Điều trị sỏi thận tùy thuộc vào kích thước, vị trí và loại sỏi. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm uống thuốc, tán sỏi bằng sóng xung kích, nội soi tán sỏi, tán sỏi qua da và phẫu thuật. Mục tiêu của điều trị là giảm đau, loại bỏ sỏi và ngăn ngừa biến chứng. Bên cạnh đó, nếu kích thước viên sỏi nhỏ, chưa gây ra các bất thường về mặt sức khỏe, chúng ta chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt phù hợp hoặc thử áp dụng các cách điều trị tại nhà.
Tìm hiểu về bệnh sỏi thận: Kích thước sỏi bao nhiêu thì cần điều trị?
Sỏi thận là tình trạng hàm lượng các khoáng chất như Ca, K, Oxalat, Na, Axit Uric,... tăng lên trong khi khối lượng nước tiểu suy giảm, dẫn đến các tinh thể này kết hợp với nhau thành các hình khối cụ thể, gọi là sỏi. Khác với sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi thận chỉ có kích thước từ vài mm cho đến vài cm nhưng khá phổ biến. Do đó, triệu chứng và cách điều trị sỏi thận được khá nhiều người quan tâm.
Có nhiều kích thước viên sỏi khác nhau
Ban có nguy cơ mắc sỏi thận lớn hơn người bình thường nếu:
- Có thói quen uống quá ít nước khiến nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu
- Dị dạng bẩm sinh đường tiết niệu hoặc nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại hình thành sỏi
- Người bị phì đại tuyến tiền liệt, u xơ, túi thừa trong bàng quang khiến nước tiểu bị đọng lại, các khoáng chất không được giải phóng
- Nhiễm trùng bộ phận sinh dục tái đi tái lại
- Chế độ ăn thiếu khoa học, lạm dụng nhiều vitamin C, D và các loại thuốc lợi tiểu như thiazid, acetazolamid,...
- Thường xuyên nhịn tiểu làm các khoáng chất bị lắng đọng trong hệ tiết niệu, gây ra sỏi thận
Trên thực tế, mặc dù bạn bị sỏi thận nhưng không phải lúc nào cũng cần điều trị. Tuỳ thuộc vào kích thước của viên sỏi sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau như:
Kích thước
|
Cách điều trị
|
Dưới 4mm
|
80% viên sỏi sẽ được đẩy ra ngoài trong 31 ngày
Không cần dùng thuốc
|
4 - 6mm
|
60% sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài trong 45 ngày
Có thể cần phải điều trị
|
>6mm
|
Chỉ có 20% đào thải tự nhiên
Phải dùng thuốc trị sỏi thận, có tác dụng làm thông thoáng đường tiểu, đào thải sỏi tốt hơn
|
~2cm
|
Mổ nội soi tán sỏi hoặc mổ hở
|
Uống nước - Cách trị sỏi thận hiệu quả
Không cần tìm kiếm đâu xa hay dùng các loại thuốc điều trị sỏi thận, cách đơn giản và đem lại hiệu quả bất ngờ là uống nước. Gợi ý, bạn nên uống khoảng 2 - 2,5l nước/ ngày, chia thành nhiều lần để đẩy nhanh cơ thể đào thải sỏi tự nhiên.
Bạn nên uống nhiều nước đẻ tăng cường hiệu quả đào thải sỏi thận
Cách điều trị sỏi thận bằng các bài thuốc tự nhiên
Không phải lúc nào cũng cần thuốc điều trị sỏi thận. Đôi khi, bạn có thể tận dụng các thực phẩm có sẵn tại nhà như:
Dứa
Đây là cách trị sỏi thận được nhắc đến khá nhiều hiện nay. Bởi dưới góc độ khoa học, quả thơm chứa khá nhiều axit citric có tác dụng ngăn chặn sự kết tinh của các khoáng chất canxi, oxalat, acid tạo thành sỏi.
Hoặc bạn có thể kết hợp loại quả này với phèn chua. Hãy gọt sạch quả dứa, khoét 1 lỗ ở giữa rồi nhét khoảng 0,3g phèn chua vào và bọc lại bằng giấy bạc. Đem quả dứa này đi hấp cách thuỷ, ép lấy nước uống trong 7 ngày.
Nước ép dứa có thể được áp dụng để trị sỏi thận
Rau ngổ
Mặc dù không được chính thức xem như thuốc trị sỏi thận nhưng rau ngổ cũng được nhắc đến như một trong các phương thức hiệu quả. Bởi loại rau này có tính mát, vị cay, hơi đắng và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, kháng khuẩn và giảm đau. Tận dụng phương thuốc này giúp giảm nhẹ triệu chứng và bào mòn sỏi, giúp sỏi bị đẩy ra ngoài nhanh chóng hơn.
Bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây:
- Rửa rau thật sạch, ngâm trong nước muối
- Vớt rau và để ráo
- Cắt nhỏ và giã nát, cho thêm chút muối
- Chắt nước cốt để uống, uống 2 lần/ ngày. Duy trì trong vòng 1 tuần
Chuối hột
Đây cũng là loại quả có tác dụng lợi tiểu, nếu sử dụng đúng cách sẽ hỗ trợ bào mòn sỏi. Bạn chỉ cần chọn 7 - 10 quả chuốt hột già để cả vỏ, thái lát mỏng rồi đem phơi khô. Sau đó, đem sao vàng rồi cho vào ấm sắc cùng 3 bát nước cho đến khi còn 1 bả thì dùng uống khi thuốc còn ấm sau khi ăn no.
Râu ngô
Bạn có thể tích cực uống nước râu ngô kết hợp với các loại thuốc Nam trị sỏi thận như mã đề, cây mía, cây rễ tranh,... cũng mang lại hiệu quả tương tự. Tuy nhiên cách này sẽ không có tác dụng ngay mà bạn cần phải duy trì uống nước 3 lần/ ngày trước khi ăn để thấy được hiệu quả.
Râu ngô là nguyên liệu rất tốt để bổ sung tại nhà
Lưu ý khi áp dụng cách đẩy sỏi thận ra ngoài tại nhà
Trên thực tế, đây là những cách tự điều trị nên bạn cần lưu ý các vấn đề như sau:
- Các cách đẩy sỏi thận nêu trên chỉ phù hợp với những bệnh nhân mắc sỏi thận mới hình thành và có kích thước nhỏ
- Hiệu quả của phương thức phụ thuộc vào kích thước sỏi, cơ địa và sự kiên trì của bệnh nhân.
- Hầu hết các cách tự điều trị sỏi thận tại nhà đều chưa được khoa học kiểm chứng nên bạn chỉ nên áp dụng khi có lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Uống thuốc trị sỏi thận
Trong nhiều trường hợp, viên sỏi có kích thước trung bình. Nếu để cơ thể tự đào thải thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc để làm thông thoáng đường tiểu, giúp sỏi được tống ra ngoài dễ dàng hơn:
Thuốc trị sỏi thận Tramadol
Tramadol là một loại thuốc giảm đau opioid, được sử dụng để giảm đau vừa và nặng, phù hợp cho người có sỏi thận từ mức độ vừa đến trung bình. Trong một số trường hợp sỏi thận gây đau dữ dội, bác sĩ có thể kê đơn Tramadol để giảm đau. Tuy nhiên, việc sử dụng Tramadol cần được cân nhắc kỹ lưỡng do có thể gây nghiện và một số tác dụng phụ khác.
Thuốc trị sỏi thận Rowatinex
Rowatinex là một loại thuốc thảo dược có tác dụng làm giãn cơ trơn đường tiết niệu, giảm co thắt và giúp đẩy sỏi ra ngoài. Nó thường xuất hiện trong đơn thuốc cho bệnh nhân có sỏi thận vừa và nhỏ, chưa cần can thiệp phẫu thuật.
Công dụng:
- Giảm đau do sỏi thận gây ra.
- Giảm co thắt niệu quản, giúp sỏi di chuyển dễ dàng hơn.
- Kháng viêm nhẹ.
Lưu ý: Rowatinex không có khả năng làm tan sỏi thận mà chỉ hỗ trợ quá trình đào thải sỏi.
Trong nhiều trường hợp, bạn có thể điều trị sỏi thận bằng phương pháp nội khoa
Thuốc trị sỏi thận Buscopan
Buscopan là một loại thuốc chống co thắt cơ trơn, thường được sử dụng để giảm đau bụng, co thắt ruột. Nó cũng được sử dụng để giảm đau và co thắt do sỏi thận gây ra, đặc biệt là khi sỏi gây tắc nghẽn niệu quản.
Các phương pháp can thiệp y khoa để điều trị sỏi thận
Khi sỏi thận gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không tự đào thải được, các phương pháp ngoại khoa sẽ được áp dụng. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
- Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL): Sử dụng sóng xung kích để phá vỡ sỏi thành các mảnh nhỏ, giúp cơ thể dễ dàng đào thải qua đường tiểu. Với ưu điểm ít xâm lấn, không cần phẫu thuật, bệnh nhân phục hồi nhanh nhưng nhược điểm của nó là có thể cần nhiều lần điều trị, không hiệu quả với sỏi lớn hoặc sỏi nằm ở vị trí khó tiếp cận.
- Nội soi niệu tán sỏi: Dùng ống soi mềm hoặc cứng đưa vào đường tiểu để tiếp cận sỏi, sau đó sử dụng laser hoặc sóng siêu âm để phá vỡ sỏi. Ưu điểm của phương pháp này là ít đau, hiệu quả cao và loại bỏ sỏi được hoàn toàn. Tuy nhiên, nó cần phải gây mê, có thể gây tổn thương đường tiểu.
- Tán sỏi qua da: Tạo một đường hầm nhỏ qua da để đưa dụng cụ vào tán vỡ sỏi và hút sỏi ra ngoài. Nó thường được áp dụng với sỏi thận kích thước lớn, sỏi phân nhánh.
- Phẫu thuật mở: Tiến hành phẫu thuật để lấy sỏi ra khỏi thận. Mặc dù có hiệu quả cao với những trường hợp sỏi phức tạp, không thể điều trị bằng các phương pháp khác nhưng đây là cách điều trị xâm lấn, thời gian hồi phục lâu, để lại sẹo.
Các bác sĩ khoa Ngoại của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông mổ lấy sỏi cho bệnh nhân
Sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời có nguy hiểm không?
Chúng ta đều biết rằng, sỏi thận là bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên, không thể không cảnh giác với các biến chứng của bệnh lý này như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Sỏi làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
- Viêm bể thận: Nhiễm trùng nặng có thể lan lên thận, gây viêm bể thận cấp tính, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận mãn tính.
- Tắc nghẽn đường tiết niệu: Sỏi lớn có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn đường tiết niệu, dẫn đến ứ nước tiểu, làm tổn thương thận.
- Đau quặn thận: Cơn đau do sỏi thận gây ra có thể rất dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
- Suy thận: Trong trường hợp nặng, sỏi thận có thể gây suy thận cấp hoặc mãn tính, đe dọa tính mạng.
- Tiểu ra máu: Sỏi cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu gây chảy máu.
Hãy đến gặp các bác sĩ định kỳ để phát hiện các vấn đề sức khoẻ kịp thời
Để phòng tránh các biến chứng trên, bạn nên:
- Khám sức khỏe định kỳ: Đặc biệt nếu có tiền sử sỏi thận hoặc các yếu tố nguy cơ khác.
- Uống đủ nước: Giúp làm loãng nước tiểu và giảm nguy cơ hình thành sỏi.
- Điều chỉnh chế độ ăn: Hạn chế các thực phẩm giàu oxalate (rau dền, đậu phụ, sô cô la...), purin (thịt đỏ, nội tạng...) và muối.
- Điều trị kịp thời các bệnh lý đi kèm: Tiểu đường, cao huyết áp...
- Thay đổi lối sống: Tập thể dục đều đặn, giảm cân nếu thừa cân.
Nếu có bất kỳ các triệu chứng nào bất thường, bạn hãy đến Bệnh viện uy tín ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chuyên khoa Nội thận và Phẫu thuật Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện đang là địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh nhận được nhiều sự đón nhận của khách hàng. Với phương châm tập trung vào các phương pháp điều trị không xâm lấn và xâm lấn tối thiểu như nội soi, để giảm nguy cơ biến chứng và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Khoa được trang bị hệ thống phòng phẫu thuật hiện đại với đầy đủ máy móc, dụng cụ phẫu thuật tiêu chuẩn. Trực tiếp thực hiện là đội ngũ bác sĩ khoa Ngoại giàu kinh nghiệm lâm sàng, chuyên nghiệp và đội ngũ điều dưỡng tận tâm, hệ thống phòng nội trú hiện đại đem lại trải nghiệm y tế an toàn và nhẹ nhàng nhất.
Có thể nói, điều trị sỏi thận thường được quyết định dựa trên kích thước, vị trí của sỏi và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Cách chữa bệnh tốt nhất là bạn nên đi thăm khám thường xuyên tại các Bệnh viện uy tín để được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.