Chuột rút khi mang thai: Những điều mẹ bầu nên biết để phòng tránh

Dương Minh Ngọc

11-06-2022

goole news
16

Đa số phụ nữ sẽ bị chuột rút khi mang thai. Một số phụ nữ bị chuột rút ở mông, đùi hoặc chân. Những cơn co cứng cơ do chuột rút thường xảy ra vào ban đêm, nhất là giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba (3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ). Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bà bầu những thông tin hữu ích giúp hạn chế bị chuột rút.

Chuột rút khi mang thai là gì?

Chuột rút khi mang thai là hiện tượng co thắt cơ không tự chủ của một hay nhiều nhóm cơ, thường thấy ở bắp chuối giữa đầu gối và cổ chân, phần bắp thịt đùi và hông (cơ đùi trước và đùi sau giữa đầu gối và hông), dọc theo bàn tay, bàn chân và cơ bụng, gây đau đớn, chúng kéo dài khoảng từ 30 đến 60 giây.

Tình trạng này thường xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, thường nhiều hơn vào ban đêm hoặc sau khi vận động, sử dụng cơ bắp lâu dài, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu, như chuột rút khi ngủ làm gián đoạn giấc ngủ hay bị đau đớn, khó chịu khi cử động.

Tuy nhiên hầu hết tình trạng chuột rút ở phụ nữ có thai không gây nguy hiểm và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.

chuột rút khi mang thai

Chuột rút khi mang thai là hiện tượng phổ biến từ giai đoạn 2 của thai kỳ

Nguyên nhân mẹ bầu thường bị chuột rút khi mang thai?

Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra những cơn co thắt cơ này trong quá trình mang thai hiện chưa rõ. Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai, bao gồm các nguyên nhân chủ yếu như: Bị thiếu chất; do áp lực từ em bé; do thay đổi cân nặng, nội tiết tố, thói quen sinh hoạt.

Bị chuột rút là thiếu chất gì?

Một trong những nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị chuột rút thường xuyên là do thiếu hụt các chất.   

  • Cơ thể mẹ bị thiếu các chất điện giải hoặc khoáng chất.
  • Tình trạng ốm nghén ở thời gian đầu thai kỳ: mẹ bầu có thể bị nôn, ói, ăn uống kém, sút cân, hay trong mùa hè nóng bức mẹ bầu tập thể dục nhiều… dẫn đến cơ thể mất nước, rối loạn cân bằng điện giải và gây ra hiện tượng chuột rút.
  • Thiếu khoáng chất, quá ít kali, hoặc magie trong chế độ ăn uống có thể góp phần làm mẹ bầu hay bị chuột rút.
  • Cơ thể thiếu Canxi

Bé cần lấy Canxi từ cơ thể mẹ để phát triển hệ xương. Điều này khiến cho nhu cầu sử dụng Canxi của mẹ bầu rất cao, nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Mẹ bầu bổ sung Canxi chủ yếu thông qua ăn uống hàng ngày, nhưng điều này là không đủ, nhất là với những mẹ bị ốm nghén nghiêm trọng, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Cơ thể của mẹ sẽ tự rút Canxi để truyền cho con, nên nếu lượng Canxi không được cung cấp đủ, sẽ khiến mẹ bị thiếu Canxi. Lúc này, cơ bắp co mạnh sẽ gây ra tình trạng chuột rút với mẹ bầu.

Hàm lượng canxi cần cung cấp theo khuyến cáo trong 1 ngày từ 1.500 - 2.000mg.

dinh dưỡng cho bà bầu

Đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng trong suốt thời gian thai kỳ

Bị chuột rút do áp lực từ em bé

Thai nhi ngày càng phát triển thì càng gây áp lực lớn đến các cơ bắp chân của mẹ. Hơn nữa, khi tử cung giãn rộng theo sự lớn lên của bé để có đủ không gian cho con, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, từ đó, tăng áp lực lên các mạch máu bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu, đôi khi gây chuột rút. 

Do thay đổi cân nặng, nội tiết tố, thói quen sinh hoạt

Mẹ tăng cân đột ngột tạo nên áp lực lớn lên các cơ và đôi chân, khiến các cơ này bị kích thích, dễ dẫn đến chuột rút bắp chân, bàn chân và ngón chân.

Hay những thay đổi trong lối sống sinh hoạt hàng ngày cùng những thay đổi về nội tiết tố trong thời gian mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút.

Xem thêm:

Một số nguyên nhân khác

  • Vận động quá nhiều, hoặc đơn giản là giữ một vị trí trong một thời gian dài như nằm nghiêng quá lâu hoặc thay đổi tư thế đột ngột có thể gây chuột rút cơ bắp.
  • Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây ra chuột rút cũng không được biết đến.

Dấu hiệu nhận biết chuột rút bà bầu cần chú ý?

Chuột rút khi bầu bí thường gặp nhất một số bộ phận như: bắp chân, đùi, bàn chân, tay, thân mình.

Đôi khi bị chuột rút cũng đi kèm một số dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Mẹ cần phải đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, nếu bị chuột rút kèm theo những tình trạng sau:

  • Liên tục xuất hiện chuột rút đột ngột;

  • Đau đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc ra máu

  • Chân đau, hơi sưng, nóng. Có thể, đây chính là dấu hiệu của cục máu đông trong  tĩnh mạch chân.

Chuột rút khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng chất lượng cuộc sốngChuột rút khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống

Mẹo giảm đau nhanh cho bà bầu khi bị chuột rút

Chuột rút khi mang thai xảy ra thì các mẹ cần bình tĩnh và làm một vài thủ thuật để giảm đau như:

  • Xoa bóp phần bị chuột rút để giảm căng cơ, thao tác thật nhẹ nhàng từ vùng cơ bị đau tới vùng xung quanh, đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để giảm bớt chuột rút và giảm cơn đau.
  • Nếu bị chuột rút ở chân, sau khi xoa bóp và chân bớt đau. Nên đi bộ và nâng cao chân, giúp giữ cho chuột rút, chân trở lại bình thường. 
  • Làm ấm: nếu bị chuột rút vào ban đêm, chườm nóng sẽ giúp nhanh chóng cắt đứt cơn đau khó chịu và các triệu chứng căng tức.

Phòng ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai thế nào

tập yoga giúp bà bầu phòng tránh bị chuột rút

Tập yoga có thể giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng chuột rút

Một số biện pháp mẹ bầu có thể áp dụng để cải thiện và giảm triệu chứng bị chuột rút như sau: 

  • Tập thể dục nhẹ nhàng hoặc massage thư giãn trước khi đi ngủ cũng có thể giúp ngăn ngừa chuột rút khi đang ngủ vào ban đêm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống điều độ, lành mạnh, cân bằng. Đặc biệt là bổ sung đầy đủ những thực phẩm giàu Canxi (sữa, pho mát, sữa chua) và magie (các loại đậu, các loại hạt, rau bina, củ cải Thụy Sĩ, hạt giống, sô cô la đen) bằng thức ăn hàng ngày. Nếu sử dụng bất cứ loại thực phẩm bổ sung nào đồ ăn, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, bổ sung nhiều chất khoáng, vitamin bằng cách tăng cường uống nước ép rau, củ, quả nhằm cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Để di chuyển thoải mái và tránh tắc nghẽn mạch máu nên chọn giày dép phù hợp với chân.
  • Dành thời gian để đặt bàn chân và chân của bạn ở vị trí cao vài lần trong ngày
  • Duy trì tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, tập yoga... Việc này sẽ giúp mẹ tăng lưu thông máu và làm quá trình trao đổi chất được thuận lợi hơn.
  • Trước khi đi ngủ, mẹ bầu có thể chườm nóng phần bắp chân hoặc tắm với nước ấm.
  • Nghỉ ngơi thường xuyên, tránh làm việc gắng sức, mang vác vật nặng. Không nên đứng hay ngồi quá lâu vì sẽ khiến chân dưới căng tức nhiều hơn dẫn đến chuột rút thường xuyên.
  • Giảm căng thẳng cho cơ thể bằng việc giữ tinh thần lạc quan, vui tươi. Hơn nữa, điều này cũng rất tốt đối với sự phát triển của thai nhi cũng như chăm sóc sức khỏe bà bầu.

Mẹ bầu có chế độ ngủ nghỉ hợp lý sẽ giúp hạn chế bị chuột rút

Trên đây là những thông tin về hiện tượng chuột rút khi mang thai. Mong rằng những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ là những thức bổ ích cho các mẹ bầu có hành trang đón con yêu khỏe mạnh.

Nếu mẹ cần được hỗ trợ, có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline 19001806 để được tư vấn chi tiết về dịch vụ thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,487

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám