Có nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con hay không?

Bích Ngọc

08-04-2024

goole news
16

Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là một biện pháp bảo đảm sức khỏe trong tương lai cho con cái của bạn. Không ai biết trước một em bé sinh ra khi lớn lên có thể mắc bệnh gì. Nếu các tế bào gốc máu dây rốn được lưu trữ, sau này khi cần để chữa bệnh cho con bạn thì đây sẽ là các tế bào gốc phù hợp nhất. Có nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con hay không? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giải đáp qua bài viết dưới đây. 

1. Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là gì?

Khi thai nhi trong bụng mẹ, máu cuống rốn có nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất giúp thai nhi phát triển. Sau khi chào đời, phần mô và lượng máu còn sót lại trong dây rốn và nhau thai sẽ được thu thập, xử lý và lưu trữ. Trong cuống rốn có chứa nhiều tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô - tiềm năng trong điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. 

Tế bào gốc từ cuống rốn có thể điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm như: ung thư máu, đa u tuỷ xương, thalassemia, viêm khớp, thoái hoá khớp,... Thế nhưng, hình thức lưu trữ  hiện nay chưa có nhiều bậc phụ huynh biết đến. Chính vì vậy, nhiều bậc phụ huynh vẫn đang băn khoăn nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho còn không. 

Tế bào gốc máu cuống rốn có thể điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm Tế bào gốc máu cuống rốn có thể điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm 

2. Có nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con không?

Có nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con hay không chắc hẳn là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh đang tìm hiểu về dịch vụ này. Việc lưu trữ tế bào gốc từ cuống rốn có thể giúp đảm bảo sức khỏe cho bé hoặc người thân trong tương lai. Tế bào gốc được thu thập từ cuống rốn là nguồn tế bào gốc nguyên thuỷ và thuần khiết nhất nên có khả năng tăng sinh, biệt hoá và có tính miễn dịch cao có thể phục vụ cho quá trình: 

  • Điều trị bệnh cho chính em bé trong suốt cuộc đời.
  • Điều trị cho các thành viên trong gia đình (anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà). 
  • Điều trị cho những người có chỉ số sinh học phù hợp với mẫu tế bào gốc. 

Hiện nay, tế bào gốc từ cuống rốn có thể thay thế cho nhiều nguồn tế bào gốc khác và giúp điều trị hiệu quả một số bệnh lý nguy hiểm: 

  • Tế bào gốc từ máu cuống rốn (tế bào gốc tạo máu): Có thể thay thế nguồn tế bào gốc từ máu ngoại vi và tuỷ xương. Chúng điều trị hiệu quả các bệnh lý về máu như: Bạch cầu cấp, suy tủy, đa u tủy xương, bệnh Thalassemia,...
  • Tế bào gốc từ mô dây rốn (tế bào gốc trung mô): Có thể thay thế nguồn tế bào gốc từ mô mỡ và tủy xương. Loại tế bào gốc này giúp điều trị các bệnh về xương khớp (viêm khớp, thoái hoá khớp,...), suy tim, phổi tắc nghẽn mạn tính, tiểu đường tuýp 1,...

Ngoài ra, quá trình thu thập và lưu trữ tế bào gốc cuống rốn có thể thực hiện với cả trường hợp sinh thường và sinh mổ. Quá trình diễn ra nhanh chóng ngay sau khi bé chào đời và không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé. 

Quy trình thu thập và xử lý mô cuống rốn được thực hiện ngay khi bé chào đờiQuy trình thu thập và xử lý mô cuống rốn được thực hiện ngay khi bé chào đời

3. Những lý do nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

Để trả lời cho câu hỏi "Có nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con hay không?", Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ chia sẻ những lý do cha mẹ nên lưu trữ tế bào gốc từ dây rốn dưới đây

3.1. Bảo hiểm sinh học cho con trọn đời

Tế bào gốc cuống rốn có thể lưu trữ trong thời gian dài để sử dụng trong tương lai. Chính vì vậy, đây được coi là một dạng bảo hiểm sinh học trọn đời cho bé. 

Đồng thời, đây không chỉ là khoản đầu tư xứng đáng cho sức khỏe của bé mà còn là của cả các thành viên trong gia đình. 

Không thể biết trước khi em bé sinh ra có thể mắc bệnh gì lúc lớn lên. Nếu các tế bào gốc cuống rốn được lưu trữ, khi em bé mắc các bệnh lý nguy hiểm có thể chữa trị bằng nguồn tế bào gốc của chính bé, đó là nguồn tế bào phù hợp và “tinh khiết nhất”. Bệnh cạnh đó, tế bào gốc từ cuống rốn có thể điều trị cho anh chị em ruột hoặc những người thân trong gia đình khi mắc các bệnh về máu, miễn dịch, xương khớp,..

3.2. Tế bào gốc cuống rốn giúp tái tạo các mô, bộ phận trên cơ thể

Quá trình phục hồi các thoái hoá hoặc tổn thương của các mô, cơ quan trong cơ thể chính là tế bào gốc được huy động để tái tạo, sửa chữa các tế bào bị tổn thương đó. Khi còn trẻ, lượng tế bào gốc phong phú và dồi dào nên các vết thương có thể liền nhanh chóng. Nhưng đối với người già thì lượng tế bào gốc đã suy yếu và mất dần đi, không còn khả năng tự tái tạo. Chính vì vậy dẫn đến biểu hiện của tuổi già, các cơ quan suy yếu và các vết thương lâu khỏi. 

Do đó, tế bào gốc trong điều trị chính là đưa vào cơ thể các tế bào gốc “non trẻ”. Lúc này, tế bào gốc mới sẽ tái tạo các tế bào mới, mô mới. Từ đó, các mô và cơ quan bị tổn thương được phục hồi. 

Hơn thế nữa, tế bào gốc đang được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nhằm tái tạo mô, bộ phận trên cơ thể như: 

  • Các tế bào gốc tái tạo mô tim, sửa chữa các chấn thương thần kinh hoặc tủy sống. 
  • Chữa lành các mô liên kết bị tổn thương trong sinh hoạt, chấn thương thể thao. 
  • Đảo ngược tác động chứng tự kỷ Alzheimer và Parkinson,...
  • Tái tạo các cơ quan mới. 

Tế bào gốc có khả năng tái tạo mô mới nhờ đó phục hồi các mô và cơ quan bị tổn thươngTế bào gốc có khả năng tái tạo mô mới nhờ đó phục hồi các mô và cơ quan bị tổn thương

3.3. Các loại bệnh lý có thể điều trị bằng tế bào gốc

Theo các nghiên cứu trên thế giới, máu cuống rốn có thể điều trị hơn 80 bệnh lý về máu, cơ quan tạo máu, miễn dịch; Mô dây rốn có thể chữa trị hơn 300 bệnh lý khác nhau về xương khớp, tại tạo mô,... 

  • Các bệnh lý huyết học như: Lơ-xê-mi, U lympho, suy tủy xương, đa u tuỷ xương, thalassemia (tan máu bẩm sinh), rối loạn sinh tuỷ,...
  • Thoái hoá khớp, hoại tử chỏm xương đùi, viêm khớp, tổn thương cột sống liệt tuỷ,...
  • Phổi tắc nghẽn mạn tính; suy tim
  • Bỏng, loét lâu lành. 
  • Xơ gan, đái tháo đường tuýp 1. 
  • Hội chứng Steven Johnson; Viêm giác mạc
  • Nâng ngực, xoá nếp nhăn. 

3.4. Hạn chế nguy cơ sinh ra phản ứng thải ghép

Khi sử dụng tế bào gốc của chính cơ thể bé để điều trị bệnh hiểm nghèo sẽ không gây ra những phản ứng miễn dịch, thải ghép tế bào. Đặc biệt, trẻ không cần sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để duy trì tế bào cấy ghép nếu sử dụng chính tế bào gốc cuống rốn của mình. Phương pháp này vừa an toàn mà không tốn kém chi phí mua thuốc ức chế miễn dịch. 

Hơn nữa, nếu trong gia đình có người mắc bệnh cần sử dụng tế bào gốc để chữa trị thì khả năng phù hợp hơn so với mẫu tế bào gốc của người hiến tặng.

3.5. Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn đơn giản, dễ dàng

Nếu như trước đây, dây rốn và nhau thai bị coi là rác thải y tế, bị loại bỏ vì không có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, nhờ y học phát triển, tế bào gốc cuống rốn được thu thập, xử lý, kiểm tra chất lượng và lưu trữ. Giờ đây, trở thành nguồn tế bào gốc an toàn, dồi dào cho bé và các thành viên trong gia đình nếu không may mắc bệnh lý nguy hiểm. 

Lưu trữ  tế bào gốc từ các nguồn thu khác đòi hỏi chi phí cao, quy trình thu thập phức tạp và có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người hiến (chọc hút tủy xương, kịch bạch cầu máu ngoại vi,...)

Ngoài ra, yêu cầu về liều điều trị và mức độ hoà hợp của nhóm kháng nguyên bạch cầu của máu thấp hơn và ít nghiêm ngặt hơn so với các nguồn còn lại. Chính vì vậy, lưu trữ tế bào gốc cuống rốn đơn giản và dễ dàng hơn. 

Tế bào gốc cuống rốn sau khi được thu thập, xử lý và lưu trữ sẽ trở thành nguồn tế bào gốc an toàn nhất cho bé và gia đìnhTế bào gốc cuống rốn sau khi được thu thập, xử lý và lưu trữ sẽ trở thành nguồn tế bào gốc an toàn nhất cho bé và gia đình

3.6. Tế bào gốc cuống rốn có thể lưu trữ lâu dài

Trên thực tế, tế bào gốc cuống rốn được lưu trữ đông lạnh ở Nito nhiệt độ thấp (-196°C). Hiện nay chưa có nghiên cứu nào nói về giới hạn cuối cùng khi lưu trữ tế bào gốc cuống rốn. Đồng nghĩa với việc có thể lưu trữ theo nhu cầu của gia đình. 

Mặc dù vậy, thời gian lưu trữ tế bào gốc cuống rốn thường có hợp đồng là 18 năm. Sau đó, nếu em bé sở hữu tế bào gốc này đến tuổi trưởng thành có nguyện vọng tiếp tục lưu trữ thì có thể gia hạn thêm hợp đồng. 

Giáo sư Broxmeyer đã chứng minh được máu cuống được lưu trữ tồn tại sau 5-15 năm, thậm chí 23 năm trong môi trường đông lạnh. 

Trên thực tế, số năm lưu trữ tế bào gốc từ cuống rốn cho đến nay là 27 năm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đồng ý với kết luận nếu tế bào gốc được lưu trữ đúng cách có thể tồn tại vĩnh cửu.

Nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng khi máu dây rốn được bảo quản đúng cách, nó dường như không bị biến đổi. Tháng 11 năm 2018 ngân hàng máu dây rốn cộng đồng BMDI của Úc thông báo họ đã cấy ghép thành công cho bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu với một đơn vị máu dây rốn hiến tặng được lưu trữ 20 năm. Vào tháng 5 năm 2023, tại Hội nghị Máu dây rốn lần thứ 10 của Hiệp hội Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Trung Quốc đã báo cáo về trường hợp một thanh niên Trung Quốc được điều trị khỏi bệnh thiếu máu bất sản bằng chính máu dây rốn tự thân lưu trữ trong 19 năm

3.7. Quá trình lấy tế bào gốc cuống rốn an toàn tuyệt đối đến mẹ và bé

Quy trình thu thập tế bào gốc dây rốn đơn giản, dễ thực hiện, có thể áp dụng cho cả phương pháp sinh thường và sinh mổ. Tại Trung tâm tế bào gốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, quy trình thực hiện dịch vụ lưu trữ tế bào gốc bao gồm các bước cơ bản như sau:

  • Đăng ký dịch vụ: Để được thu thập và lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn cho em bé, gia đình cần hoàn tất các thủ tục đăng ký tại cơ sở y tế cung cấp dịch vụ này càng sớm càng tốt.
  • Xét nghiệm kiểm tra sức khỏe: Thai phụ cần hoàn thành đầy đủ các xét nghiệm về sức khỏe trước tuần thai thứ 34 để đảm bảo bản thân không mắc phải các bệnh lý như bệnh miễn dịch, bệnh truyền nhiễm, ung thư, nhiễm trùng…
  • Tiến hành thu thập máu và mô dây rốn: Máu và mô dây rốn được thu thập trong lúc đỡ sinh. Ví dụ với máu dây rốn, sau khi em bé chào đời bác sĩ sẽ nối đầu kim với tĩnh mạch dây rốn để dẫn xuất máu vào túi thu thập đã chứa sẵn chất chống đông. Trong một số trường hợp, để có đủ lượng máu cần thiết bác sĩ có thể thu thập thêm máu trong bánh nhau.
  • Xử lý máu và mô dây rốn: Tại trung tâm tế bào gốc, máu và mô dây rốn được phân tích, xử lý bằng nhiều kỹ thuật chuyên sâu để phân lập và gạn tách tế bào gốc bằng cách loại bỏ các thành phần dư thừa như huyết tương, hồng cầu. Sau đó, chuyên gia tế bào gốc tiến hành làm xét nghiệm để xác định các vấn đề như nhóm máu, chất lượng và đơn vị tế bào gốc được lưu trữ. Cuối cùng tế bào gốc dây rốn đạt chất lượng sẽ được trữ đông và lưu trữ tại ngân hàng mô.

Quy trình thu thập máu cuống rốn được thực hiện an toàn và nhanh chóng cho mẹ và béQuy trình thu thập máu cuống rốn được thực hiện an toàn và nhanh chóng cho mẹ và bé

4. Ưu điểm của thu thập tế bào gốc máu cuống rốn

Hiện nay, dây rốn được xem là nguồn tế bào gốc tiềm năng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, bao gồm:

  • Thu thập tế bào gốc dễ dàng, không gây đau đớn: Việc thu thập được tiến hành sau khi sản phụ sinh con, vì vậy hoàn toàn không xâm lấn, không gây ảnh hưởng gì cho mẹ và bé.
  • Tỷ lệ thải ghép thấp: Bởi vì tế bào gốc trong máu dây rốn có thể kém trưởng thành hơn nên đôi khi có thể có sự khác biệt lớn hơn về sự phù hợp HLA giữa sản phẩm của người hiến và người nhận. Cũng có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh mảnh ghép chống lại vật chủ (một biến chứng của việc ghép có thể đe dọa tính mạng); và giảm thời gian tìm kiếm vì các đơn vị đã được lưu vào ngân hàng và đã được xác định HLA. Những bệnh nhân có loại HLA hiếm gặp thường thành công trong việc tìm được dây rốn ghép phù hợp khi không có sẵn các nguồn khác.
  • Luôn sẵn sàng phục vụ quá trình điều trị bệnh: Tế bào gốc từ dây rốn đã được lưu trữ trong ngân hàng mô vì vậy luôn sẵn sàng để ứng dụng điều trị bệnh khi cần. Điều này đặc biệt ý nghĩa với những người bệnh có tình trạng sức khỏe chuyển biến xấu, không có quá nhiều thời gian chờ để cấy ghép tế bào gốc có HLA phù hợp từ các nguồn tế bào gốc khác.

Tỷ lệ thải ghép thấp là một trong những ưu điểm vượt trội của tế bào gốc máu cuống rốn

5. Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Hiện nay, nhu cầu lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn của trẻ sơ sinh ngày càng tăng. Nhiều gia đình đã tin tưởng và lựa chọn Trung tâm Tế bào gốc -  Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để thực hiện dịch vụ lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho con khi bé vừa chào đời. 

Trung tâm Tế bào gốc và Ngân hàng mô tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động về thu thập và lưu trữ tế bào gốc. Tại đây, chúng tôi cung cấp cùng lúc dịch vụ: Lưu trữ tế bào gốc từ mô dây rốn và Lưu trữ tế bào gốc từ máu dây rốn của trẻ sơ sinh.

Trung tâm Tế bào gốc và Ngân hàng mô tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, bao gồm:

  • Hệ thống đếm tế bào dòng chảy Cytoflex
  • Hệ thống tủ an toàn sinh học cấp II
  • Hệ thống tủ lạnh bảo quản hóa chất HYC-610 
  • Máy đo độ sáng phát hiện tế bào(Phát hiện Mycoplasma) Lucetta 2
  • Hệ thống cảnh báo tự động đảm bảo việc nuôi cấy, sản xuất và lưu trữ tế bào an toàn nhất

Có đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, lưu trữ, ứng dụng tế bào gốc.

Lựa chọn lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn tại Trung tâm Lưu trữ tế bào gốc - BVĐK Phương ĐôngLựa chọn lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn tại Trung tâm Lưu trữ tế bào gốc - BVĐK Phương Đông

Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đơn vị thực hiện xử lý mẫu mô bằng quy trình tự động hoàn toàn giúp đảm bảo không xảy ra sai sót, lưu trữ trong môi trường Nito lỏng trong thời gian dài từ 18-20 năm. Đặc biệt, khi lưu trữ tại Phương Đông, khách hàng sẽ được thông báo kết quả kiểm định chất lượng tế bào gốc định kỳ hàng năm. 

Với câu hỏi "có nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con hay không?" chắc hẳn bạn đọc đã tìm ra câu trả lời cho mình sau khi tham khảo bài viết này. Quý khách hàng có thể chủ động đăng ký dịch vụ thu thập và lưu trữ tế bào gốc - “bảo hiểm sinh học” cho bé và gia đình tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với quy trình đơn giản, nhanh chóng. 

Để đặt lịch lưu trữ và tư vấn chuyên sâu, quý khách có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

73

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám