Nguyên nhân trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi và những điều lưu ý

Phan Ngọc Linh

15-10-2022

goole news
16

Khi trẻ bị sốt thường đi kèm với những triệu chứng như ho, sổ mũi. Tuy nhiên ở một vài trường hợp trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi. Đây là một hiện tượng bình thường nếu không có những biến chứng nguy hiểm khác xảy ra, nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Vậy khi trẻ gặp tình trạng này cha mẹ nên làm gì?

Nguyên nhân trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi

Sốt là phản ứng bình thường khi trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh. Việc xác định đúng nguyên nhân vì sao trẻ bị sốt rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều trị bệnh giúp trẻ mau chóng hạ sốt. Những nguyên nhân có thể xảy ra khi trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi như:

Sốt do mọc răng

Trong quá trình phát triển của trẻ thì mọc răng là điều rất bình thường. Răng sữa của bé bắt đầu mọc, điều này làm cho nướu bị viêm, sưng đỏ khiến cho nhiệt độ cơ thể bé tăng nhẹ. Ở giai đoạn này trẻ rất dễ bị sốt nhẹ đi kèm với những biểu hiện như: biếng ăn, lợi sưng đỏ, quấy khóc nhiều hơn, chảy nhiều nước miếng hoặc thậm chí đi ngoài ra chất nhầy nhầy. Tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu và trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi.

Nếu trẻ sốt chuyển biến nặng, xuất hiện những dấu hiệu như sùi bọt mép, co giật, mê man,... dùng thuốc hạ sốt không thấy hạ sốt, thì mẹ phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Mọc răng là một trong những nguyên nhân gây nên trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi

Mọc răng là một trong những nguyên nhân gây nên trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi

Trẻ sốt do tiêm vacxin

Bé có thể sẽ bị sốt khi tiêm xong các mũi vacxin như bạch hầu, uốn ván, quai bị,... lúc này trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi. Triệu chứng này sẽ hết sau 1-2 ngày. Nếu trẻ chỉ bị tăng thân nhiệt thì đây là biểu hiện bình thường, vì bé đang phản ứng lại với thuốc. Việc trẻ bị sốt trên 38,5 độ C có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lúc này, bố mẹ cần lưu ý khi trẻ bị sốt cao, xuất hiện những biểu hiện như mệt lả, ngủ triền miên,... uống thuốc hạ sốt mà không thấy giảm, thì mẹ đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Sốt vì mặc quá nhiều đồ

Cha mẹ thường sợ con mình bị lạnh sẽ gây ốm và mặc nhiều đồ. Nhưng nhiều người lại không biết làm thế có thể khiến bé bị sốt. Do cơ thể trẻ vẫn nóng hơn cơ thể người lớn nên khi ba mẹ mặc cho bé nhiều đồ cơ thể bé khó thoát nhiệt và trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi. Những lúc thế này bố mẹ phải cởi bớt quần áo cho trẻ và thực hiện việc đo, theo dõi nhiệt độ 1-3 lần hoặc đo liên tục cứ 15-30 phút một lần để biết tình trạng của trẻ một cách sát sao nhất.

Sốt phát ban 

Trẻ sốt cao liên tục trong 3-7 ngày và sau đó giảm dần, khi bé bắt đầu hạ sốt sẽ phát ban. Trẻ bị mẩn đỏ khắp người và thường sẽ là ban chìm. Sốt phát ban cũng có những biến chứng nguy hiểm nếu trẻ bị sốt cao. Nhiệt độ cơ thể trẻ từ 39 độ C trở lên có thể kèm co giật. Cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến cơ sở ý tế gần nhất nếu trẻ sốt phát ban không lặn sau 5-7 ngày, nốt ban có thể mưng mủ, tiêu chảy kéo dài.

Bị sốt do viêm màng não 

Sốt đi kèm những triệu chứng cổ cứng không cử động được, phía sau thóp bị phồng, nhạy cảm, bé mê man li bì có thể sẽ kèm theo cả nôn mửa. Trong trường hợp này mẹ cần theo dõi trẻ sát sao. Nếu trẻ có dấu hiệu rối loạn ý thức hoặc liệt từ nửa mặt đến nửa thân thì cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức để tránh những hậu quả không đáng có.

Bị sốt rét 

Trẻ bị sốt khi đang sống hoặc sau khi đến những vùng có sốt rét trong vòng 6 tháng thì rất có thể bé đang bị sốt rét. Các biểu hiện thường thấy trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi, sốt kéo dài liên tục, có hoặc không có biểu hiện lạnh run, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ và đau đầu.

Nếu trẻ có những dấu hiệu nặng hơn như rồi loại ý thức, rối loạn tiêu hoá thì cần phải mang trẻ đi gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì đây là biểu hiện của bệnh sốt rét ác tính, trẻ không được chữa trị đúng lúc thì sẽ dẫn đến trường hợp xấu nhất là tử vong.

Nếu con sốt không rõ nguyên nhân khiến cha mẹ lo lắng, hãy Đăng ký tư vấn hoặc gọi tới Tổng đài tư vấn: 19001806 để được hỗ trợ nhanh chóng!

Cách điều trị khi trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi

Việc hiểu được các nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp cho bố mẹ biết được cách chữa trị cũng như hạ sốt cho trẻ nhanh và hiệu quả nhất. Vì vậy, cha mẹ tìm ra nguyên do mà trẻ bị sốt là một điều vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục của bé.

Nếu trẻ có những triệu chứng sốt nặng hoặc khó phát hiện thì cha mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y khoa uy tín để được chẩn đoán đúng nhất. Bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp, đơn thuốc đặc hiệu và hạ sốt hiệu quả nhất dành cho bé.

Tuy nhiên, Bé sốt 38 độ nhưng vẫn chơi ngoan thì có thể là dấu hiệu của trẻ mà cha mẹ có thể yên tâm hơn để bình tĩnh chăm sóc và áp dụng những cách hạ sốt thông thường tại nhà vì khi trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường, ăn uống đảm bảo là dấu hiệu cho thấy miễn dịch của bé đang hoạt động để chống lại vi khuẩn, virus… xâm nhập.

Đối với những nguyên nhân thường gặp, dễ nhận biết khiến trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi thì có thể sử dụng những biện pháp dưới đây:

Tạo môi trường thoáng mát

Mẹ nên tạo môi trường xung quanh nơi bé dưỡng bệnh được thoáng mát, kín gió lùa vào và không nên để trẻ đến những nơi có nhiều người vây quanh. Việc này sẽ hạn chế việc bé bị trúng gió độc hay nguồn lây bệnh khác từ bên ngoài, vì lúc này cơ thể bé đang khá yếu và sức đề kháng cũng giảm đi rất nhiều. 

Trẻ em cần mặc ít đồ khi sốt

Mẹ nên cởi bớt đồ cho bé và tránh để trẻ mặc quá nhiều quần áo hay đắp nhiều chăn cho bé kể cả khi bé kêu lạnh. Vì điều đó sẽ khiến bé khó thoát nhiệt dẫn đến sốt nặng hơn. Mẹ có thể chọn những bộ thoáng mát, mỏng để đảm bảo bé thấy thoải mái nhất và thoáng mát tạo điều kiện để nhiệt có thể thoát ra ngoài giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.

Trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi thì mặc nhiều áo sẽ làm tình trạng sốt nặng hơn

Trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi thì mặc nhiều áo sẽ làm tình trạng sốt nặng hơn

Thực hiện chườm ấm cho bé 

Việc chườm ấm cho bé mẹ cần chuẩn bị một thau nước ấm, lấy một cái khăn mềm nhúng vào, vắt nhẹ rồi chườm cho bé. Những vị trí cần lau cho bé: lòng bàn tay, lòng bàn chân, trán, nách, bẹn.

Việc chườm ở vùng bụng là không nên vì có thể sẽ khiến bé bị đau bụng. Mẹ hãy lau và chườm liên tục cho đến khi trẻ hạ nhiệt và tuyệt đối không được chườm lạnh. Vì khi chườm lạnh cho trẻ các mạch máu và lỗ chân lông bị co lại, khiến nhiệt không thoát ra được.

Điều đó làm cho trẻ sốt càng lúc càng cao hơn và tình trạng của bé càng lúc càng xấu đi. Việc chườm ấm cho trẻ sẽ giúp giãn nở mạch máu cũng như lỗ chân lông qua đó giúp nhiệt thoát ra ngoài nhanh hơn và hạ nhiệt. Trẻ sẽ mau khoẻ hơn.

Chườm ấm và lau người thường xuyên giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn

Chườm ấm và lau người thường xuyên giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn

Cho trẻ uống đủ nước

Khi bị sốt trẻ sẽ toát rất nhiều mồ hôi và cần phải bổ sung nước kịp thời cho bé. Bé cần được uống những loại nước hoa quả để bổ sung vitamin cũng như một vài khoáng chất cần thiết để giúp trẻ nâng cao sức đề kháng. Nếu trẻ còn đang bú mẹ, mẹ hãy cho trẻ bú nhiều, sữa sẽ giúp trẻ bù lượng nước đã mất do sốt cao và tăng cường kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh.

Bổ sung nước trái cây và cho bé bú nhiều hơn để tăng sức đề kháng

Bổ sung nước trái cây và cho bé bú nhiều hơn để tăng sức đề kháng

Sử dụng các loại thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi

Trẻ sau khi chườm liên tục mà không thấy có chuyển biến tốt, hạ sốt và trẻ vẫn bị sốt từ 38,5 trở lên thì biện pháp tiếp theo đó là dùng thuốc hạ sốt. Mẹ hãy dùng những thuốc hạ sốt phù hợp độ tuổi và cân nặng của bé. Thuốc hạ sốt cần lưu ý liều dùng chỉ từ 10-15mg/kg/lần. Sau khi trẻ đã uống thuốc nhưng không có dấu hiệu hạ sốt, thì mẹ cũng phải để 4-6 tiếng sau mới cho trẻ uống thuốc tiếp.

Bé sẽ rất nguy hiểm nếu lạm dụng thuốc hạ sốt, nó có thể làm cho trẻ bị ngộ độc thuốc. Nếu trẻ xuất hiện hiện tượng nôn mửa, không uống được thuốc thì mẹ cần dùng thuốc hạ sốt dạng hình viên đạn để đặt vào hậu môn bé.

Thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ nên dùng theo đúng độ tuổi và liều lượng theo cân nặng trẻ

Thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ nên dùng theo đúng độ tuổi và liều lượng theo cân nặng trẻ

Chú ý dinh dưỡng cho bé

Dinh dưỡng cho bé trong thời gian bị sốt là điều vô cùng quan trọng. Trẻ khi bị sốt nhưng không ho sổ mũi cũng cần ăn các loại đồ ăn dễ dàng để tiêu hoá. Vì lúc này trẻ rất dễ biếng ăn, chán ăn vì mệt mỏi. Mẹ hãy nghiên cứu xem đồ ăn nào bé thích, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để bé ăn. Đặc biệt những chất giúp nâng cao khả năng đề kháng cho bé cần được ưu tiên sử dụng. 

Trẻ cần ăn đầy đủ chất và xay nhuyễn đồ ăn để giúp dễ tiêu hóa nhanh hồi phục

Trẻ cần ăn đầy đủ chất và xay nhuyễn đồ ăn để giúp dễ tiêu hóa nhanh hồi phục

Một số trường hợp trẻ sốt cha mẹ cần lưu ý

Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần trong ngày

Những cơn sốt của con lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày điều này có thể cảnh báo cho cha mẹ biết rằng có điều gì đó không ổn với sức khoẻ của em bé. Nguyên nhân của việc bé sốt nhiều lần trong ngày có thể là:

Bệnh nhiễm trùng: 

Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus tấn công khiến hệ miễn dịch không đủ khả năng phòng vệ lại như: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi...

Một số bệnh nhiễm trùng khác cũng khiến bé bị sốt kéo dài như Viêm màng não, sốt rét, sốt xuất huyết hoặc các bệnh ký sinh trùng.

Trong khoảng thời gian con ốm, nếu nhận thấy con sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi, nôn trớ, tiêu chảy thì hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám càng sớm càng tốt, tránh biến chứng nguy hiểm.

>>> Xem thêm Mách mẹ 3 cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà đơn giản, hiệu quả

Bệnh không nhiễm trùng:

Ngoài nguyên nhân gây sốt từ các bệnh nhiễm trùng nêu trên, khi bé bị sốt cũng có thể cảnh báo bé đang mắc các bệnh tự miễn hoặc các bệnh về huyết học khác như: viêm khớp cấp, lupus ban đỏ hệ thống... 

Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng

Khi trẻ sốt cao sẽ khiến thân nhiệt tăng đột ngột khiến thần kinh trung ương điều khiển thoát nhiệt qua da giúp cân bằng lại. Đây là nguyên nhân của tình trạng trẻ bị sốt đầu nóng nhưng chân tay lạnh. Tình trạng này bắt nguồn từ một số nguyên nhân mà cha mẹ cần lưu ý để bảo đảm an toàn cho con.

Tình trạng sốt này có thể cũng là dấu hiệu của viêm màng não, ngoài sốt đầu nóng chân tay lanh, trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn trớ, đau nhức đầu, đau cơ...

Ngoài ra, trẻ sốt chân tay lạnh đầu nóng còn là dấu hiệu khi bé bị vi khuẩn, virus tấn công như: Thuỷ đậu, cúm, sốt rét, sốt xuất huyết...

Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng lâu ngày sẽ mang đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ như co giật, mất nước, biến chứng về đường hô hấp, nghiêm trọng hơn có thể để lại di chứng về não, có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng

Nếu như xét tất cả các yếu tố gây bệnh sốt cho trẻ, thì đa số những bé bị sốt cao lòng bàn tay chân nóng đều do các loại virus tấn công hay vi khuẩn gây bệnh cho con người. Các loại vi khuẩn hay virus ấy có thể kể đến như: chân tay miệng, sốt xuất huyết, cúm, thủy đậu,…

Thêm vào đó việc bị cảm nắng hay sau khi tiêm phòng vacxin hoặc mọc răng cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sốt.

>>> Xem thệm: Trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng: Nguyên nhân và cách chăm sóc phù hợp

Khi trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi thì cha mẹ không cần quá lo lắng hay đưa trẻ đến bệnh viện ngay mà hãy bình tĩnh tìm hiểu những nguyên nhân gây nên sốt ở bé. Từ những điều đó đưa ra những biện pháp điều trị hợp lý. Bệnh viện đa khoa Phương Đông hy vọng những thông tin phía trên sẽ giúp bạn cũng như gia đình chăm sóc bé tốt hơn và có chuẩn bị giải pháp hiệu quả nhất để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
42,167

Bài viết hữu ích?

Chủ đề bệnh trẻ em

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám