Xét nghiệm mỡ máu là gì?
Xét nghiệm mỡ máu hay Blood Lipid Test là một kỹ thuật xét nghiệm để đo nồng độ cholesterol và chất béo trung tính có trong máu. Với những người mắc bệnh tim mạch, xét nghiệm này có thể xác định nguy cơ tích tụ chất béo trong động mạch dẫn đến tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch.
(Xét nghiệm mỡ máu nhằm đo nồng độ cholesterol và triglyceride)
Mỡ máu là thành phần quan trọng của cơ thể, tham gia vào cấu trúc tế bào của tất cả các mô, hoạt động não bộ, sản xuất hormone, dự trữ vitamin,... Nếu duy trì mỡ máu ở giới hạn bình thường, thì cơ thể sẽ hoạt động khỏe mạnh, ngăn ngừa được các tác nhân gây hại.
Tại sao phải xét nghiệm mỡ máu?
Phát biểu tại Hội thảo khoa học “Báo động thực trạng thừa cholesterol: Hệ lụy và giải pháp” năm 2022, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Nguyên thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Y học các nước Đông Nam Á nhấn mạnh: “... rối loạn mỡ máu, thường được biết tới với tên gọi mỡ máu cao gây ra gần 4.4 triệu ca tử vong, tương đương 7,78% số ca tử vong trên toàn cầu”.
Người gặp vấn đề mỡ máu xấu thường không có biểu hiện hay triệu chứng rõ ràng, chỉ phát hiện khi vô tình điều trị bệnh lý khác hoặc xuất hiện biến chứng như tai biến, đột quỵ. Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp tối ưu nhất để chủ động phòng tránh, giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mạch máu do mỡ máu gây ra.
Chỉ định xét nghiệm mỡ máu khi nào?
Xét nghiệm lipid máu được chỉ định cho mọi đối tượng, lứa tuổi và giới tính, không phân biệt vì nguy cơ bị bệnh mỡ máu cao, rối loạn mỡ máu đều như nhau. Một số trường hợp được khuyến nghị thực hiện xét nghiệm máu định kỳ như:
- Người thừa cân, béo phì nên xét nghiệm 3 tháng/lần.
- Người có ông bà, bố mẹ, anh chị mắc các bệnh về mỡ máu nên thực hiện tầm soát 3 tháng/lần.
- Người bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, suy giáp,... cần tái khám, xét nghiệm 1 tháng/lần.
- Người hút thuốc lá, ít vận động nên xét nghiệm máu 3 tháng/lần.
- Người đang điều trị bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ thực hiện xét nghiệm máu 1 tháng/lần.
(Chỉ định xét nghiệm cholesterol 3 tháng/lần với người thừa cân hoặc béo phì)
Ngoài những đối tượng nêu trên, người bình thường trên 20 tuổi nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, nhằm đánh giá các chỉ số xét nghiệm máu nhiễm mỡ có đang trong mức cho phép hay không.
Xem thêm: Tổng quan về bệnh xơ vữa động mạch - "Kẻ giết người" số một trên thế giới
Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm mỡ máu
Xét nghiệm mỡ máu gồm những chỉ số nào? Hiện nay, xét nghiệm mỡ máu 4 thành phần gồm có cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và triglyceride. Dựa vào các chỉ số xét nghiệm mỡ máu mà bác sĩ có thể đánh giá tình trạng người bệnh đang bị rối loạn lipid máu hay không, ở giai đoạn nào, nguy cơ ảnh hưởng đến các cơ quan thiết yếu.
Cholesterol toàn phần
Kết quả xét nghiệmcholesterol toàn phần cho biết tổng hàm lượng cholesterol có trong máu, người càng lớn tuổi nồng độ cholesterol toàn phần càng cao.
Chỉ số
|
Tình trạng
|
Nguy cơ
|
Dưới 200 mg/dL
|
Bình thường
|
Tỉ lệ mắc bệnh động mạch vành thấp.
|
200 - 239 mg/dL
|
Sức khỏe gặp vấn đề, có dấu hiệu bất thường
|
Cần theo dõi sức khỏe định kỳ, thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh.
|
Từ 240 mg/dL trở lên
|
Cholesterol trong máu cao
|
Tỉ lệ bị xơ vữa động mạch cao.
|
Nồng độ cholesterol toàn phần có thể thay đổi theo giới tính và độ tuổi, ví dụ như nam giới dưới 50 tuổi có lượng cholesterol toàn phần cao hơn nữ, ngược lại khi qua 50 tuổi lượng cholesterol toàn phần ở nữ giới lại cao hơn nam.
