Biến chứng tán sỏi qua da có nguy hiểm không?

Trường Nguyễn

07-10-2023

goole news
16

Phương pháp tán sỏi qua da đang được áp dụng rộng rãi vì mang tới nhiều kết quả tích cực trong điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản. Sau tán sỏi, người bệnh sẽ cảm thấy ít bị đau, phục hồi nhanh hơn và tránh được tối đa những biến chứng tán sỏi qua da có trong và sau khi mổ.

Tìm hiểu về tán sỏi qua da là gì?

Tán sỏi qua da là phương pháp tán sỏi hiện đại với nhiệm vụ làm sỏi to vỡ vụn thành những mảnh nhỏ để đưa chúng ra bên ngoài một cách nhanh chóng, ít sang chấn, an toàn nhất cho cơ thể khi gặp những trường hợp sỏi thận có kích thước lớn.

Toàn bộ quá trình tìm sỏi, bắn phá cũng như hút gắp vụn sỏi ra bên ngoài đều được thực hiện bằng cách thông qua một đường hầm nhỏ. Đường hầm này còn được xem như là kênh làm việc để có thể hỗ trợ cho những thao tác loại bỏ sỏi được diễn ra.

null
Sử dụng phương pháp tán sỏi qua da hiện đại nhất hiện nay có gặp biến chứng?

Tán sỏi qua da có gặp biến chứng nào không?

Nguy cơ các bệnh nhân thường gặp phải (hơn 1/10 trường hợp)

  • Đặt tạm thời ống thông niệu đạo bàng quang (ống dẫn này sẽ có nhiệm vụ lưu nước tiểu từ bộ phận bàng quang đi qua niệu đạo và thải ra bên ngoài) và ống thông niệu quản hay còn được gọi là ống thông thận. Các ống này sẽ được các bác sĩ rút ra sau đó.
  • Nước tiểu thường sẽ có lẫn một ít máu (tạm thời).
  • Cơn sốt có thể xảy ra nhưng chỉ thoáng qua.

Nguy cơ các bệnh nhân ít gặp phải (khoảng 1/10 đến 1/50 trường hợp)

  • Đôi khi cần thêm một ít đường hầm vào thận để có thể lấy sạch sỏi.
  • Không đảm bảo rằng có thể lấy sạch sỏi và cần thêm một số thủ thuật hỗ trợ khác để dễ dàng lấy sạch sỏi.
  • Sỏi tái phát.
  • Không tạo được đường hầm để vào thận nên cần phải chuyển sang các phương pháp chữa trị khác.

Nguy cơ có thường hiếm gặp (ít hơn 1/50 trường hợp)

  • Chảy máu nghiêm trọng ở thận cần phải truyền máu, thực hiện thuyên tắc mạch hoặc nghiêm trọng hơn là phải dùng đến một phương pháp cuối cùng đó chính là phẫu thuật cắt bỏ thận.
  • Tổn thương cơ quan phổi, ruột, lá lách, gan nên cần phải có sự can thiệp của phẫu thuật.
  • Tổn thương hoặc nhiễm khuẩn thận cần phải điều trị và theo dõi thêm.
  • Hấp thụ quá nhiều dịch tưới rửa vào bên trong máu trong quá trình phẫu thuật dẫn đến một số rối loạn chức năng tim.

 

null
Những rủi ro biến chứng tán sỏi qua da có thể gặp

Những rủi ro, biến chứng tán sỏi qua da có thể xuất hiện

Sót vụn sỏi sau khi tán sỏi qua da

Đôi khi không thể nào có thể lấy sạch sỏi trong quá trình phẫu thuật. Trong những trường hợp này bệnh nhân cũng cần điều trị thêm bằng các phương pháp khác như tán sỏi ngoài cơ thể bằng cách sử dụng sóng xung lực hoặc phẫu thuật nội soi tán sỏi niệu quản hoặc hiếm khi phải thực hiện tán sỏi thêm lần thứ hai.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Vì một số sỏi vẫn có chứa vi khuẩn bên trong, nên bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn các tình trạng nhiễm khuẩn sau khi đã hoàn tất cuộc phẫu thuật.

Tình trạng sốt sau khi thực hiện phẫu thuật này là điều được xem là bình thường (25% trường hợp), nhưng thường là những cơn sốt thoáng qua. Chỉ có khoảng 0.5% nguy cơ sốc nhiễm trùng máu.

Nguy cơ chảy máu sau khi đã phẫu thuật

Chảy máu chính là một biến chứng tán sỏi qua da được xem là phổ biến, có thể xảy ra trong và sau cuộc phẫu thuật.

Nếu bệnh nhân vẫn mất máu nhiều có thể cần phải truyền thêm máu. Tỷ lệ chảy máu trong quá trình phẫu thuật phải truyền máu khoảng từ 5 - 18%, một số ít trong đó, nếu không cầm máu được vẫn có thể phải can thiệp thuyên tắc mạch hoặc thậm chí là cắt thận.

Một số biến chứng tán sỏi qua da khác

Tụ dịch (nước tiểu) sau khi đã phẫu thuật: sau phẫu thuật, hiếm khi có dịch rò rỉ từ thận gây nên tình trạng tụ dịch bên trong bụng của bệnh nhân. Nếu phát sinh thêm các tình trạng tụ dịch nhiều, có thể cần phải dẫn lưu dịch. Thủ thuật này thường được thực hiện ngay tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân vẫn cần đặt thêm ống thông niệu quản. Ống thông niệu quản thường sẽ được lưu tạm thời cho đến khi có các vấn đề đã ổn định; và có thể được rút ra trong vòng sáu tuần.

Tổn thương ở những cơ quan lân cận khác.

Thời gian phục hồi sau khi phẫu thuật là bao lâu?

Phẫu thuật tán sỏi qua da nhẹ nhàng, hạn chế nhất những cảm giác đau đớn, thời gian tiến hành điều trị đối với ngắn hạn (khoảng 1 giờ). Mặc dù chi phí tán sỏi qua da có vẻ cao hơn các phương pháp khác nhưng thời gian nằm viện thường sẽ khoảng 2 – 5 ngày, phục hồi nhanh trở lại làm việc trong khoảng 7 – 10 ngày.

Chăm sóc người bệnh sau tán sỏi thận qua da

Bệnh nhân sau khi đã được nội soi tán sỏi thận qua da có thể ngồi dậy đi lại bên trong phòng, dùng các thức ăn nhẹ từ ngày thứ nhất.

Ngày thứ 2, bệnh nhân sẽ được phép chụp đài bể thận để kiểm tra qua ống dẫn lưu thận, cũng đồng thời xác định được lần cuối là không còn bỏ sót bất kỳ sỏi và thuốc cản quang lưu thông tốt xuống bộ phận bàng quang. Sau đó ống dẫn lưu thận sẽ được rút ra bên ngoài. 

Sau khi đã rút ống dẫn lưu thận, ở lỗ dẫn lưu vẫn có thể rỉ ra một ít nước tiểu song thường tình trạng này sẽ hết sau từ 3 - 6 giờ nhờ băng ép tại chỗ.

Chăm sóc bệnh nhân tán sỏi qua da ở viện sẽ khoảng 3 đến 4 ngày. Bệnh nhân vẫn có thể trở lại làm việc sau 7 đến 10 ngày mà không cần duy trì chế độ điều trị đặc biệt nào. Nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước vào mỗi ngày.

nullPhương pháp điều trị thay thế tán sỏi qua lớp da

Phương pháp điều trị thay thế cho tán sỏi qua da

Bác sĩ đã khuyến cáo rằng phương pháp nội soi tán sỏi qua da chính là lựa chọn thích hợp nhất để loại bỏ được sỏi thận. Tuy nhiên vẫn có một số phương pháp khác thay thế. Các phương pháp có thể thay thế sẽ bao gồm:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể thông qua sóng xung lực
  • Nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng tia laser
  • Phẫu thuật mở thận để lấy sỏi

Thủ thuật nội soi tán sỏi qua da thường sẽ lấy sạch sỏi hơn là sử dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung lực và thời gian để bệnh nhân hồi phục sẽ nhanh hơn phương pháp mổ mở thận lấy sỏi.

Tuy nhiên, điều này vẫn còn phụ thuộc vào từng trường hợp riêng biệt chẳng hạn như kích thước và vị trí sỏi trong thận của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ thảo luận một cách thật chi tiết về các phương pháp thay thế khác nếu thích hợp cho bệnh nhân hơn.

Trên đây là tất cả thông tin về biến chứng tán sỏi qua da có thể gặp sau điều trị bệnh. Với thông tin này hy vọng sẽ giúp cuộc sống của quý vị được khỏe mạnh hơn , an toàn hơn. Để hỗ trợ mọi thắc mắc của các bạn xin truy cập https://benhvienphuongdong.vn/ để được giải đáp

1,082

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Bệnh tiết niệu

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám