Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 3 (CIN3) là gì? Có nguy hiểm không?

Ngọc Anh

26-04-2024

goole news
16

Tân sinh biểu mô cổ tử cung (CIN) là tổn thương tiền ung thư do các tế bào phát triển quá mức bao trùm toàn bộ cổ tử cung. Bệnh chia thành nhiều cấp độ với tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 3 là tình trạng các tế bào đã tăng sinh bao trùm hơn ⅔ biểu mô.  Mặc dù không phải tất cả những người bệnh bị CIN3 đều bị ung thư cổ tử cung nhưng bệnh phải được điều trị sớm để ngăn ngừa ung thư.  

Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 3 là gì?

Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 3 (CIN3) là tình trạng các tế bào tăng sinh bất thường trên bề mặt của cổ tử cung. Đây được coi là loạn sản cổ tử cung cấp độ nặng với các tế bào xâm lấn toàn bộ lớp biểu mô tử cung. Khác với CIN1, CIN2, CIN3 có ít khả năng thoái triển nhưng lại có nhiều nguy cơ diễn biến thành ung thư nhất.

(Hình 1 - So sánh hình ảnh của cổ tử cung qua các giai đoạn của tân sinh trong biểu mô cổ tử cung)

So sánh hình ảnh của cổ tử cung qua các giai đoạn của tân sinh trong biểu mô cổ tử cung

Bệnh được chẩn đoán khi các xét nghiệm chuyên sâu cho thấy tế bào paraboloid không điển hình chiếm hơn 2/3 tổng độ dày biểu mô. Điều nguy hiểm với tân sinh trong biểu mô cổ tử cung là nó diễn biến cực kỳ chậm, kéo dài tới hàng chục năm mới thành ung thư cổ tử cung xâm lấn.  

Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 3 có nguy hiểm không? Có phát triển thành ung thư cổ tử cung không?

Đây là bệnh lý nguy hiểm. Nó có khả năng diễn biến thành ung thư cổ tử cung xâm lấn (tỷ lệ >12%) và chỉ có 32% thoái triển. Khả năng các tế bào bất thường này sống sót trên mô tử cung là <56%. 

Nguyên nhân là tổn thương trên mô cổ tử cung cũng đều do các virus HPV gây nên. Bệnh có thể diễn biến từ bệnh nhân CIN 1, CIN 2 hoặc loạn sản nặng từ những người nhiễm virus HPV kéo dài. Hai tuýp HPV thường gặp nhất, có thể tìm thấy ở 70% ca bệnh là HPV 16 và HPV 18. 

(Hình 2 - Quan sát sự thay đổi của các tế bào từ bình thường tới tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 3 dưới kính hiển vi)

Quan sát sự thay đổi của các tế bào từ bình thường tới tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 3 dưới kính hiển vi

Triệu chứng của tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 3

Tân sinh biểu mô cổ tử cung là bệnh lý loạn sản cổ tử cung nặng nhưng thường không gây ra triệu chứng. Bệnh thường chỉ được phát hiện ra khi bạn đi khám phụ khoa định kỳ, thực hiện soi cổ tử cung hoặc được yêu cầu thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PAP)

(Hình 3 - Rất khó để phát hiện ra dấu hiệu của CIN 3 bằng các biểu hiện lâm sàng)

Rất khó để phát hiện ra dấu hiệu của CIN 3 bằng các biểu hiện lâm sàng

Chẩn đoán tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 3

Vì bệnh không có triệu chứng trên lâm sàng nên chỉ có thể được chẩn đoán dựa vào khám phụ khoa định kỳ và xét nghiệm tầm soát, bao gồm:

  • Xét nghiệm PAP: Đây là chỉ định đầu tiên giúp tìm kiếm những thay đổi trong tế bào có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung. Nếu các bác sĩ phát hiện bất thường trong mẫu bệnh phẩm như biến dạng của tế bào sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn.
  • Xét nghiệm axit axetic (VIA) sẽ giúp bác sĩ quan sát cổ tử cung và phát hiện ra những vùng tế bào dị thường. 
  • Xét nghiệm HPV để đánh giá sự xuất hiện của các chủng HPV ở khu vực này.
  • Soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung: Nếu kết quả PAP bất thường, VIA dương tính và khám lâm sàng có tổn thương thì bệnh nhân sẽ được yêu cầu soi cổ tử cung và lấy mẫu đem đi sinh thiết.
  • Khoét chóp cổ tử cung: nếu các xét nghiệm PAP, soi cổ tử cung và kết quả sinh thiết có sự khác biệt thì bệnh nhân sẽ phải khoét chóp cổ tử cung để lấy mẫu bệnh phẩm phục vụ chẩn đoán bổ sung. 

(Hình 4 - Soi cổ tử cung là một trong các phương pháp hữu hiệu để chẩn đoán CIN 3)

Soi cổ tử cung là một trong các phương pháp hữu hiệu để chẩn đoán CIN 3

Cách điều trị tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 3 

Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 3 có 3 cách điều trị chính bao gồm:

Áp lạnh

Bác sĩ có thể sử dụng các dụng cụ làm lạnh tại chỗ để cắt bỏ hay đốt cháy các tế bào bị tổn thương, Ưu điểm của phương pháp này là giúp thu gọn vùng viêm nhiễm, nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, nhược điểm của áp lạnh nằm ở chỗ dễ gây đau đớn cho bệnh nhân, dễ khiến vùng xâm lấn - cổ tử cung bị xuất huyết. 

Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP cổ tử cung)

Bác sĩ sẽ đưa dao lạnh vào cổ tử cung để loại bỏ một mô hình nón có chứa các tế bào tăng sinh bất thường. Đây là phương pháp điều trị được ưa chuộng để điều trị tân sinh biểu mô trong cổ tử cung độ 3. Sau khi khoét chóp, bác sĩ có thể thu thập mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm chuyên sâu. Bệnh nhân cũng có thể phục hồi nhanh chóng sau vài ngày và có thể đi lại bình thường lại ngay sau cuộc phẫu thuật.

(Hình 5 - LEEP vòng điện là thủ thuật có hiệu quả cao trong điều trị các bệnh loạn sản cổ tử cung)

(Hình 5 - LEEP vòng điện là thủ thuật có hiệu quả cao trong điều trị các bệnh loạn sản cổ tử cung)

Tuy nhiên, nhược điểm của khoét chóp cổ tử cung là một số biến chứng sớm như xuất huyết âm đạo, bất thường dịch âm đạo, nhiễm trùng. Hoặc các biến chứng muộn bao gồm hẹp cổ tử cung, suy cổ tử cung,...

Cắt bỏ tử cung

Đây là chỉ định hiếm gặp, được đưa ra nếu các phương pháp còn lại không giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh. 

Phòng ngừa tân sinh biểu mô cổ tử cung

Điều may mắn là các chị em có thể bảo vệ mình khỏi bệnh loạn sản tử cung bằng cách phòng tránh virus HPV. Nếu đã nhiễm virus HPV thì bạn cần giảm nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung bằng tái khám và xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường xuyên để chẩn đoán và điều trị từ sớm.

Nhìn chung, các biện pháp phòng tránh tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 3 bao gồm:

Tiêm vắc xin ngừa HPV

Đây là cách tốt nhất để chủ động ngăn ngừa virus HPV. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt các loại vắc xin ngăn ngừa các loại virus HPV có liên quan chặt chẽ đến tân sinh biểu mô cổ tử cung là: Gardasil, Gardasil 9 và Cervarix.

FDA khuyến cáo cả nam và nữ trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi hãy chủ động đăng ký tiêm phòng để bảo vệ bảo thân khỏi các bệnh ung thư hậu môn, ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung, mụn cóc sinh dục,... do virus HPV gây ra. 

(Hình 6 - Tiêm phòng HPV là biện pháp có hiệu quả rất cao để phòng ngừa tân sinh trong biểu mô cổ tử cung)

Tiêm phòng HPV là biện pháp có hiệu quả rất cao để phòng ngừa tân sinh trong biểu mô cổ tử cung

Quan hệ tình dục an toàn

Bạn có thể quan hệ hạn chế quan hệ tình dục và đảm bảo quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, Hạn chế quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng. Đồng thời, bạn cũng không nên quan hệ tình dục với quá nhiều đồi tác, sử dụng đồ chơi tình dục hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân.

Xét nghiệm PAP thường xuyên

Đây là xét nghiệm kiểm tra những bất thường của tế bào cổ tử cung. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào cổ tử cung phết trực tiếp lên lam kính và gửi tới phòng xét nghiệm để xử lý và đọc kết quả dưới kính hiển vi. 

Bạn có thể xét nghiệm phết tế bào PAP đầu tiên vào tuổi 21. Và nếu kết quả bình thường thì bạn nên xét nghiệm PAP 3 năm/ lần từ năm 21 - 29 tuổi. Nếu bạn từ 30 - 65 tuổi thì nên xét nghiệm 5 năm/ lần. Đây là xét nghiệm có thể phát hiện sớm chứng loạn sản cổ tử cung để bệnh nhân được tiếp nhận điều trị sớm. 

(Hình 7 - Xét nghiệm PAP cần được thực hiện thường xuyên để phòng ngừa các bất thường ở cổ tử cung từ cấp độ tế bào)

Xét nghiệm PAP cần được thực hiện thường xuyên để phòng ngừa các bất thường ở cổ tử cung từ cấp độ tế bào

Không hút thuốc

Những người hút thuốc lá thường xuyên có khả năng nhiễm trùng HPV và mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm hơn bình thường. 

Có thể nói, tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 3 với nguy cơ diễn biến thành ung thư chậm và lâu dài suốt 5 - 15 năm. Chính vì vậy, việc phòng tránh bệnh phải được thực hiện sớm bằng tiêm phòng HPV và khám phụ khoa định kỳ.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,450

Bài viết hữu ích?

Nguồn tham khảo

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám