Ung thư túi mật: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Dương Minh Ngọc

08-09-2022

goole news
16

Ung thư túi mật là một trong những bệnh lý hiếm gặp và tiên lượng xấu. Nếu như trước đây, loại ung thư này ít khi được đề cập nhưng nhờ vào phương tiện siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và chụp đường mật nên bệnh lý này đang ngày càng đáng báo động. Bệnh viện Phương Đông sẽ bật mí thông tin chi tiết cho bạn tham khảo.

Thông tin chung về bệnh ung thư túi mật

Ung thư túi mật (GBC) là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm sẽ có khả năng chữa khỏi bệnh rất cao. Đa số loại ung thư này được phát hiện ở giai đoạn muộn nên việc điều trị và có tiên lượng xấu.

Do bệnh không có những triệu chứng đặc hiệu thế nên bệnh rất khó chẩn đoán. Ngoài ra, vị trí bị che lấp bởi gan tự nhiên của túi mật sẽ tạo điều kiện để bệnh ung thư này phát triển mà không bị phát hiện.

GBC có nhiều dạng khác nhau tùy vào các tế bào bị ảnh hưởng. Có khoảng 85% số bệnh nhân ung thư túi mật là do sự nhân lên bất thường của các tế bào nằm trong niêm mạc túi mật. Và có tới 15% còn lại bắt đầu ở các dạng tế bào khác nhau chẳng hạn như tế bào vảy hình thành lớp niêm mạc túi mật, tế bào cơ túi mật,….

Ung thư túi mật là căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện sớmUng thư túi mật là căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện sớm

Bệnh ung thư túi mật do đâu?

Hiện nay, chưa xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh ung thư túi mật nhưng có các yếu tố nguy cơ gây bệnh bạn cần nắm rõ đó là:

Sỏi mật

Sỏi mật là một trong yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của bệnh lý này và đây cũng là bệnh lý về đường tiêu hoá thường gặp nhất ở Mỹ. Có tới 75-90% bệnh nhân ung thư túi mật có tiền sử bị bệnh sỏi mật. Nhưng có ít hơn 1% bệnh nhân sỏi mật tiến triển thành bệnh ung thư. Nguyên nhân sỏi mật xuất hiện ung thư được xác định ở một số bệnh nhân và ở một số bệnh nhân bị sỏi mật lại vẫn chưa được xác định rõ.

Polyp túi mật

Polyp túi mật sẽ lớn hơn 1cm và được khuyến cáo cắt bỏ bởi nó có khả năng cao tiến triển thành bệnh ung thư. Vì thế nếu phát hiện sớm ra bệnh hãy thực hiện cắt bỏ loại bỏ nguy cơ gây bệnh.

Polyp túi mật có khả năng tiến triển thành bệnh ung thư Polyp túi mật có khả năng tiến triển thành bệnh ung thư 

Tuổi, giới tính và nguyên nhân khác

Ngoài hai nguyên nhân cơ bản trên, bệnh lý này được xác định bởi một số yếu tố nguy cơ sau:

  • Tuổi: Đa số các bệnh nhân bị GBC đều được chẩn đoán ở độ tuổi ngoài 70.
  • Giới tính: Ung thư này sẽ xảy ra chủ yếu ở nữ giới, nữ sẽ gấp 2 lần nam giới.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đường mật do đó hãy từ bỏ thuốc lá.
  • Tiền sử gia đình: Nếu gia đình bạn có tiền sử bị ung thư đường mật bạn cũng là người có nguy cơ bị bệnh.

Triệu chứng cơ bản bệnh ung thư túi mật

Nhiều người đang thắc mắc, ung thư túi mật biểu hiện như thế nào? Câu trả lời với những triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đau bụng: Người bệnh bắt đầu đau từ vùng hạ sườn phải sau đó lan ra khắp bụng.
  • Chướng bụng: Bụng chướng do dịch bắt đầu tràn ra.
  • Sốt.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân: Cơ thể người bệnh sẽ giảm hơn 10% trọng lượng mà không rõ nguyên nhân.
  • Nôn, buồn nôn: Người bệnh có thể nôn ra dịch mật màu vàng có vị đắng.
  • Vàng da và củng mạc mắt vàng.
  • Bệnh nhân có thể tự sờ thấy khối ở vùng bụng phải đó chính là biểu hiện rõ rệt khi bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Ung thư túi mật di căn đến các cơ quan khác của cơ thể sẽ có các biểu hiện ở cơ quan đó.
  • Di căn phổi có biểu hiện khó thở, ho ra máu, tràn dịch màng phổi,...
  • Gan: sẽ xuất hiện cơn đau hạ sườn phải kèm theo vàng da.
  • Xương: Tình trạng xương khớp đau, gãy xương bệnh lý.
  • Não: Xuất hiện tình trạng đau đầu, rối loạn ý thức, động kinh hoặc liệt….

Bệnh nhân ung thư túi mật bắt đầu đau từ vùng hạ sườn phải sau đó lan ra khắp bụngBệnh nhân ung thư túi mật bắt đầu đau từ vùng hạ sườn phải sau đó lan ra khắp bụng

Ung thư túi mật có mấy giai đoạn?

Ung thư túi mật sẽ được chia thành 4 giai đoạn tùy vào tính chất khối u, di căn hạch và di căn xa cụ thể đó là:

  • Ung thư túi mật giai đoạn 1: Khối u hình thành và khu trú ở trong túi mật không di căn hạch và di căn xa.
  • GBC giai đoạn 2: Khối u sẽ xâm lấn các mô liên kết xung quanh và không di căn hạch cũng như di căn ra xa.
  • GBC giai đoạn 3 A: Lúc này khối u xâm lấn vượt qua thành túi mật nhưng lại chưa tới động mạch và tĩnh mạch ở gần đó đồng thời cũng không di căn hạch và di căn xa.
  • GBC giai đoạn 3 B: Khối u di căn hạch vùng nhưng không tới các động mạch và tĩnh mạch ở gần đó, không có di căn xa, chưa ảnh hưởng các cơ quan khác.
  • Ung thư túi mật giai đoạn cuối: Ung thư lan tới động tĩnh mạch ở gần đó hoặc hạch vùng chưa có di căn xa hoặc khối u di căn xa ra các bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thư túi mật có 4 giai đoạn khác nhauUng thư túi mật có 4 giai đoạn khác nhau

Đối tượng nguy cơ bị ung thư đường mật

Cũng từ những yếu tố nguy cơ gây bệnh mà bạn cũng dễ dàng biết được đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư đường mật bao gồm:

  • Những người có tiền sử sỏi mật nhất là bệnh sỏi mật tái phát nhiều lần.
  • Những bệnh nhân có tiền sử polyp túi mật.
  • Người hút thuốc lá.
  • Người nghiện rượu.
  • Những người có gia đình có người bị ung thư túi mật.

Những người có tiền sử sỏi mật hay bị ung thư đường mậtNhững người có tiền sử sỏi mật hay bị ung thư đường mật

Phòng ngừa bệnh ung thư túi mật

Chưa có bất cứ phương pháp đặc hiệu để ngăn ngừa bệnh GBC. Theo đó, các bác sĩ chỉ định các biện pháp phòng ngừa đó chính là ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học, tập luyện đều đặn và đi khám định kỳ để có được sức khỏe tốt nhất, cụ thể là:

  • Bỏ thuốc lá.
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc hay các chất kích thích khác.
  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ trong thời gian 6 tháng/lần.

Có lối sống lành mạnh, bỏ thuốc lá để ngăn ngừa bệnh ung thư đường mật

Có lối sống lành mạnh, bỏ thuốc lá để ngăn ngừa bệnh ung thư đường mật

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Vì nhiều bệnh nhân được chẩn đoán trong mổ ở thời điểm cắt túi mật vì sỏi đường sỏi mật. Để đảm bảo độ chính xác cho bệnh nhân cần phải thực hiện một số phương pháp sau đây:

Siêu âm

Những phát hiện gợi ý nhưng không phải chẩn đoán GBC (ung thư túi mật) gồm có dày hoặc vôi hoá thành, một khối nhô vào lòng túi mật còn một khối cố định trong túi mật, mất mặt phân cách giữa túi mật với gan hoặc có thể thâm nhiễm trực tiếp vào gan.

Những tổn thương dạng polyp nhỏ trong túi mật có thể đại diện cho u tuyến hay u nhú. Các polyp có đường kính trên 1cm cũng có nhiều khả năng ung thư xâm lấn hơn các polyp nhỏ hơn. Ở một vài nghiên cứu ung thư được tìm thấy lần lượt ở 23 và 0% các polyp lớn hơn và nhỏ hơn 1cm.

Do đó, phẫu thuật cắt túi mật nên được cân nhắc đối với người người bệnh có polyp túi mật lớn hơn 1cm. Mặc dù sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ có thể hữu ích để phân biệt được cholesterolosis với GBC.

Siêu âm ổ bụng ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để chẩn đoán bệnh ung thư túi mậtSiêu âm ổ bụng ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để chẩn đoán bệnh ung thư túi mật

Cần chụp CT hoặc MRI / MRCP

Khi tiến hành siêu âm có những nghi ngờ ung thư cần phải có hình ảnh thích hợp và phân tích mô bệnh học chi tiết để có được quyết định tiếp theo trong hướng điều trị. Đối với những người bị ung thư túi mật cực bộ, hình cảnh cộng hưởng từ hoặc cắt lớp CT sẽ giúp xác định giải phẫu của động mạch gan liên quan đến khối u và điều này là cần thiết cho phẫu thuật tiếp theo.

Siêu âm nội soi (EUS)

Siêu âm nội soi sẽ cho hình ảnh về túi mật chính xác hơn so với các hình thức siêu âm bụng bên ngoài cơ thể mặc dù dữ liệu đưa ra đang có nhiều mâu thuẫn. Siêu âm EUS hữu ích trong việc phát hiện và chẩn đoán phân biệt với polyp túi mật và trong giai đoạn phát triển của khối u.

Cholangiography

Nội soi chụp mật tụy ngược dòng ít được sử dụng cho bệnh nhân nghi ngờ ung thư túi mật kể từ khi túi mật không được quan sát ở đa phần các trường hợp. Các thủ thuật này có thể hữu ích khi có vàng da và khi lập kế hoạch phẫu thuật bởi chúng có thể chỉ ra sự phát triển của khối u trong đường mật, trong gan hoặc trong ống mật chủ. Còn trường hợp có vàng da, thực hiện nội soi chụp mật tụy có thể cần thiết nhằm xác định được mức độ liên quan đến đường mật.

Các biện pháp điều trị ung thư túi mật

Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ hiện đại, phác đồ điều trị tân tiến cùng với trình độ của các y bác sĩ được nâng cao. Thế nên, bệnh GBC có thể được điều trị theo các phương pháp sau đây:

Phẫu thuật

Thực hiện phẫu thuật là một phương pháp điều trị được áp dụng với nhiều bệnh nhân cụ thể như sau:

  • Cắt túi mật: Loại bỏ túi mật bằng cách cắt túi mật cộng với phần mô xung quanh túi mật và vét hạch vùng.
  • Cắt túi mật toàn bộ: Thực hiện cắt túi mật toàn bộ ống mật chủ và vét hạch quanh tụy, hạch cạnh động mạch và tĩnh mạch.
  • Thực hiện phẫu thuật triệu chứng nhằm giảm tắc nghẽn đường mật.

Phẫu thuật cắt túi mật điều trị ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Phương ĐôngPhẫu thuật cắt túi mật điều trị ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Xạ trị

Phương pháp xạ trị sẽ được áp dụng cho trường hợp như:

  • Xạ trị sau khi phẫu thuật xong nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót.
  • Chỉ định tân bổ trợ trước phẫu thuật giúp khối u giảm kích thước từ không thể phẫu thuật thành có thể phẫu thuật.

Hóa chất

Khi thực hiện phẫu thuật xong, các bác sĩ sẽ sử dụng các loại hoá chất khi:

  • Sau phẫu thuật để giúp ngăn chặn sự tái phát của khối u.
  • Điều trị Capecitabine sau 6 tháng phẫu thuật.

Một số câu hỏi về bệnh lý ung thư túi mật

Xoay quanh quá trình khám và điều trị bệnh, có không ít các câu hỏi được đặt ra đó là:

Giải đáp: Ung thư túi mật sống được bao lâu?

Đối với mỗi giai đoạn ung thư đường mật khác nhau sẽ có tiên lượng sống khác nhau. Hơn nữa, khả năng sống trên 5 năm của người mắc bệnh cũng phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng cũng như chế độ chăm sóc và điều trị hay chế độ dinh dưỡng.

Ung thư túi mật nên ăn gì?

GBC là căn bệnh nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Nhất là trong quá trình điều trị các hoá chất tác động và thể trạng bệnh nhân rất yếu. Do đó, hãy bổ sung những thực phẩm tốt cho người bệnh như:

  • Protein: Gồm có cá, thịt gia cầm, thịt nạc đỏ, trứng, sản phẩm từ sữa ít béo, các loại hạt, đậu phộng.
  • Lipit: Thành phần chất béo cũng cần thiết cho cơ thể người bệnh nhưng nên bổ sung chất béo từ thực vật như dầu cá,...
  • Chất bột đường: Có trong các loại rau củ quả, ngũ cốc….
  • Nước, vitamin và khoáng chất giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể mỗi ngày.

Bệnh nhân mắc GBC nên bổ sung Protein và rau xanhBệnh nhân mắc GBC nên bổ sung Protein và rau xanh

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh lý ung thư túi mật cho bạn đọc tham khảo. Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang là cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín nhất hiện nay. Nếu có nhu cầu khám và điều trị hãy liên hệ ngay hôm nay để được đặt lịch sớm nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,567

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám