Tìm hiểu viêm kết mạc là gì?
Viêm kết mạc hay còn được gọi với cái tên trong dân gian truyền nhau là đau mắt đỏ. Đây là tình trạng kết mạc - lớp màng trong suốt đi dọc mí mắt và bao phủ lên tròng mắt bị sưng lên do viêm, đau nhức và sưng đỏ. Bệnh nhân có thể bị đau mắt đỏ ở một hoặc cả hai bên mắt.
Mặc dù các triệu chứng của bệnh viêm kết mạc gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu nhưng hiếm khi ảnh hướng tới thị lực. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, chủ yếu là từ vi khuẩn, virus nên có khả năng lây truyền rất cao. Do đó, nếu mắc bệnh này, bạn hãy hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Viêm kết mạc là bệnh lý về mắt rất phổ biến hiện nay
Phân loại viêm kết mạc theo nguyên nhân gây bệnh
Xác định được nguyên nhân gây ra viêm kết mạc là gì mới có thể đưa ra được phương hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Tùy vào từng tác nhân gây bệnh khác nhau mà người bệnh sẽ có các biểu hiện và mức độ nguy hiểm khác nhau. Dưới đây là các hình thể của bệnh lý viêm kết mạc dựa vào nguyên nhân gây bệnh.
Viêm kết mạc do bị nhiễm khuẩn
Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh với một số loại như: phế cầu, tụ cầu vàng, lậu cầu, não mô cầu,... Chúng xâm nhập vào mắt hoặc các cơ quan khác của người bệnh rồi tấn công giác mạc, kết mạc và gây ra phản ứng viêm. Vi khuẩn này thường xuất hiện trong bụi bặm, tay, không khí hoặc chính dịch mắt của người khác.
Biểu hiện điển hình của viêm kết mạc do vi khuẩn bao gồm mắt tiết mủ nhiều, dịch mắt đặc gây dính và khó mở mắt, chảy nước mắt nhiều, mắt đỏ lên nhìn thấy nhiều tia máu,... Viêm kết mạc mãn tính dạng này không gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng cần lưu ý một số các trường hợp đặc biệt sau đây:
- Vi khuẩn lậu cầu: Là vi khuẩn Gram, có thể lây qua đường tình dục hoặc từ mẹ sang con khiến trẻ sơ sinh cũng có thể bị nhiễm bệnh từ khi mới sinh. Bệnh khởi phát đột ngột, tiến triển nhanh và cần được điều trị sớm để tránh biến chứng như loét giác mạc, thủng mắt và khó hồi phục thị lực.
- Vi khuẩn Chlamydia trachomatis: Là vi khuẩn type huyết thanh A - C, xâm nhập và gây ra nhiều triệu chứng nặng khiến mắt bị ảnh hưởng rất nhiều. Có thể người bệnh sẽ bị sẹo kết mạc hoặc mắt hột nếu không xác định được vi khuẩn gây viêm kết mạc là gì và điều trị sớm.
Viêm kết mạc nhiễm khuẩn có trường hợp đặc biệt gây biến chứng nguy hiểm
Viêm kết mạc do virus gây ra
Bệnh lý viêm kết mạc di virus gây ra khá phổ biến và thường gặp ở khoảng 80% bệnh nhân. Một số loại virus có thể gây bệnh như Enterovirus, Herpes zoster, Herpes simplex,... Triệu chứng của bệnh nhân bị viêm kết mạc có thể kể đến như chảy nước mắt, phù kết mạc, mắt đỏ, ghèn mắt lỏng nhầy, cảm giác bị cộm như có vật lạ trong mắt, mí mắt sưng, hạch xuất hiện dưới tai,...
Tuy nhiên, các biểu hiện này không gây nguy hiểm và có thể cải thiện nhanh chóng nếu được điều trị tích cực. Chỉ sau khoảng 7 - 10 ngày, mắt sẽ khỏi hoàn toàn và không bị tái phát bệnh.
Viêm kết mạc do bị dị ứng
Một nguyên nhân tiếp theo cũng thường gặp gây ra tình trạng đau mắt đỏ chính là bị dị ứng với các dị nguyên như: khói bụi, lông động vật, phấn hoa, mỹ phẩm,... hoặc thói quen dụi mắt. Có thể gọi đây là hình thể viêm kết mạc cấp với một số biểu hiện đi kèm là ngứa mắt, ghèn mắt nhầy lỏng, phù hai mí mắt, mắt bị đỏ cộm,...
Viêm kết mạc dị ứng không lây lan và có thể điều trị bằng cách loại bỏ những tác nhân gây ra tình trạng dị ứng. Hình thể này không gây ra các biến chứng nguy hiểm trừ khi người bệnh có tiền sử dị ứng toàn thân và tái phát nhiều lần.
Bệnh viêm kết mạc dị ứng không nguy hiểm và không lây lan
Một số hình thế khác của viêm kết mạc là gì?
Ngoài 3 nguyên nhân đã nêu trên, bệnh nhân có thể bị viêm kết mạc thuộc một số các hình thể khác như:
- Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ: Thường xảy ra đối với người hay đeo kính áp tròng. Bác sĩ nhãn khoa sẽ khuyên bạn chuyển qua loại kính áp tròng chuyên dụng và an toàn khác để giảm nguy cơ viêm kết mạc trở lại.
- Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh: Đây là thể bệnh khá đặc thù và nguyên nhân thường là do mắt của trẻ bị kích ứng do viêm hoặc bị tắc ống dẫn nước mắt.
- Viêm kết mạc kích ứng: Là tình trạng xảy ra khi mắt tiếp xúc với các chất hoá học hoặc chất kích thích, có thể là khói thuốc lá, khí thải Diesel, thuốc nhỏ mắt hoặc nước hoa,...
Đau mắt đỏ có thể do mắt tiếp xúc với chất kích ứng như phấn hoa
Triệu chứng của bệnh viêm kết mạc là gì?
Tuy theo từng tác nhân gây bệnh mà bệnh nhân bị mắc bệnh lý viêm kết mạc sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau. Cụ thể:
- Do virus: Kết mạc đỏ hoặc một hoặc cả hai mắt, ngứa ngáy, dễ chảy nước mắt, cảm giác cộm ở mắt, nhạy cảm với ánh sáng. Ngoài ra, bệnh còn đi kèm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp như hắt hơi, sốt, nổi hạch, viêm họng,...
- Do vi khuẩn: Dấu hiệu rõ ràng nhất là chảy nhiều nước mắt, ngứa, xuất hiện gỉ mắt vàng, dính vào mí mắt. Đây là bệnh dễ gây giảm thị lực bởi tiến triển rất nhanh và có thể gây viêm loét giác mạc.
- Do dị ứng: Thể bệnh viêm kết mạc này gây đỏ mắt, ngứa mắt và chảy nước mắt liên tục, bệnh xuất hiện theo mùa và dễ tái phát lại nếu gặp các dị nguyên.
Người bệnh bị đau mắt đỏ do vi khuẩn xuất hiện gỉ mắt vàng
Đau mắt đỏ có thể lây qua đường nào?
Nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết viêm kết mạc có lây không? Bệnh lý viêm kết mạc nếu là do nguyên nhân dị ứng sẽ không lây truyền nhưng đối với các tác nhân còn lại là vi khuẩn, virus đều có thể khiến một người bình thường bị đau mắt đỏ nếu:
- Tiếp xúc trực tiếp với những người bị bệnh qua đường hô hấp, bắt tay hoặc tiếp xúc với dịch nước mắt, nước bọt của người bệnh.
- Cầm, nắm hoặc chạm vào các vật dụng đã bị nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điều khiển tivi, bàn ghế,...
- Sử dụng chung đồ vật cá nhân với người bệnh như gối, chậu rửa mặt hoặc khăn mặt.
- Sử dụng các nguồn nước bị nhiễm nguồn bệnh như ao, hồ, bể bơi,..
- Thói quen thường xuyên sờ vào mũi, miệng, mắt.
Viêm kết mạc có thể lây qua đường hô hấp
Bệnh viêm kết mạc có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ đã nghiên cứu, bệnh lý viêm kết mạc không phải là một loại bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị một cách kịp thời và hiệu quả, các biến chứng sẽ rất khó lường và ảnh hưởng tới thị lực rất nhiều. Khi đó, mức độ nguy hiểm đã tăng lên nhiều lần.
Vậy viêm kết mạc bao lâu thì khỏi? Đây cũng là điều mà bất cứ bệnh nhân nào cũng quan tâm. Theo đó, chỉ cần bệnh nhân thực hiện điều trị theo đúng phác đồ thuốc đã được bác sĩ chỉ định, thời gian khỏi bệnh sẽ được rút ngắn lại, chỉ trong khoảng từ 7 - 10 ngày tùy từng trường hợp cụ thể và người bệnh cần phải ý thức bảo vệ để không lây lan ra cộng đồng.
Viêm kết mạc không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và tích cực
Chẩn đoán viêm kết mạc mắt
Thông thường, việc chẩn đoán được thực hiện để xác định nguyên nhân gây ra viêm kết mạc là gì. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về các thông tin như tiền sử dị ứng và thăm khám triệu chứng ban đầu. Một số hoạt động phổ biến được thực hiện bao gồm khám sinh hiển vi, nhuộm huỳnh quang giác mạc, đo nhãn áp,...
Để ngăn ngừa lây lan sang bệnh nhân khác, các thiết bị đều được khử trùng một cách tỉ mỉ. Đối với những trường hợp cần xác định rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh cần phải tiến hành các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm kích ứng, xét nghiệm kiểm tra dịch nước mắt,...
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc được gợi ý từ việc phát hiện lâm sàng. Tuy nhiên, phương pháp nuôi cấy sẽ được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nặng, suy giảm miễn dịch và mắt sau ghép giác mạc, lồi mắt do nhãn giáp, kém đáp ứng với điều trị ban đầu.
Khám chẩn đoán bệnh đau mắt đỏ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Các phương pháp điều trị viêm kết mạc là gì?
Để chữa trị bệnh đau mắt đỏ, có nhiều loại thuốc đa dạng với các cách thức khác nhau. Nếu bạn chưa biết viêm kết mạc nhỏ thuốc gì, hãy theo dõi và tham khảo ngay những cách thức điều trị dưới đây. Tùy theo nguyên nhân và triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc thích hợp bởi chỉ cần sai một loại thuốc thôi là bệnh sẽ không khỏi và thậm chí còn nặng hơn.
Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh mang lại tác dụng hiệu quả trong trường hợp người bệnh bị mắc viêm kết mạc do vi khuẩn. Một số loại kháng sinh phổ rộng trị bệnh viêm kết mạc thường sẽ có thành phần thuốc như Sulfacetamid, Tobramycin, Neomycin, Ofloxacin, Polymyxin B,...
Tuy sử dụng thuốc kháng sinh để nhỏ mắt mang lại hiệu quả khá nhanh nhưng bác sĩ khuyến cáo bạn không nên sử dụng trong thời gian quá 1 tuần. Có thể, các thành phần của thuốc sẽ bị nhờn và bị giảm tác dụng trong các lần sử dụng tiếp theo, đồng thời gây ra các tác dụng phụ không mong muốn với đôi mắt.
Người bệnh đau mắt đỏ được điều trị bằng thuốc kháng sinh
Điều trị bằng thuốc kháng viêm
Thuốc kháng viêm được sử dụng để điều trị viêm kết mạc là gì trong trường hợp sưng đỏ mắt do viêm. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc có các thành phần mang tác dụng kháng viêm hiệu quả thường là Corticosteroid (Dexamethasone, Prednisolon, Fluoromethane) hoặc kháng viêm NSAID (Indomethacin hoặc Diclofenac),…
Loại thuốc này dạng viên không được khuyến khích sử dụng kéo dài trong điều trị bệnh đau mắt đỏ bởi có thể gây ra các tác dụng phụ như viêm loét dạ dày tá tràng, cao huyết áp,... Đối với thuốc kháng viêm dạng nhỏ mắt như Corticosteroid, người bệnh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm như đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp,...
Thuốc kháng viêm NSAID giúp giảm tình trạng viêm nhiễm ở mắt rất hiệu quả
Thuốc kháng Histamin H1 điều trị viêm kết mạc là gì?
Với thể bệnh đau mắt đỏ do dị ứng, thuốc kháng Histamin H1 sẽ là lựa chọn lý tưởng để điều trị bệnh. Thành phần của thuốc thường sẽ có bao gồm Antazoline, Diphenhydramin, Chlorpheniramine,... Tuy nhiên, những người bị viêm kết mạc nhưng tăng nhãn áp hoặc viêm tiền liệt không nên sử dụng loại thuốc này.
Điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kết hợp và kháng kích ứng
Hầu hết bệnh nhân đều chọn phương pháp dùng thuốc nhỏ mắt để trị bệnh lý này bởi đây được xem cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, người bệnh vẫn chưa biết thuốc nhỏ mắt cần thiết và phù hợp để trị viêm kết mạc là gì.
Thuốc nhỏ mắt kết hợp được dùng phổ biến trong điều trị kết mạc bị viêm nhờ sự kết hợp của nhiều nhóm thuốc mang lại hiệu quả cao như kháng viêm Corticosteroid, kháng sinh,... Nếu nguyên nhân gây viêm kết mạc là do kích ứng, thuốc nhỏ mắt nhân tạo sẽ có tác dụng tốt với thành phần như Polyvidone, Glycerin, Tetrahydrozoline,... ngừa khô mắt và chống sung huyết.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt để điều trị viêm kết mạc tác dụng rất tốt
Điều trị qua chăm sóc tại nhà
Không chỉ điều trị bằng thuốc, người bệnh còn phải chú trọng chăm sóc mắt tại nhà để giảm các triệu chứng đau mắt. Cách tốt nhất chính là hãy vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày để loại bỏ gỉ mắt cũng như giảm tình trạng kích ứng mắt. Bạn có thể mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc Tây rất dễ dàng.
Bên cạnh đó, bạn cần được nghỉ ngơi tại nhà từ 3 - 5 ngày để tránh mắt tiếp xúc với các dị nguyên khác khiến triệu chứng nặng thêm. Đồng thời, một số hình thể bệnh viêm kết mạc có thể lây lan ra cộng đồng nên bạn cần lưu ý tránh tiếp xúc với mọi người xung quanh, vừa bảo vệ bản thân vừa hạn chế nguy cơ lây bệnh.
Điều trị bệnh qua chăm sóc tại nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng
Phòng ngừa nguy cơ lây bệnh viêm kết mạc
Như đã nói, bệnh lý viêm kết mạc không nguy hiểm nhưng vẫn có thể lây lan và tái phát nên người bệnh luôn phải đề cao nhiệm vụ bảo vệ bản thân và phòng tránh các nguồn bệnh. Vậy phương pháp giảm khả năng lây bệnh viêm kết mạc là gì? Bạn có thể thực hiện các hoạt động sau đây để hạn chế nguy cơ lây nhiễm đau mắt đỏ:
- Không được sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác như kính, chậu rửa mặt, khăn mặt, thuốc nhỏ mắt,...
- Không được dụi tay vào mắt, đặc biệt là khi tay đang bẩn, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng tránh lưu lại vi khuẩn trên tay.
- Tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều dị nguyên như lông động vật, bụi bặm, không khí ô nhiễm và nếu bắt buộc làm trong môi trường đó, cần phải có kính và đồ bảo hộ che chắn đầy đủ.
- Tránh chạm đầu của lọ thuốc nhỏ mắt khi nhỏ thuốc bởi có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng cho mắt và gây bệnh viêm kết mạc.
- Sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh và hàng ngày rửa mắt bằng nước muối sinh lý.
- Bỏ những mỹ phẩm đã hết hạn hoặc đã cũ và không được dùng chung với người khác.
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ bởi chỉ cần sai thuốc sẽ khiến triệu chứng càng nặng thêm.
- Không đeo kính áp tròng cho tới khi kết thúc quá trình điều trị.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ giúp phòng ngừa viêm kết mạc hữu hiệu và phổ biến
Nên khám và điều trị viêm kết mạc ở đâu hiệu quả?
Viêm kết mạc tuy là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng có thể sẽ gây các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Do đó, người bệnh cần tìm đúng cơ sở y tế uy tín để có thể thực hiện quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh viêm kết mạc hiệu quả.
Khu vực miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng hiện nay đang có một địa điểm được đánh giá rất cao, là Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Nơi đây được xây dựng và hoạt động với mô hình bệnh viện khách sạn nên mọi dịch vụ đều khiến bệnh nhân hài lòng. Bạn điều trị bệnh tại đây sẽ có cảm giác như đang nghỉ dưỡng tại một khu khách sạn cao cấp.
Chuyên khoa Mắt của Bệnh viện Phương Đông hội tụ những bác sĩ đầu ngành đã được đào tạo bài bản và kinh nghiệm làm việc lâu dài tại các bệnh viện lớn. Cùng với đó, đội ngũ điều dưỡng, y sĩ và kỹ thuật viên đều có trình độ cao và đảm bảo phục vụ bệnh nhân với phong cách chuyên nghiệp, tận tâm.
Khoa Mắt được trang bị hệ thống phòng khám với đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác thăm khám, điều trị bệnh lý liên quan tới mắt cực chuẩn. Cho dù nguyên nhân gây ra viêm kết mạc là gì bạn cũng có thể yên tâm được điều trị và loại bỏ vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, chi phí điều trị cực kỳ hợp lý nên bệnh nhân có thể tịnh dưỡng thoải mái.
Điều trị viêm kết mạc tại Bệnh viện Phương Đông với chi phí hợp lý
Bài viết trên đây của Phương Đông đã giúp bạn đọc hiểu được bệnh viêm kết mạc là gì đồng thời chỉ định các nguyên nhân, cách điều trị phù hợp. Nếu có dấu hiệu hoặc nghi ngờ mắc bệnh lý này, bạn đọc đặt lịch khám để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.