Dấu hiệu viêm phế quản phổi ở trẻ em và cách điều trị khỏi dứt điểm

Trần Hồng Nụ

05-09-2022

goole news
16

Viêm phế quản phổi ở trẻ em được xếp vào nhóm bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gặp. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của bé. Trong bài viết bên dưới đây, BVĐK Phương Đông sẽ cung cấp cho bố mẹ những thông tin hữu ích liên quan tới bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ.

Viêm phế quản phổi ở trẻ em là gì?

Bệnh viêm phế quản phổi là hiện tượng nhiễm trùng phổi. Khi các túi khí bên trong phổi do nguyên nhân nào đó bị chứa nhiều mủ cùng các chất dịch khác sẽ khiến cho oxy khó tiếp cận được với nguồn máu. Phế quản phổi bị viêm sẽ gây ra hiện tượng viêm bên trong phổi. Khiến các phế nang của cơ quan này chứa nhiều dịch lỏng. Những chất dịch lỏng đó đã làm suy yếu chức năng phổi và gây ra những vấn đề không tốt tại đường hô hấp.

Trẻ 2 tuổi bị viêm phế quản phổi
Trẻ 2 tuổi bị viêm phế quản phổi

Viêm phế quản phổi ở trẻ em là bệnh lý thường gặp. Bới đây là đối tượng có sức đề kháng kém. Hằng năm trên thế giới có tới 4-5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi không may tử vong vì bệnh này; nhất là ở các nước chậm phát triển. Tại nước ta, bệnh viêm phế quản phổi cũng khá phổ biến, tỷ lệ tử vong cao. Đặc biệt là ở những trẻ dưới 5 tuổi.

Trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non hoặc đang mắc các bệnh lý khác như cảm cúm, sởi... rất dễ mắc viêm phế quản phổi. Tác nhân gây bệnh ban đầu chính là virut. Sau đó là bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai. Vi khuẩn thường gặp nhất chính là phế cầu khuẩn, H. influenzae, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn.

Nguyên nhân trẻ em bị viêm phế quản phổi

Như đã đề cập ở trên, bệnh viêm phế quản phổi hình thành do nhiều loại vi trùng. Chẳng hạn như: vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều bởi vi rút. Trong đó phổ biến nhất là adenovirus, rhinovirus, virus cúm (cúm); virus hợp bào ( RSV ) và virus parainfluenza ( đây là loại virus này có thể gây nên viêm thanh quản).

Thông thường, bệnh viêm phế quản phổi thường khởi phát sau khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên (tức nhiễm trùng mũi và cổ họng). Các triệu chứng bệnh như cảm lạnh hoặc đau họng chủ yếu bắt đầu sau 2 hoặc 3 ngày. Trong vài ngày tiếp theo tác nhân gây bệnh sẽ di chuyển đến phổi. Những chất lỏng, tế bào bạch cầu và các mảnh vụn lúc đó bắt đầu tập hợp, ùn ứ trong không gian của phổi. Từ đó ngăn không khí thông suốt và làm cho phổi hoạt động kém hiệu quả.

Một số yếu tố nguy cơ khác cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ như:

  • Cha mẹ bị hen suyễn.
  • Cơ địa trẻ dị ứng.
  • Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá.

Dấu hiệu cha mẹ nhận biết trẻ bị viêm phế quản phổi

Tùy vào độ tuổi và nguyên nhân bệnh mà trẻ bị viêm phế quản phổi sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Ba mẹ sẽ rất khó có thể nhận biết bệnh trong giai đoạn đầu. Vì các dấu hiệu có thể dễ dàng nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp trên. Một số dấu hiệu mắc viêm phế quản phổi ở trẻ gia đình nên chú ý bao gồm:

  • Ho nhiều, hắt hơi, chảy nước mũi có thể kèm theo triệu chứng sốt nhẹ hoặc không.
  • Trẻ ho kéo dài, cơn ho trở nên nặng hơn vào ban đêm hoặc rạng sáng.
  • Đau rát cổ họng, xuất hiện nhiều dịch đờm màu xanh, vàng hoặc xám.
  • Khó thở, thở khò khè kèm theo biểu hiện mệt mỏi. Bỏ bú hoặc bú ít, bị rối loạn tiêu hóa nôn, tiêu chảy,...

Bé bị viêm phế quản xuất hiện những cớn ho liên tục
Bé bị viêm phế quản xuất hiện những cớn ho liên tục

Chú ý: Sốt hoàn toàn không phải là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm phế quản. Theo các bác sĩ, ở trẻ sơ sinh khi mắc bệnh này, bé có thể chỉ bị sốt nhẹ hoặc không.

Nếu không được phát hiện sớm, bệnh sẽ lây lan xuống 2 cuống phổi. Từ đó làm cho túi khí quản bị sưng lên. Lúc này phổi trẻ đã bị ứ đọng nhiều chất dịch nhầy. Dẫn đến triệu chứng sốt cao trong nhiều giờ.

>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh thở mạnh: Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây nên

Viêm phế quản phổi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nguy hiểm hơn ở người lớn. Bởi hệ thống miễn dịch của các bé vốn dĩ còn chưa hoàn chỉnh. Bản thân trẻ chưa “sản xuất” ra đủ các yếu tố chống lại các tác nhân gây hại khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Do đó bệnh hoàn toàn sẽ chuyển biến nhanh và nặng hơn ở người lớn.

Hơn nữa, hệ bạch mạch và hệ mạch máu ở đối tượng trẻ rất phong phú, đan xen lẫn nhau như mạng nhện. Đó là nguyên nhân vì sao vi khuẩn vào cơ thể trẻ ngoài việc rất ít yếu tố ngăn chặn, bao vây; lại có còn nhiều đường đi nên lan rất nhanh. Đồng thời cây phế quản ở trẻ em còn tương đối ngắn và hẹp. Do đó mỗi khi viêm phổi; trẻ rất dễ bị bít tắc mũi, khó thở do niêm mạc bị phù nề và đờm dãi.

Vậy trẻ bị viêm phế quản phổi khi nào cần nhập viện cấp cứu? Theo các bác sĩ, khi trẻ xuất hiện những triệu chứng sau. Cha mẹ cần sớm đưa bé tới cơ sở y tế để được xử lý:

  • Trẻ tím tái, khó thở: Dịch tắc trong thanh quản khiến trẻ khó thở. Tình trạng này sẽ nguy hiểm đến tính mạng bé nếu không được xử lý tốt. Để đánh giá mức độ khó thở ở trẻ. Ba mẹ cần cần đặt trẻ nằm yên hoặc ngủ trong vòng 1 phút và đếm nhịp thở. Nên đếm tối thiểu 3 lần để có kết quả khách quan nhất. Sau đó so sánh kết quả với tiêu chuẩn đánh giá ngưỡng thở nhanh theo độ tuổi mà Tổ chức Y tế thế giới đưa ra. Cụ thể, trẻ dưới 2 tháng tuổi nhịp thở bằng hoặc trên 60 lần/phút; trẻ từ 2 - 12 tháng tuổi nhịp thở bằng hoặc trên 50 lần/phút; trẻ từ 1 - 5 tuổi nhịp thở bằng hoặc trên 40 lần/phút. Chú ý, nhịp thở bé càng nhanh thì mức độ khó thở càng cao, càng nguy hiểm. Ngoài ra khi bé có triệu chứng khó thở sẽ thường kèm theo buổi hiệu tím tái, chân tay lạnh,…
  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C: Trẻ sốt cao nếu như không được xử lý tốt sẽ nguy hiểm tới tính mạng. Trường hợp trẻ sốt từ 39 độ C trở lên, không đáp ứng với thuốc thì cần sớm được đưa đi cấp cứu. Ngoài ra, triệu chứng sốt cao thường đi kèm với cơn co giật, mất ý thức.
  • Trẻ bỏ bú, ho, mất ý thức: Sốt cao và các triệu chứng khác của viêm phế quản khiến trẻ bỏ bú, xuất hiện ho cơn kéo dài không ngừng, mất ý thức, ngủ li bì khó đánh thức. Đây đều là những dấu hiệu nguy hiểm cho thấy bé cần nhập viện cấp cứu ngay lập tức.

Bệnh viêm phế quản phổi có thể khiến trẻ sốt cao
Bệnh viêm phế quản phổi có thể khiến trẻ sốt cao

Điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em thế nào?

Bệnh viêm phế quản phổi có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện kịp thời. Phương pháp chữa bệnh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu viêm phế quản do yếu tố virus gây ra, thì biện pháp điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc để giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ tự phục hồi. Nếu xác định nguyên nhân do vi khuẩn gây ra thì bắt buộc phải dùng kháng sinh điều trị. Những loại kháng sinh được sử dụng cũng còn phải tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn được cho nguyên nhân gây ra bệnh phế quản phổi trẻ em.

Vậy viêm phế quản phổi ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Thông thường, bệnh sẽ diễn biến và tự cải thiện sau 7 - 10 ngày. Trong khoảng thời gian này, ba mẹ cần lưu ý chăm sóc và theo dõi triệu chứng cho trẻ ngay từ khi bệnh khởi phát cho đến khi điều trị khỏi hoàn toàn.

Các biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi gồm:

  • Vệ sinh mũi: Dùng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để nhỏ mũi. Giúp làm sạch dịch này trong mũi cho trẻ nhiều lần mỗi ngày.
  • Giữ ấm cho trẻ: Mặc quần áo đủ ấm, bật điều hòa. Cho bé uống nước ấm giúp ngăn chặn viêm phế quản tiến triển sang viêm phổi,...
  • Chườm ấm toàn thân khi trẻ bị sốt: Chườm ấm và theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên. Đặc biệt là ban đêm khi thấy bé có biểu hiện sốt. trường hợp sốt cao trên 38 độ C; bé cần được uống thuốc hạ sốt paracetamol theo sự chỉ dẫn của bác sĩ với liều lượng phù hợp.
  • Không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho bé: Viêm phế quản ở trẻ nếu do virus gây ra thì kháng sinh hoàn toàn không có hiệu quả điều trị tiêu diệt bệnh. Do đó, cha mẹ không được tự ý cho trẻ sử dụng nhóm thuốc này để tránh dẫn tới nhiều hệ lụy sức khỏe sau này. 
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Uống đủ nước không chỉ giúp hạ sốt mà còn làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp. Điều này cũng giúp trẻ có thể ho dễ dàng và tống đờm ra ngoài. Từ đó giảm triệu chứng khó chịu hơn.
  • Dùng mật ong giảm ho cho bé: Đây là mẹo dân gian giảm ho cho trẻ rất đơn giản và hiệu quả. Mẹ có thể cho trẻ uống mật ong trực tiếp hoặc pha với nước ấm. Đây là nguyên liệu tự nhiên giúp làm dịu cổ họng rất tốt, sở hữu đặc tính kháng virus, kháng khuẩn; loại bỏ tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên cha mẹ chỉ áp dụng mật ong để giảm ho cho trẻ trên 1 tuổi.

Trẻ uống nước mật ong ấm giúp giảm triệu chứng ho do viêm phế quản phổi gây raTrẻ uống nước mật ong ấm giúp giảm triệu chứng ho do viêm phế quản phổi gây ra

Ngoài ra các biện pháp chăm sóc trên. Cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng thực sự phù hợp để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. Cụ thể:

  • Cho trẻ ăn nhạt, nguyên nhân là do thức ăn quá nhiều muối có thể làm gia tăng triệu chứng viêm.
  • Cho bé ăn thức ăn lỏng như cháo, súp để dễ nuốt.
  • Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin như A, C, E,... giúp tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch.

Viêm phế quản phổi có lây không?

Bệnh viêm phế quản phổi có thể lây từ người sang người. Các vi khuẩn, vi rút gây bệnh thường được tìm thấy bên trong chất lỏng từ miệng hoặc từ mũi của người bị nhiễm bệnh. Từ đó những người đối diện có thể bị lây nhiễm bằng cách ho hoặc hắt hơi.

Ngoài ra, việc dùng chung ly uống và đồ dùng ăn uống, khăn giấy, khăn mặt hoặc khăn tay đã được sử dụng của người bị nhiễm bệnh. Cũng có thể lây bệnh viêm phế quản phổi. Cho nên, tốt nhân phụ huynh hãy luôn giữ trẻ em tránh xa với bất kỳ đối tượng đang có những triệu chứng điển hình của bệnh như: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho, sốt,...

Vi rút, vi khuẩn gây viêm phế quản phổi có thể lây làn qua dịch tiết từ mũi, miệng
Vi rút, vi khuẩn gây viêm phế quản phổi có thể lây làn qua dịch tiết từ mũi, miệng

Phòng tránh nguy cơ viêm phế quản phổi ở trẻ em

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm phế quản phổi cho con, phụ huynh cần áp dụng đồng thời các biện pháp như sau:

  • Đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày. Trong 6 tháng đầu sau sinh, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và bổ sung kẽm, vitamin D cho con.
  • Cho bé uống đủ nước mỗi ngày (đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi).
  • Đảm bảo nơi ở của trẻ phải luôn thoáng mát và hợp vệ sinh.
  • Giữ gìn môi trường sống của trẻ sạch sẽ. Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi.
  • Tiêm chủng phòng bệnh viêm phổi đầy đủ và đúng lịch hẹn.
  • Vệ sinh mũi và họng cho trẻ nhiều lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Giữ ấm cho trẻ vào rạng sáng và về đêm; nhất là khi trời trở lạnh.
  • Phát hiện và điều trị sớm, dứt điểm nếu trẻ đang mắc bệnh về đường hô hấp cấp tính và mãn tính.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần với những người bị viêm đường hô hấp cấp tính.

Bài viết trên của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã trên đây đã giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em. Tốt nhất, ngay khi con có các biểu hiện của bệnh,  bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

20,960

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám