, sữa,...
- Kẽm: Đây là chất cần thiết cho sự phát triển cân nặng và kích thước vòng đầu của thai nhi. Kẽm thường có nhiều trong hải sản, sữa, thịt gia cầm,...
- I-ốt: Để não bộ của thai nhi phát triển toàn diện, i-ốt là chất không thể thiếu. Một số loại thực phẩm chứa nhiều i-ốt như rong biển, muối i-ốt, cá tuyết,...
Ngoài ra, mẹ cũng nên uống nhiều nước trong thời kỳ này và suốt thai kỳ. Mẹ nên bổ sung cho cơ thể khoảng 1,8-2 lít/ngày để ngừa táo bón và đảm bảo em bé phát triển tốt nhất.
Mẹ cũng nên tránh một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến thai nhi như: Phô mai mềm chưa tiệt trùng; Sữa, nước trái cây chưa tiệt trùng; Trứng sống; Thực phẩm chưa qua chế biến; Thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội,....; Các loại cá chứa hàm lượng thuỷ ngân cao như cá mập, cá kiếm,...; Và một số loại thực phẩm khác.
Mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học giúp thai nhi phát triển toàn diện
Ghi nhớ lịch khám với bác sĩ
Ở thời điểm này, mẹ nên đi khám với bác sĩ, thực hiện siêu âm và 1 số xét nghiệm theo chỉ định để chắc chắn thai đã vào tử cung. Bác sĩ cũng sẽ đưa là sự tư vấn, lời khuyên phù hợp cho mẹ trong giai đoạn này để giảm tình trạng mệt mỏi, ốm nghén, đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt nhất.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi 5 tuần tuổi, cơ thể mẹ cũng có sự thay đổi rõ rệt. Mặc dù nhìn bên ngoài, cơ thể mẹ chưa có sự khác biệt nhiều so với thời kỳ mang thai tuy nhiên mẹ sẽ gặp phải nhiều khó khăn do cơ thể chưa thích nghi với sự thay đổi của hormone trong thai kỳ. Giai đoạn này mẹ hãy nghỉ ngơi nhiều hơn và đi khám để được bác sĩ kiểm tra sự phát triển của thai nhi cũng như đưa ra lời khuyên tốt nhất.
Hy vọng qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, mẹ bầu đã có thêm những thông tin hữu ích về thai nhi 5 tuần tuổi. Để có một thai kỳ khoẻ mạnh, mẹ có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo số hotline 19001806 hoặc Đặt lịch khám để được tư vấn, hỗ trợ nếu có bất kỳ thắc mắc nào nhé.