Chất béo trung tính
Chất béo trung tính hay Triglyceride thường có trong dầu thực vật và mỡ động vật, chiếm đến 95% chất béo trong bữa ăn hàng ngày. Nếu nạp calo nhiều hơn số calo tiêu thụ thì có thể dẫn đến lượng triglyceride trong máu tăng cao, gây tình trạng thừa cân hoặc béo phì.
Chỉ số
|
Tình trạng
|
Dưới 100 mg/dL
|
Bình thường
|
150 - 199 mg/dL
|
Ranh giới cao
|
200 - 499 mg/dL
|
Cao
|
Trên 500 mg/dL
|
Rất cao
|
Người có chỉ số chất béo trung tính cao thường do ăn nhiều đồ ngọt, uống rượu bia thường xuyên, hút thuốc mất kiểm soát, ít vận động. Nếu không cải thiện triglyceride trong máu, bạn có thể mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch hoặc đột quỵ.
LDL Cholesterol
LDL Cholesterol là chất béo xấu, cơ thể chứa nhiều LDL thì khả năng tích tụ các mảng bám trong lòng mạch máu càng cao, làm cản trở sự lưu thông của máu hoặc gây tắc nghẽn mạch máu.
Chỉ số
|
Tình trạng
|
Dưới 100 mg/dL
|
Bình thường
|
100 - 129 mg/dL
|
Trên mức bình thường
|
130 - 159 mg/dL
|
Ranh giới cao
|
160 - 189 mg/dL
|
Cao
|
Từ 190 mg/dL trở lên
|
Rất cao
|
Như vậy, chỉ số LDL Cholesterol hoàn hảo nhất với người trưởng thành là dưới 100 mg/dL. Nếu xét nghiệm mỡ trong máu cho ra kết quả LDL-C trong khoảng 100 - 129 mg/dL, bạn nên thay đổi ngay chế độ ăn và sinh hoạt thường ngày để đưa trở lại mức bình thường.
HDL Cholesterol
HDL Cholesterol là chất béo tốt, có khả năng đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, hỗ trợ mạch máu lưu thông dễ dàng. Ngược lại với LDL-C, người bệnh nên tăng tỷ trọng cholesterol lipoprotein tốt trong máu.
Chỉ số
|
Tình trạng
|
Dưới 40 mg/dL
|
Thấp
|
40 - 60 mg/dL
|
Bình thường
|
Trên 60 mg/dL
|
Cao
|
Nếu bạn muốn phòng tránh các bệnh lý tim mạch thì cần tăng chỉ số HDL-C, phải từ 60 mg/dL trở lên mới có thể bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, bạn không nên để cholesterol tốt xuống thấp quá 40 mg/dL vì làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Kết quả xét nghiệm mỡ máu bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số xét nghiệm mỡ máu ở người trưởng thành được kết luận bình thường khi:
- Cholesterol toàn phần dưới 200 mg/dL.
- LDL Cholesterol dưới 100 mg/dL.
- HDL Cholesterol trên 40 mg/dL, khuyến khích cao hơn 60 mg/dL.
- Chất béo trung tính dưới 150 mg/dL.
(Kết quả chỉ số mỡ máu bao nhiêu là bình thường?)
Phạm vi chỉ số xét nghiệm mỡ trong máu trên có thể thay đổi theo chủng tộc, độ tuổi, giới tính. Khi nhận kết quả xét nghiệm mỡ máu, người bệnh có thể nhờ bác sĩ hoặc nhân viên y tế giải đáp thắc mắc để hiểu rõ hơn.
Lý giải ký hiệu xét nghiệm mỡ máu
Khi nhận kết quả xét nghiệm cholesterol, người bệnh có thể sẽ bắt gặp các ký hiệu viết tắt gây khó hiểu, đặc biệt với những người thực hiện phương pháp này lần đầu tiên. Sau đây, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ lý giải cụ thể.
- TC: Cholesterol toàn phần.
- TG: Triglyceride hay chất béo trung tính.
- LDL: Low-density lipoprotein là chất béo xấu hay cholesterol xấu.
- HDL: High-density lipoprotein là chất béo tốt hay cholesterol tốt.
Phần lớn các cơ sở y tế đều áp dụng bộ xét nghiệm mỡ máu 4 chỉ số, tại phiếu nhận kết quả bạn có thể theo dõi mức quy chuẩn và chỉ số mỡ máu của bản thân. Nếu xuất hiện các bất thường thì bệnh nhân cần tham vấn ngay ý kiến của bác sĩ, không nên phớt lờ hay giấu bệnh.
Quy trình xét nghiệm bệnh mỡ máu
Xét nghiệm bệnh mỡ máu tương đối đơn giản, thông thường trải qua ba bước như sau:
- Bước 1: Trước xét nghiệm bệnh nhân cần nhịn đói từ 9 đến 12 tiếng, một số cơ sở có thể yêu cầu 10 - 14 tiếng. Có thể sử dụng nước lọc khi đói, tuyệt đối không uống sữa, trà, cafe hay rượu bia.
- Bước 2: Bác sĩ sẽ khám và chỉ định xét nghiệm lipid máu, người bệnh di chuyển theo hướng dẫn đến phòng lấy mẫu bệnh phẩm. Quá trình lấy máu tương đối nhanh, chỉ khoảng 1 - 2 phút, mẫu máu sau đó sẽ được vận chuyển đến trung tâm xét nghiệm.
- Bước 3: Người bệnh nhận kết quả xét nghiệm máu sau khoảng 2 tiếng, bác sĩ sẽ đọc kết quả, thực hiện tư vấn, giải đáp thắc mắc, lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhân nếu cần.
(Quy trình ba bước xét nghiệm và chẩn đoán bệnh mỡ máu)
Thời gian thực hiện xét nghiệm máu tốt nhất là vào buổi sáng, 6 - 8 giờ sáng là khoảng lý tưởng để kiểm tra nồng độ cortisol, đường huyết, sắt huyết thanh. Xét nghiệm vào buổi chiều, tối có thể làm ảnh hưởng đến kết quả, sai lệch các chỉ số mỡ máu.
Xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn không?
Xét nghiệm mỡ máu cần nhịn ăn tối thiểu 9 giờ, ngoài nước lọc thì người bệnh tuyệt đối sử dụng rượu bia, đồ uống có ga, thuốc lá trong vòng 24 giờ trước khi thực hiện. Chỉ số sinh hóa có thể bị tác động bởi các chất kích thích, kết quả sai lệch làm giảm giá trị trong công tác chẩn đoán.
Bên cạnh đó, người bệnh không nên nhịn ăn quá 14 tiếng vì hoạt động chuyển hóa năng lượng có thể làm tăng chất béo trung tính. Ngoài ra, việc nhịn đói quá mức dễ gây tình trạng ngất xỉu, tụt huyết áp.
Chi phí xét nghiệm mỡ máu
Chi phí xét nghiệm mỡ máu, một bộ 4 chỉ số dao động trong khoảng 100.000 - 500.000 VNĐ. Mức giá trên thay đổi linh động theo các yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị máy móc, trình độ chuyên môn của cơ sở y tế.
Nếu bạn có bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh thì số tiền cần trả cho xét nghiệm mỡ máu chỉ vào khoảng 15%, 20% hoặc thậm chí không mất phí. Vậy nên, khi đến các cơ sở y tế bạn nên tìm hiểu về chính sách bảo hiểm để hưởng quyền lợi.
Xét nghiệm mỡ máu ở đâu?
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là bệnh viện đa khoa hạng 3, tập trung vào sự an toàn và chất lượng chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Vì thế, Chuyên khoa Xét nghiệm và Ngân hàng máu cũng được đầu tư trang thiết bị hiện đại, tự động hóa phân tích vật phẩm hàng đầu thế giới nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân toàn quốc.
(Xét nghiệm mỡ máu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)
Cùng với sự hỗ trợ của hệ thống máy xét nghiệm là đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm với nghề. Một số ngôi sao tiêu biểu của Phương Đông như:
- Bác sĩ CKII Bùi Kim Quế, hoạt động trong lĩnh vực Huyết học - Truyền máu, Xét nghiệm từ năm 1984 đến nay đã 40 năm. Bác sĩ Bùi Kim Quế từng có thời gian dài hoạt động tại Bệnh viện E, trải qua các vị trí Phó khoa và Trưởng khoa Huyết học - Truyền máu.
- Bác sĩ Cao cấp CKII Nguyễn Duy Hải từng công tác tại Học viện Quân y, Bệnh viện 43 Quân đoàn 2, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Với những cống hiến trong lĩnh vực y tế, bác sĩ sở hữu chuỗi thành tích Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba, Danh hiệu Thầy thuốc ưu tú.
Với nền tảng vững chắc về mọi mặt, bệnh viện chúng tôi tự tin cung cấp và chia sẻ những giá trị tốt đẹp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Đặt lịch khám bệnh qua hotline 1900 1806 hoặc trực tiếp đăng ký tại số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Như vậy, qua bài viết bạn đã biết xét nghiệm mỡ máu là một kỹ thuật cơ bản giúp chẩn đoán, theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ, hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được thăm khám, tư vấn phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.