Viễn thị là gì? Viễn thị có thể chữa khỏi không?

Hoàng Hải

02-03-2023

goole news
16

Viễn thị nằm trong nhóm các tật khúc xạ mắt phổ biến. Vì các dấu hiệu của viễn thị khá tương đồng với lão thị nên thường khiến nhiều người nhầm lẫn giữa hai tình trạng này. Vậy viễn thị là gì và có cách nào để khắc phục viễn thị? Hãy cùng tìm hiểu qua thông tin trong bài phân tích sau nhé!

Tổng quan về bệnh lý viễn thị

Viễn thị là khả năng một người sẽ không thể quan sát rõ được các vật ở gần, thế nhưng khả năng nhìn xa lại không bị ảnh hưởng gì. Do đó, khả năng tập trung của người viễn thị sẽ bị ảnh hưởng khá lớn. Những bệnh nhân bị viễn thị nặng thì chỉ có thể nhìn thấy những sự vật ở một khoảng cách rất xa, còn khi nhìn gần thì mắt khó điều tiết nên sẽ dễ bị nhìn mờ, nếu để lâu rất dễ tiến triển thành nhược thị.

Viễn thị (Hyperopia, Farsightedness, Hypermetropia) là tình trạng liên quan đến mắt khá phổ biến. Những người bị viễn thị chỉ có thể nhìn thấy những sự vật ở xa rất tốt, nhưng lại gặp khó khăn khi tập trung vào những sự vật ở gần.

Viễn thị bẩm sinh chính là một số trẻ em từ khi sinh ra đã bị mắc phải tật viễn thị. Trong đó, một số trẻ sẽ có khả năng hết viễn thị sau khi lớn lên; số khác thì có thể bị viễn thị tiến triển, cần phải điều chỉnh bằng kính.

thực trạng viễn thị hiện nay

Thực trạng viễn thị hiện nay

Nguyên nhân gây ra viễn thị

Nguyên nhân dẫn tới viễn thị chính là do sự sai lệch khúc xạ mắt. Cụ thể là trục trước và trục sau giác mạc bị quá ngắn hay giác mạc bị dẹt quá so với mức bình thường. Sự bất thường này khiến cho hình ảnh không được hội tụ trên võng mạc mà là hội tụ đằng sau võng mạc. Tật mắt này cũng có thể là do di truyền giữa các thành viên trong gia đình.

Dưới đây sẽ là 3 lý do chính khiến cho một người bị viễn thị:

  • Thói quen hay nhìn xa: Nếu nhìn xa thường xuyên sẽ khiến thủy tinh thể bắt buộc phải vận động đàn hồi quá mức. Trong khoảng thời gian dài sẽ làm giảm đi đặc tính đàn hồi và các khả năng điều tiết của thủy tinh thể.
  • Bẩm sinh, di truyền: Nếu cha mẹ đều bị viễn thị thì khả năng cao con khi sinh ra cũng sẽ bị viễn thị.
  • Lão hóa: tuổi càng cao thì nguy cơ viễn thị càng lớn vì tuổi cao sẽ dẫn tới sự mất đi tính đàn hồi của thủy tinh thể.

Những dấu hiệu nhận biết viễn thị

Người bị viễn thị có thể  biểu hiện ở mắt, và biểu hiện đó khác nhau. Hầu hết trong giai đoạn đầu chính là tình trạng mỏi mắt. Sau đó sẽ cảm thấy việc nhìn gần những vật sẽ khó khăn hơn hẳn so với khi nhìn xa.

Bên cạnh đó, viễn thị cũng sẽ gây ra cảm giác nặng ở vùng trán và đau thái dương. Đôi khi sẽ là nhức đầu. Để nhìn rõ, người bệnh phải luôn cố gắng điều tiết mắt kéo theo sự kéo của lông mi, lông mày, thậm chí là các cơ trán. Dần dần tại đó hình thành các nếp nhăn tạo nên một dạng hình còn được gọi là “bộ mặt viễn thị”.

Mắt khi bị viễn thị sẽ luôn có xu hướng quay vào phía trong. Một số trường hợp sẽ cho ta cảm giác trông mắt đang hoạt động, rất tinh. Nhưng cũng có trường hợp người bị viễn thị bị lác mắt.

triệu chứng của viễn thị

Triệu chứng của viễn thị

Đối tượng có nguy cơ bị viễn thị

Viễn thị là một tật rất phổ biến của mắt và đều có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng thường là xảy ra ở trẻ em.

Cũng có phần lớn trường hợp viễn thị xảy ra ở người lớn tuổi.

Biến chứng thường gặp khi mắc viễn thị

Viễn thị có thể để lại các biến chứng , chẳng hạn như:

Giảm chất lượng cuộc sống: Viễn thị nếu không điều trị thì có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống. Có thể sẽ không có khả năng thực hiện những nhiệm vụ, mong muốn. Tầm nhìn hạn chế có thể gây mất đi sự thú vị của những hoạt động hàng ngày. Ở trẻ em, nếu không được điều trị viễn thị thì có thể gây ra các vấn đề liên quan đến học tập.

Mỏi mắt: Viễn thị không được điều trị có thể gây nheo mắt hoặc căng mắt để có thể duy trì sự tập trung. Điều này dẫn đến biến chứng mỏi mắt và nhức đầu.

Mất an toàn: Vì sự an toàn của bản thân và của người khác, không nên lái xe hoặc vận hành các thiết bị nặng nếu có một vấn đề liên quan đến tầm nhìn.

biến chứng của viễn thị

Biến chứng của viễn thị

Biện pháp chẩn đoán bệnh viễn thị

Các bác sĩ y khoa sẽ chẩn đoán bệnh bằng những thông tin thu thập được sau khi việc khám mắt kết thúc, sau đó hỏi về tầm nhìn rồi tiến hành kiểm tra lâm sàng. Bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra đồng tử và nhân mắt để xem khả năng nhìn của bạn ra sao.

Việc chẩn đoán viễn thị sẽ được thực hiện như sau:

Thuốc nhỏ mắt: Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng một loại thuốc nhỏ mắt đặc biệt nhằm giãn kích thước của  đồng tử, mục đích để  kiểm tra võng mạc.

Máy đo độ cận: Dụng cụ này dùng để đo khúc xạ hoặc là mức độ nghiêm trọng của mắt.

Kính hiển thị võng mạc: Bác sĩ sẽ chiếu một luồng ánh sáng đặc biệt vào mắt của bạn để xem mắt phản chiếu ra sao. Bước này sẽ giúp xác định là bạn bị viễn thị hay cận thị .

Phương pháp chẩn đoán này thường xuyên được thực hiện với trẻ em.

Phương pháp điều trị đối với người bệnh viễn thị

Việc đeo kính viễn thị phải đi kèm với một chế độ luyện tập mắt thật tích cực mới làm giảm độ viễn thị. Trẻ phải cần được khuyến khích nhiều các hoạt động liên quan đến thị giác như là vẽ tranh, tô màu, đọc truyện,… Mục đích chính là làm tăng lên độ khúc xạ của thể thủy tinh từ đó dẫn đến giảm độ viễn thị (cận thị hóa viễn thị)

Đối với những trẻ bị nhược thị thì cần có một chế độ luyện tập tích cực hơn như là bịt mắt lành và tập mắt nhược thị, hoặc là tập trên các hệ thống máy để kích thích hoàng điểm, máy tập thị giác hai mắt…Bên cạnh đó, nếu có thì trẻ cần được điều trị chứng lác mắt.

Trẻ cần phải được theo dõi ít nhất sáu tháng một lần để có thể điều chỉnh kính sao cho phù hợp với sự tiến triển của mức độ viễn thị.

Viễn thị ở trẻ em

Thường sẽ không cần phải điều trị vì mắt của trẻ ngay lúc này khá là linh hoạt và tật mắt này sẽ được cải thiện dần theo thời gian.

Viễn thị ở người lớn

Đeo kính

Viễn thị có thể được chữa trị theo cách đeo kính, giúp thay đổi các điểm hội tụ của tia sáng khi đi thẳng vào mắt, đây là loại kính sẽ được bắt đầu với số có dấu cộng, ví dụ như là +2.50. Người bệnh có thể chọn mang kính có gọng hoặc là kính áp tròng và có thể đeo liên tục hoặc chỉ khi đang đọc sách, làm việc với máy tính hay làm những công việc khác ở khoảng cách gần. Việc đeo kính này phải đi kèm với một chế độ luyện tập mắt thật sự tích cực để làm giảm mạnh độ viễn thị.

Phẫu thuật

Phẫu thuật khúc xạ, chẳng hạn như là phẫu thuật LASIK hoặc là phương pháp tạo hình giác mạc với sóng vô tuyến, đây là một lựa chọn khác cũng có thể điều chỉnh tật viễn thị. Phẫu thuật có thể giúp giảm đi hay thậm chí là loại bỏ luôn hoàn toàn việc phải đeo kính điều chỉnh. Tuy nhiên, phương pháp này không được an toàn như khi đeo kính vì nó có thể xảy ra một vài biến chứng như sau:

  • Tầm nhìn bị điều chỉnh quá mức
  • Nhìn thấy quầng sáng xung quanh đèn
  • Nhiễm trùng
  • Khô mắt
  • Mù (hiếm gặp)

Một số phương pháp điều trị

Biện pháp phòng ngừa mắc viễn thị

Tuy bạn sẽ không thể nào ngăn chặn tật viễn thị được, nhưng bạn vẫn có thể bảo vệ đôi mắt cũng như tầm nhìn của mình với một số mẹo vặt như sau:

  • Khám mắt định kỳ
  • Kiểm soát các bệnh mãn tính như là tiểu đường hay là tăng huyết áp vì chúng đều có thể làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn
  • Hiểu rõ các triệu chứng và dấu hiệu để điều trị càng sớm càng tốt
  • Đeo mắt kính hoặc là kính áp tròng
  • Áp dụng những lối sống lành mạnh, thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế hút thuốc để có thể bảo vệ mắt. Bạn cũng cần phải nhớ là nên học tập và làm việc trong một môi trường có đầy đủ điều kiện ánh sáng.
  • Thực hiện chế độ ăn uống, kết hợp những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của mắt

 

Bài viết trên giúp bạn biết rõ hơn về những vấn đề liên quan đến mắt, đặc biệt là viễn thị. Đối với trẻ nhỏ thì sẽ có khả năng phục hồi, nhưng với người lớn thì cần phải lựa chọn những cơ sở y tế hợp lý để thăm khám và điều trị. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm những cửa hàng mắt kính có chất lượng cao, cắt kính đúng với mức độ của mắt. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe về mắt của bản thân và gia đình.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,764

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám