Tán sỏi ngược dòng là gì?
Tán sỏi ngược dòng là phương pháp tán sỏi bằng cách sử dụng ống nội soi mềm hoặc ống cứng, đi từ niệu đạo đến bàng quang rồi lên niệu quản. Ống nội soi khi ấy sẽ tiếp cận các vị trí có sỏi thận, dùng năng lượng laser phá vỡ thành những mảnh nhỏ hơn.
(Sử dụng ống nội soi mềm hoặc ống nội soi cứng để phá vỡ cấu trúc sỏi)
Đối với mảnh sỏi có kích thước to, chúng sẽ được đưa ra ngoài bằng dụng cụ nội soi, theo đường tự nhiên. Trong khi đó, mảnh sỏi nhỏ tự đào thải ra bên ngoài cơ thể bằng đường nước tiểu.
Tán sỏi ngược dòng bằng laser ống mềm
Cách thức điều trị này được áp dụng khi hạt sỏi khoảng 1,5 cm, sỏi sau khi tán sẽ đi ra ngoài bằng đường tự nhiên. Phương pháp còn hữu dụng trong trường hợp tán sỏi ngoài cơ thể không thành công hoặc lấy hết phần sỏi còn sót lại trong cơ thể.
Sử dụng laser ống mềm để tán sỏi làm giảm khả năng bị sót sỏi, nhiễm trùng hoặc tổn thương chức năng thận. Phương pháp còn hạn chế đau đớn cho bệnh nhân trong quá trình tán sỏi, đảm bảo tính thẩm mỹ vì không để lại sẹo.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng người có niệu quản hẹp, niệu đạo hẹp hay nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tán sỏi ngược dòng bằng laser ống mềm, những cá nhân này nên tham vấn ý kiến bác sĩ để nắm chi tiết hơn.
Tán sỏi ngược dòng bằng laser ống cứng
Đối với các hạt sỏi ở vị trí ⅓ dưới hoặc ⅓ giữa niệu quản, tán sỏi ngược dòng bằng laser ống cứng sẽ được áp dụng. Khi ấy, bác sĩ sẽ dùng các ống soi nhỏ và cứng, đưa vào bên trong cơ thể, dùng tia laser phá sỏi thận. Quá trình này đều có thể tiến hành với hầu hết bệnh nhân, ngoại trừ trường hợp đối tượng chống chỉ định ngoại khoa.
Chỉ định nội soi tán sỏi ngược dòng khi nào?
Tuy là phương thức chữa trị tiên tiến, không phải cá nhân nào cũng được chỉ định tán sỏi. Những trường hợp có thể áp dụng bao gồm:
- Kích thước sỏi dao động từ 0,6 đến 2 cm.
- Tình trạng bệnh nhân không có sự chuyển biến tích cực khi điều trị nội khoa.
- Sỏi còn sót lại trong cơ thể, các biện pháp tán sỏi khác không mang lại hiệu quả cao.
- Viên sỏi vẫn nằm ở nơi khó di chuyển, nằm trên polyp dù đã cố gắng điều trị.
- Người bệnh không gặp vấn đề về rối loạn đông máu, đường tiết niệu bị hẹp, viêm, cơ thể xuất hiện tác dụng phụ khi gây mê.
(Những trường hợp chỉ định tán sỏi bằng tia laser)
Tán sỏi ngược dòng bằng laser có nguy hiểm không?
Tán sỏi ngược dòng bằng laser không mang lại nguy hiểm cho người bệnh, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, niệu quản bị tổn thương, khó chịu khi đi vệ sinh. Để phòng tránh, thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh trước và sau khi phẫu thuật, giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro.
Quy trình nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser
Khi nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser, tùy theo loại ống soi sử dụng mà quy trình sẽ có sự khác biệt. Thông thường, nội soi bằng ống mềm yêu cầu nhiều bước làm hơn nội soi bằng ống cứng, cụ thể như bên dưới đây.
Với ống mềm
Bước 1: Đặt ống thông niệu quản 10 ngày trước khi tiến hành tán hỏi, trước đó bắt buộc phải xác định đủ điều kiện nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser ống mềm.
Bước 2: Gây mê nội khí quản, yêu cầu người bệnh nằm ngửa như tư thế sản khoa.
Bước 3: Rút ống thông niệu quản, sau đó soi bàng quang - niệu quản để đánh giá niệu quản.
Bước 4: Luồn dây dẫn từ niệu đạo đến thận với mục đích hỗ trợ cho việc đưa ống nội soi lên đến vị trí có sỏi, kiểm tra vị trí, số lượng, kích thước sỏi.
Bước 5: Dùng tia laser để tán sỏi thành các mảnh nhỏ hơn, bơm rửa, đưa mảnh sỏi ra ngoài.
Bước 6: Sau khi hoàn thành việc tán sỏi, rút ống soi, đồng thời đặt lại ống thông niệu quản và ống dẫn tiểu ở niệu đạo.
Với ống cứng
Bước 1: Người bệnh cũng sẽ nằm theo tư thế sản khoa, tuy nhiên đã được gây tê hoặc gây mê trước đó. Bác sĩ đặt máy soi trực tiếp vào bàng quang, tiếp cận lỗ niệu quản qua việc quan sát camera.
Bước 2: Nhờ sự dẫn đường của dây dẫn, máy soi sẽ luồn qua miệng niệu quản, đi dần đến vị trí có sỏi và sử dụng tia laser tán sỏi.
Bước 3: Bác sĩ sẽ lấy sỏi bằng cách sử dụng rọ lấy sỏi chuyên dụng, ngoài ra có thể để bệnh nhân tự đào thải các mảnh sỏi ra ngoài qua việc đi tiểu.
(Quy trình các bước tán sỏi bằng ống nội soi cứng)
Tán sỏi ngược dòng mất bao lâu?
Tán sỏi ngược dòng bằng laser thường chỉ mất khoảng trung bình 50 phút, bệnh nhân không cảm thấy đau đớn vì đã được gây tê trước đó. Sau khi tán sỏi, người bệnh cũng không cần nằm viện quá lâu, thông thường trong vòng 2 ngày để tiện theo dõi.
Những yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị
Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị tán sỏi ngược dòng bao gồm tình trạng niệu quản, hạt sỏi lớn hay nhỏ, độ ứ nước của thận. Tùy theo thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có nên tán sỏi bằng laser cũng như liệu trình chăm sóc hậu phẫu.
Ưu nhược điểm tán sỏi ngược dòng bằng laser
Mỗi phương pháp tán sỏi bằng laser đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, người bệnh có thể tham khảo những thông tin trong phần này để hiểu rõ hơn về cách thức điều trị, kết hợp chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.
Với ống mềm
Việc sử dụng ống mềm để tán sỏi mang lại những lợi ích đáng kể sau:
- Cách chữa trị hiện đại, hạn chế khả năng xâm lấn trong thời gian điều trị bệnh sỏi.
- Không can thiệp vào chức năng của thận.
- Người bệnh mau hồi phục, thông thường chỉ cần 2 ngày nằm viện.
- Không cần thao tác mổ bên ngoài cơ thể, quá trình phẫu thuật đều diễn ra qua đường tự nhiên của cơ thể.
- Ít gây đau đớn và khả năng để lại sẹo thấp.
Dẫu vậy, tán sỏi ngược dòng bằng laser ống mềm không tránh khỏi những hạn chế sau:
- Không đạt hiệu quả cao đối với trường hợp kích thước hạt sỏi lớn hơn 25mm.
- Không được thực hiện khi người bệnh bị hẹp niệu quản, niệu quản bị gấp khúc hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Cơ thể có biến chứng liên quan đến thận như thận ứ nước, đi tiểu ra máu.
(Ưu điểm và hạn chế của phương pháp tán sỏi bằng ống nội soi mềm)
Với ống cứng
Khi sử dụng laser ống cứng để tán sỏi, bệnh nhân không cần quá lo lắng, bởi lẽ:
- Ít gây đau đớn, giảm chảy máu, dễ chăm sóc hậu phẫu và nhanh hồi phục.
- Hiệu quả cao, tán sỏi sạch đến 90%, ít biến chứng, không gây mất thẩm mỹ.
- Giảm thiểu được chi phí nằm viện, thời gian chăm sóc vì không cần nằm lại bệnh viện quá lâu.
- Không cần phải điều trị nhiều lần vì phương pháp này lấy sỏi sạch hơn so với phẫu thuật tán sỏi ngoài cơ thể.
- Không mất thời gian quá lâu để mảnh vụn sỏi thoát qua niệu quản.
Về nhược điểm, tán sỏi ngược dòng bằng laser ống cứng cũng tương tự như dùng ống mềm, đó là không áp dụng khi bệnh nhân mắc bệnh về niệu đạo. Dùng ống cứng cũng sẽ dễ gặp rủi ro như thủng niệu quản do đốt nhầm vị trí, lây lan, khó đặt ống nội soi đúng vị trí có sỏi, thậm chí tiền điều trị khá cao.
Lưu ý trước và sau khi tán sỏi nội soi ngược dòng
Để quá trình điều trị được an toàn và hiệu quả, trước khi tán sỏi, người bệnh cần phải thực hiện một số biện pháp cận lâm sàng, chuẩn bị đầy đủ những kết quả xét nghiệm liên quan. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cũng nên theo dõi sức khỏe, uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.
Trước khi tán sỏi
Bệnh nhân cần chuẩn bị chi tiết các bước sau đây:
- Thực hiện xét nghiệm nước tiểu, chụp CT scan hệ niệu, CT scan xoắn ốc không thuốc cản quang, phân tích thành phần, nguyên nhân cấu tạo sỏi.
- Ngưng sử dụng các loại thuốc như thuốc đông, thuốc chống tập kết tiểu cầu trước 1 tuần, theo lời dặn của bác sĩ.
- Ký giấy đồng ý phẫu thuật sau khi được bác sĩ tư vấn, đồng ý giải pháp điều trị.
- Nhịn ăn 6 giờ và nhịn uống 2 giờ trước khi điều trị tán sỏi.
- Tiêm liều kháng sinh trước khi thực hiện phẫu thuật.
(Bệnh nhân cần thăm khám lâm sàng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trước khi tán sỏi)
Sau khi tán sỏi
Việc chăm sóc hậu phẫu cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe, người bệnh hãy lưu ý những điều sau:
- Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ nhằm phòng ngừa nhiễm trùng.
- Vận động cơ thể để nhanh hồi phục.
- Tái khám đúng lịch.
- Nhanh chóng gặp bác sĩ nếu đi tiểu ra máu, nước tiểu ít, khó tiểu, cảm thấy ớn lạnh, buồn nôn hay sốt cao.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, hạn chế muối và chất đạm động vật.
- Uống nhiều nước để tránh sỏi tái phát, bởi lẽ người từng bị sỏi đường tiết niệu có khả năng tái phát bệnh rất cao.
Câu hỏi liên quan
Bên cạnh những thông tin trên, người bệnh vẫn còn băn khoăn một số vấn đề, chẳng hạn như tán sỏi có đau không, nên tán sỏi ở trung tâm y tế nào. Bệnh viện đa khoa Phương Đông sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc sau.
Tán sỏi ngược dòng có đau không?
Cả tán sỏi ngược dòng bằng laser ống mềm và ống cứng đều ít gây đau đớn, lý do vì trước đó bệnh nhân đã được tiến hành gây tê. Ngoài ra, những hạt sỏi cũng được đưa ra ngoài bằng đường tự nhiên, ít can thiệp về thẩm mỹ nên người bệnh không cần lo lắng.
Tán sỏi ngược dòng ở đâu tốt?
Tán sỏi ngược dòng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, đơn vị sở hữu dàn máy tán sỏi ống mềm và ống cứng hiện đại. Chuyên khoa Tiết niệu từng điều trị thành công nhiều ca sỏi tiết niệu bằng phương pháp không xâm lấn, sức khỏe bệnh nhân hậu phẫu hồi phục nhanh chóng.
(Tán sỏi tiết niệu ngược dòng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)
Ngoài tán sỏi bằng tia laser, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông còn cung cấp dịch vụ:
- Nội soi tán sỏi qua da.
- Phẫu thuật nội soi lấy sỏi.
- Mổ mở, mổ nội soi các bướu niệu.
Tán sỏi ngược dòng đã trở thành phương pháp tiên tiến trong việc chữa trị sỏi tiết niệu, quá trình tiến hành nhanh chóng, ít đau đớn, an toàn và hiệu quả cao. Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên đến cơ sở y tế có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại đảm bảo an toàn trong và sau tán.