Cơn bão giáp là gì, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Dương Minh Ngọc

26-07-2022

goole news
16

Cơn bão giáp là tình trạng ngộ độc giáp hiếm gặp. Tuy nhiên nó đe dọa đến tính mạng người bệnh ngay khi xuất hiện triệu chứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về tình trạng ngộ độc giáp và cách điều trị hiệu quả.

Cơn bão giáp là gì?

Cơn bão giáp còn gọi là cường giáp kịch phát - một tình trạng ngộ độc giáp xuất hiện kịch phát do mất bù cường giáp. Tình trạng này hiếm gặp tuy nhiên có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, cần được cấp cứu khi xuất hiện triệu chứng.

Cơn bão giáp có thể nguy hiểm đến tính mạngCơn bão giáp có thể nguy hiểm đến tính mạng

Bão giáp thường xuất hiện ở những bệnh nhân phẫu thuật tuyến cận giáp, tuyến giáp, người bị nhiễm trùng, chấn thương hoặc phụ nữ sau sinh. Một số trường hợp cũng dễ bị bão giáp là bệnh nhân cường giáp do u tuyến giáp, bướu giáp hoặc Basedow không được điều trị hoặc điều trị không kịp thời. Khi bệnh nhân cường giáp bị stress (cường catecholamine) sẽ tăng nguy cơ bị cơn bão giáp. Tuy nhiên, bất kỳ bệnh nhân nào chưa điều trị cường giáp cũng có thể mắc cường giáp kịch phát.

Một số tác nhân khác đưa đến cơn bão giáp gồm:

  • Bị stress, căng thẳng, lo âu.
  • Bệnh nhân cường giáp bị nhiễm trùng như viêm màng não, viêm não.
  • Thai độc hoặc sờ nắn tuyến giáp nhiều.
  • Ngưng thuốc kháng giáp sớm, sử dụng I131 và các thuốc chứa iod hoặc dùng hormone giáp quá liều khiến hormone trong máu tăng cao ở một số người nhạy cảm.

Triệu chứng của cơn bão giáp

Cơn bão giáp xuất phát từ những triệu chứng cường giáp làm tuyến giáp tiết ra lượng lớn hormone. Hầu hết biểu hiện của cường giáp và bão giáp khá giống nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng của bão giáp đột ngột, nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng người bệnh hơn nhiều.

Các dấu hiệu thường gặp của cơn bão giáp bao gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể: Sốt cao, luôn giao động từ 37 - 41 độ C, người bệnh đổ nhiều mồ hôi, dễ bị mất nước.
  • Thần kinh: 90% bệnh nhân bị bão giáp gặp phải triệu chứng về thần kinh như lo âu kích động, mê sảng, rối loạn tri giác, rối loạn tâm thần, lú lẫn hoặc hôn mê.
  • Tim mạch: Tim đập nhanh khoảng 120 - 200 lần/phút, thậm chí một số người lên đến 300 lần/phút. Ở những người cao tuổi xuất hiện loạn nhịp tim như ngoại tâm thu thất, rung nhĩ hoặc truỵ tim mạch, suy tim ứ huyết, tình trạng này dẫn đến tử vong rất cao. Huyết áp thường không thay đổi, nhưng nếu người bệnh bị tụt huyết áp thì tiên lượng rất xấu.

Tim đập nhanh là một trong những biểu hiện của cơn bão giápTim đập nhanh là một trong những biểu hiện của cơn bão giáp

  • Tiêu hoá: Người bệnh xuất hiện hiện tượng tiêu chảy, nôn ói, đau bụng. Số ít người bị vàng da, xung huyết hoặc hoại tử tế bào gan, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã trở nặng.
  • Nhược cơ: Đa số người bệnh gặp cơn cường giáp sẽ nhược cơ gốc thân mình, nhược cơ đầu chi, cơ mặt, co kéo cơ mi trên.
  • Một số trường hợp người bệnh tăng calci huyết hoặc tăng đường huyết.

Nhận biết các triệu chứng và chẩn đoán phát hiện sớm cơn bão giáp giúp người bệnh được điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ tử vong. Bên cạnh đó, trước khi phẫu thuật tuyến giáp, bệnh nhân được chuẩn bị tốt sẽ hạn chế nguy cơ gặp cường giáp kịch phát.

Biến chứng của cơn bão giáp 

Nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời, người bệnh bị bão giáp sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm như suy tim sung huyết hoặc tràn dịch màng phổi và nguy cơ tử vong lên đến 70%. Ngoài ra, sau cơn bão giáp, người bệnh có thể gặp biến chứng như:

  • Suy tim: Khả năng bơm của tim tới các bộ phận của cơ thể giảm sút.
  • Loãng xương: Những tổn thương do bão giáp để lại khiến xương yếu và dễ gãy.
  • Rung tâm nhĩ: Quá trình co bóp của tim bị rối loạn, nhịp thất sẽ nhanh hơn nhịp nhĩ.

Đa số các biến chứng này đều ảnh hưởng đến thể trạng chung cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì thế, việc được cấp cứu kịp thời cũng như nghiêm túc tuân thủ pháp đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp người bệnh hạn chế tối đa những biến chứng về sau.

Người bệnh thường bị loãng xương sau khi bão giápNgười bệnh thường bị loãng xương sau khi bão giáp

Phương pháp điều trị bão giáp hiệu quả

Chẩn đoán cơn bão giáp dựa trên các biểu hiện lâm sàng và cần điều trị ngay trước khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Bởi tính mạng của người bệnh bị đe doạ ngay từ khi xuất hiện triệu chứng bão giáp. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà quá trình điều trị bão giáp sẽ dài hay ngắn. Thông thường, bệnh sẽ tiến triển trong vòng 1 - 3 ngày điều trị. Dưới đây là phác đồ điều trị cơn bão giáp:

Phục hồi và duy trì sinh hiệu

Người bệnh được chỉ định làm các biện pháp giúp phục hồi và duy trì sinh hiệu như sau:

  • Truyền dung dịch glucose, natri clorid đẳng trương.
  • Bổ sung dinh dưỡng nhóm B, nên uống sinh tố hoặc các món ăn mềm.
  • Hạ nhiệt bằng thuốc Acetaminophen, lau người bằng khăn mát.
  • Ngửi oxy ẩm.
  • Điều trị suy tim bằng digitalis cùng thuốc lợi tiểu, điều trị loạn nhịp tim bằng thuốc chống loạn nhịp.
  • Có thể dùng thuốc an thần.

Ức chế sự tổng hợp và phóng thích Hormone

Người bệnh được chỉ định dùng các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng giáp tổng hợp: Uống thuốc Propylthiouracil (PTU) với liều đầu 300 - 400mg hoặc dùng ngay 100mg/2 giờ đầu phát hiện bệnh, sau đó 300 - 600mg/ngày cho đến khi hội chứng cường giáp được kiểm soát. Nếu người bệnh không uống được thì sẽ được cho uống qua đường trực tràng hoặc ống thông mũi bao tử. Trường hợp không có PTU, người bệnh có thể được cho uống Methimazole với liều đầu 30 - 40mg, sau đó 20 - 30mg/8 giờ trong ngày đầu và những ngày tiếp theo uống 30 - 60mg/ngày.

Thuốc Propylthiouracil được dùng để kiểm soát hội chứng cường giáp

  • Dung dịch Iod: Sau 2 giờ sau khi dùng thuốc kháng giáp tổng hợp, người bệnh có thể dùng: Na với liều lượng 1 gram truyền tĩnh mạch mỗi 8 - 12 giờ, hoặc liều 0,25 gram tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ. Nếu bệnh nhân dị ứng với Iod, có thể dùng thay thế bằng Lithium với liều 300mg trong 3 - 4 lần/ngày, nồng độ huyết thanh khoảng 1 - 1.2 mEq/L. Đối với bệnh nhân là phụ nữ mang thai, bác sĩ không khuyến cáo sử dụng dung dịch Iod, thay vào đó là phương pháp cắt bỏ tuyến giáp.
  • Thuốc Corticoid: Uống Dexamethason 2mg mỗi 6 giờ hoặc tiêm mạch Hydrocortison với liều 50-100mg tiêm mạch mỗi 6 - 8 giờ.
  • Thuốc ức chế giao cảm: Người bệnh uống propranolol 40-80mg mỗi 4 - 6 giờ và thuốc có tác dụng sau 1 giờ uống. Sau 10 phút thuốc có tác dụng lên triệu chứng thần kinh và tim mạch. Không sử dụng propranolol cho người bị suy tim hoặc nếu sử dụng thì phải có phương tiện theo dõi áp lực đổ đầy thất trái. Có thể dùng thuốc Esmolol tác dụng nhanh để thay thế propranolol.

Ngoài ra, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ có nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh uống thêm thuốc kháng sinh.

Điều trị duy trì

Sau 24 - 48 giờ phối hợp điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp PTU, dung dịch Iod và thuốc Corticoid, người bệnh trở về trạng thái bình thường. Cơn bão giáp có thể kéo dài 1 - 8 ngày, trung bình khoảng 3 ngày, do đó, thuốc kháng giáp tổng hợp vẫn tiếp tục được dùng cho đến khi chuyển hoá về gần mức bình thường. Dần dần, người bệnh sẽ ngưng dùng Iod và điều trị lâu dài bằng I131. Trường hợp người bệnh điều trị lâu dài không đạt hiệu quả, có thể phải tiến hành lọc máu, lọc màng bụng để lấy bớt hormone.

I131 được dùng để điều trị lâu dài bão giápI131 được dùng để điều trị lâu dài bão giáp

Cách phòng ngừa cơn bão giáp

Một số cách dưới đây để người bệnh tham khảo cách phòng ngừa gặp cơn bão giáp:

  • Khi điều trị cường giáp ở giai đoạn đầu, người bệnh tránh ngừng thuốc kháng giáp tổng hợp đột ngột.
  • Bệnh nhân cường giáp cần theo dõi việc sử dụng thuốc Insulin, Digitalis.
  • Không sờ nhiều ở vùng tuyến giáp, tránh gây tổn thương ở bướu giáp.
  • Tránh tối đa thực hiện bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, kể cả thủ thuật nhỏ như nhổ răng khi đang điều trị cường giáp.
  • Đề phòng người bệnh tâm thần và trẻ nhỏ tự ý dùng hormone Thyroxin.

Không sờ nhiều vùng tuyến giáp để phòng ngừa bão giáp

Tỷ lệ người bệnh tử vong nếu không được điều xử trí kịp thời là gần 100%. Ngoài ra, các bệnh đi kèm khi bị cơn bão giáp cũng có thể gây tử vong. Đó cũng là lý do để Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho ra đời Gói sàng lọc ung thư tuyến giáp. Người bệnh sẽ được thăm khám và phát hiện sớm các bệnh lý về tuyến giáp như viêm tuyến giáp, suy giáp, cường giáp, ung thư tuyến giáp,... từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin khoa học về cơn bão giáp. Nếu bạn đọc có thắc mắc về tình trạng bệnh lý này hoặc cần tư vấn về gói khám, vui lòng liên hệ 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,895

Bài viết hữu ích?

Chủ đề tuyến giáp

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

ThS. Bác sĩ

LÊ THỊ HẰNG NGA

Khoa Khám Bệnh

ThS. Bác sĩ

LÊ THỊ HẰNG NGA

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám