Tán sỏi qua da: Ưu điểm, chỉ định và quy trình thực hiện

Thao Tran

05-10-2023

goole news
16

Tán sỏi qua da là một trong những phương pháp đang được áp dụng rộng rãi vì mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong quá trình điều trị sỏi thận - tiết niệu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm được các thông tin quan trọng về kỹ thuật tán sỏi tân tiến này. Chính vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay Bệnh viện Đa khoa Phương Đông xin mời bạn đọc tìm hiểu về chủ đề tán sỏi qua da là gì.

Tìm hiểu về phương pháp tán sỏi qua da

Việt Nam được xem là “vùng sỏi thế giới” với tỷ lệ dân số mắc sỏi tiểu niệu từ 2 - 12%, trong đó 40% là sỏi thận. Với sỏi thận kích thước nhỏ, người bệnh có thể điều trị nội khoa (uống nhiều nước và sử dụng thuốc). Với sỏi thận lớn, không thể điều trị nội khoa thì các phương pháp khác được lựa chọn có thể đến như tán sỏi qua lớp da, tán sỏi ngoài da, phẫu thuật mổ mở hoặc nội soi.

Hiện nay, phương pháp này được áp dụng rộng khắp tại nhiều quốc gia trên thế giới và nước ta vì có nhiều ưu điểm như ít xâm lấn, an toàn, hiệu quả cao.

Tán sỏi qua da là gì?

Đây là một trong những phương pháp tán sỏi công nghệ cao hiện đại sử dụng năng lượng laser phá vỡ sỏi to thành những mảnh nhỏ để đưa ra ngoài một cách nhanh chóng, an toàn nhất cho cơ thể khi gặp trường hợp sỏi thận có kích thước lớn. Phương pháp này còn được gọi là tán sỏi qua da đường hầm nhỏ laser.

Trong toàn bộ quá trình tìm sỏi, việc bắn phá và hút gắp các vụn sỏi ra ngoài đều được thực hiện thông qua 1 đường hầm nhỏ. Đường hầm này được nông rộng bằng dụng cụ nong nhằm đạt được kích thước mong muốn và được ví như kênh làm việc để hỗ trợ các thao tác loại bỏ sỏi.

kỹ thuật tán sỏi qua daHình ảnh minh họa kỹ thuật tán sỏi qua lớp da

Ưu điểm của kỹ thuật tán sỏi qua da

So với mổ mở thì phương pháp này mang lại nhiều lợi ích như người bệnh được điều trị ít xâm lấn, bảo tồn chức năng thận, hồi phục sau mổ nhanh, thời gian nằm viện ngắn và hiệu quả cao. 

Trong phẫu thuật tán sỏi qua da, bác sĩ sẽ tạo một đường hầm từ ngoài da (khoảng 1cm) tại vùng hông lưng để tiếp cận sỏi nên vết rạch rất nhỏ. Sau đó, thiết bị được đưa vào đường hầm để tán vỡ sỏi lớn và đưa các mảnh nhỏ ra ngoài. 

Trong khi đó, nếu phẫu thuật mổ mở, người bệnh sẽ phải chịu một đường mổ ở vùng hông lưng dài khoảng 15cm. Cơ hông lưng bị vết mổ cắt đứt, gây tổn thương thần kinh, xương sườn số 12, mô xung quanh thận. Do đó, tổn thương sau mổ mở là tương đối lớn, đòi hỏi thời gian phẫu thuật và hồi phục lâu, mức độ đau sau mổ nhiều.

Ngoài ra, sau mổ mở có thể sẽ hình thành mô xơ dính tại vùng thận đã bị xâm lấn. Vì thế, việc tiếp cận sỏi cho các lần sau nếu bệnh tái phát sẽ gặp khó khăn và tăng nguy cơ tổn thương nhiễm trùng, chảy máu, thoát vị vết mổ… 

Về hiệu quả, các báo cáo cho thấy rằng tỷ lệ sạch sỏi của tán sỏi thận qua da lên đến 90%, tùy vào đặc tính của sỏi, kinh nghiệm của bác sĩ và trang thiết bị được sử dụng.

Nhược điểm của kỹ thuật tán sỏi qua da

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phương pháp cũng có một số nhược điểm như:

  • Chi phí khá cao vì phải dùng tới các dụng cụ như bộ nong thận. catheter niệu quản, amplatz và một số thiết bị khác.
  • Yêu cầu bác sĩ phải trình độ tốt, giàu kinh nghiệm để đảm bảo tán sạch sỏi, giảm thiểu biến chứng.
  • Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, hỗ trợ tối đa cho quá trình thực hiện tán sỏi.

Ai được chỉ định tán sỏi qua da?

  • Sỏi có kích thước lớn hơn 2cm, bao gồm cả sỏi san hô phức tạp.
  • Người bệnh đã từng tiến hành tán sỏi ngoài ra hoặc nội soi niệu quản ngược dòng nhưng không thành công.
  • Chỉ định cân nhắc đối với một số trường hợp sỏi thận đặc biệt như sỏi thận ở người bệnh béo, sỏi thận tắc nghẽn ở bệnh nhi, sỏi thận kết hợp hẹp khúc nối bể thận - niệu quản hoặc hẹp niệu quản, sỏi trên thận móng ngựa tắc nghẽn, sỏi ở bệnh nhân còn 1 thận tắc nghẽn, sỏi của thận ghép, sỏi trên thận không ứ nước.

tán sỏi tiết niệu qua daCận cảnh hình ảnh tán sỏi

Đối tượng chống chỉ định nội soi tán sỏi qua da

  • Người mắc bệnh lý nội khoa nặng: rối loạn đông máu, suy tim nặng, bệnh mạch vành, chức năng phổi không tốt chỉ định với gây mê nội khí quản, huyết áp cao, bị tiểu đường hoặc không thể chịu đựng phẫu thuật.
  • Người đang sử dụng thuốc Aspirin, thuốc chống đông đường uống thì cần phải dừng thuốc từ 1 - 2 tuần và chuyển sang đường tiêm dưới da, chỉ định phẫu thuật khi kiểm tra chức năng đông máu không rối loạn.
  • Người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn tại chỗ thành bụng chưa được điều trị.
  • Thận có thể tích lớn và nhu mô giãn mỏng hay sỏi san hô có tiên lượng tán sỏi qua da nhiều lần không thể lấy hết.
  • Người có khối u ở thận hay ung thư thận.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người bị gù, cong vẹo cột sốt hoặc có bệnh lý hô hấp không thể chịu đựng nằm sấp khi mổ thì có thể chọn tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng để phẫu thuật.

Biến chứng khi tán sỏi qua da

Tương tự như các phương pháp phẫu thuật khác, phương pháp này cũng tiềm ẩn một số biến chứng tán sỏi qua mặt da nhất định, tuy nhiên tỷ lệ thấp hơn nhiều lần so với mổ mở.

  • Chảy máu là biến chứng đáng kể, do thận là cơ quan chứa nhiều máu. Những trường hợp chảy máu nặng phải truyền máu, thậm chí cắt bỏ thận hoặc tử vong.
  • Nhiễm khuẩn huyết cũng là biến chứng cần lưu ý vì người bệnh có nguy cơ tử vong nếu tình trạng đáp ứng kém với kháng sinh.

Tỷ lệ tử vong sau tán sỏi qua da bằng laser rất thấp khoảng 0.05% - 0.8%, thường liên quan khuẩn khó kiểm soát. Thậm chí, một số trường hợp có xét nghiệm nước tiểu sạch trước mổ vẫn có thể bị biến chứng nhiễm khuẩn huyết. Lý do là vì nước tiểu bị nhiễm khuẩn trên chỗ bế tắc, lượng vi khuẩn trên bề mặt sỏi phát tán ra lúc đưa sỏi ra ngoài. 

Ngoài ra, còn một số biến chứng khác có thể kể đến như tổn thương cơ quan lân cận (gan, ruột, phổi, lách..), thủng bể thận, niệu quản gây rò nước tiểu... có thể xảy ra khi tạo đường hầm.

Quy trình tán sỏi qua da như thế nào?

  • Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định tình trạng bệnh và vị trí, kích thước của sỏi tiết niệu. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phương án điều trị sỏi phù hợp.
  • Sau khi xác định được phương án điều trị tán sỏi qua da, người bệnh sẽ chọn thời gian thích hợp để tiến hành tán sỏi tại phòng mổ riêng biệt.
  • Người bệnh được gây mê toàn thân nội khí quản, tiếp đó bác sĩ sẽ dùng một kim đưa qua da từ vùng lưng vào đến vị trí sỏi.
  • Nong rộng đường hầm của kim bằng dụng cụ nong chuyên biệt để đạt được đến kích thước mong muốn để đưa máy nội soi vào tiến hành tán sỏi.
  • Sỏi sau khi tán thành các mảnh vụn sẽ được hút ra ngoài qua đường hầm nhỏ. Tiếp đó, cũng thông qua đường hầm này thì bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống dẫn lưu thân để kiểm tra sau tán sỏi. Ống lưu dẫn sẽ được rút sau khoàng 24 - 48 giờ.
  • Người bệnh nghỉ ngơi tại viện trong thời gian từ 3 - 5 ngày. Trước khi xuất viện, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám, hướng dẫn chi tiết chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.

tán sỏi qua daBác sĩ thực hiện nội soi tán sỏi niệu quản qua da

Thông tin cần biết khi thực hiện tán sỏi qua da

Dưới đây là một số thông tin quan trọng mà người bị sỏi thận - tiết niệu cần phải tìm hiểu kỹ khi quyết định lựa chọn điều trị bằng kỹ thuật tán sỏi qua da:

Trước khi thực hiện

Trước khi tán sỏi, để đảm bảo quá trình tán sỏi diễn ra thuận lợi thì người bệnh cần chuẩn bị một số thủ sau:

  • Tiến hành các loại xét nghiệm trước khi thực hiện phẫu thuật.
  • Ký cam kết xác nhận thực hiện.
  • Ngừng sử dụng những loại thuốc điều bị bệnh lý khác (nếu có), nhịn ăn uống trước khi tán sỏi theo chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng kháng sinh dự phòng theo chỉ định.

Theo dõi trong mổ

  • Bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ về mạch, huyết áp động mạch, áp lực tĩnh mạch trung ương và nồng độ O2, CO2 máu đánh giá bẳng SpO2, PetCO2.
  • Thời gian mổ không nên vượt quá 2 giờ, tính từ khi rạch da đến khi đóng lỗ đường hầm.
  • Phát hiện sớm các biến chứng trong khi thực hiện tán sỏi như chảy máu từ mô thân hoặc cổ dài thận do thao tác chọc dò hoặc tán sỏi, vỡ thận do chọc mù, chọc dò hoặc tán sỏi quá mạnh…
  • Tình trạng hô hấp, tuần hoàn của người bệnh có thể biến động do thời gian phẫu thuật kéo dài khi người bệnh nằm sấp và nguy cơ bị tràn dịch màng phổi vì thoát dịch khi bơm nước áp lực cao.

Sau khi thực hiện

  • Theo dõi huyết động, tình trạng toàn thân, tình trạng ổ bụng, tình trạng chảy máu và đau sau mổ, số lượng và màu sắc nước tiểu… để có hướng can thiệp kịp thời.
  • Bổ sung nước, chất điện giải dựa theo kết quả xét nghiệm sinh hóa máu.
  • Phát hiện các biến chứng sau mổ như tràn dịch ổ bụng, tràn dịch màng phổi, tổn thương tạng trong ổ bụng do chọc dò, nhiễm khuẩn hoặc số nhiễm khuẩn…

Khám kiểm tra sau phẫu thuật

Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra lâm sàng, siêu âm nhằm đánh giá mức độ phục hồi chức năng thận của bên can thiệp và thực hiện sỏi bàng quang rút ống thông JJ niệu quản. Trong trường hợp còn sỏi trên siêu âm, chụp Xquang thì tùy mức độ bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp phù hợp.

Chăm sóc sau tán sỏi qua da bằng laser

Mục đích chăm sóc người bệnh

Việc chăm sóc bệnh nhân sau tán sỏi qua da một cách đặc biệt nhằm các mục đích sau:

  • Tăng cường khả năng tống khứ các mảnh sỏi ra ngoài.
  • Chống nguy cơ sỏi tái phát hoặc tình trạng liên kết các mảnh sỏi lại.
  • Giảm tối đa các triệu chứng khó chịu sau tán sỏi.
  • Phòng chống tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Ngăn chặn các nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi.

chăm sóc bệnh nhân tán sỏi qua daBệnh nhân được chăm sóc tận tình trong thời gian lưu viện tại Phương Đông

Những lưu ý về chăm sóc sau tán sỏi qua da

Để hồi phục nhanh, hạn chế các biến chứng và sỏi tái phát thì người bệnh nên:

  • Uống nhiều nước, tuyệt đối không nhịn tiểu.
  • Ăn các loại thực phẩm giúp lợi tiểu, dễ tiêu hóa để tốt cho việc bài xuất các mảnh sỏi vụn, cặn máu, dịch máu, các thành phần hữu cơ trên thân hoặc niệu quản xuống bàng quan và ra ngoài. Bên cạnh đó, chế độ ăn này còn giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe, nhanh liền các tổn thương ở niêm mạc - thành niệu quản và chống táo bón giúp người bệnh giảm áp lực ổ bụng khi đi ngoài.
  • Xây dựng chế độ ăn hạn chế các chất tạo sỏi.
  • Bổ sung những loại thực phẩm và đồ uống có chất kháng khuẩn trong thực đơn ăn hằng ngày để chống bị nhiễm khuẩn ngược dòng.
  • Không vận động quá mạnh hay mang vác vật nặng, làm việc quá sức sau phẫu thuật tán sỏi.

Dịch vụ tán sỏi qua da tại BVĐK Phương Đông

Chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thực hiện điều trị sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang…) bằng nhiều phương pháp như tán sỏi ngược dòng bằng ống soi cứng, sỏi ngược dòng bằng ống soi mềm, nội soi tán sỏi qua da, phẫu thuật mổ lấy sỏi.

Chính vì vậy, khi lựa chọn dịch vụ tán sỏi qua da tại Phương Đông, khách hàng an tâm loại sạch sỏi:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tiết niệu giàu kinh nghiệm, tận tâm, chuyên môn vững vàng trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và thực hiện điều trị.
  • Không gian phòng khám khép kín, phòng mổ vô khuẩn một chiều hiện đại, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.
  •  Hệ thống máy tán sỏi thế hệ mới hỗ trợ tối đa trong quá trình thực hiện.
  • Phòng nội trú rộng rãi, đầy đủ tiện nghi; khách hành “tay không” đi viện như đi nghỉ dưỡng.
  •  Đội ngũ điều dưỡng viên tận tâm, nhiệt tình hỗ trợ khách hàng khi cần thiết.
  • Áp dụng đồng thời chương trình ưu đãi hiện hành và giảm trừ tối đa với BHYT, BHBL giúp khách hàng gạt bớt gánh lo chi phí tán sỏi qua da hết bao nhiêu.

Qua những chia sẻ nêu trên, hy vọng rằng bạn đọc đã có cho mình những thông tin hữu ích về kỹ thuật tán sỏi thận - tiết niệu qua da. Nếu bạn còn có thắc mắc khác hoặc có nhu cầu thăm khám, điều trị sỏi bằng phương pháp tán sỏi qua da thì hãy liên hệ ngay đến hotline 1900 1806 để đặt lịch cùng chuyên gia hàng đầu tại BVĐK Phương Đông.

1,465

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Bệnh tiết niệu

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám