Đau giữa ngực có nguy hiểm không? Cách xử trí giảm cơn đau như thế nào?

Nguyễn Phương Thảo

31-03-2025

goole news
16

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), có đến 20% trường hợp đau ngực liên quan đến tim mạch, bao gồm nhồi máu cơ tim và bệnh động mạch vành. Tuy nhiên, cơn đau này cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như trào ngược dạ dày, căng thẳng hay rối loạn thần kinh. Vậy làm thế nào để phân biệt đau giữa ngực nguy hiểm và cách xử trí kịp thời để giảm thiểu rủi ro? 

Tình trạng đau giữa ngực là như thế nào? 

Đau giữa ngực là một cảm giác khó chịu, áp lực hoặc đau nhói xuất hiện ở vùng trung tâm của lồng ngực. Đây không phải là một bệnh lý mà là một biểu hiện cho thấy có thể có vấn đề liên quan đến các cơ quan bên trong như tim, phổi, thực quản hoặc thậm chí là cơ xương.

Người bệnh có thể cảm thấy như có một vật nặng đè lên ngực, kèm theo cảm giác khó thở, hồi hộpNgười bệnh có thể cảm thấy như có một vật nặng đè lên ngực, kèm theo cảm giác khó thở, hồi hộp

Cảm giác đau có thể xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau, từ âm ỉ, tức nặng, đến đau nhói hoặc bỏng rát. Một số người mô tả nó như cảm giác bị đè nén, thắt chặt hoặc có vật nặng đè lên ngực. Đôi khi, cơn đau giữa ngực có thể lan tỏa sang các khu vực khác như vai, cổ, lưng hoặc cánh tay.

Đối tượng nào có thể bị đau giữa ngực? 

Đau giữa ngực xuất phát nguyên nhân do tim - bệnh lý thường gặp và đáng lo ngại nhất, đặc biệt là ở các đối tượng có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch. Cụ thể:

  • Người cao tuổi;
  • Người có tiền sử bị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, rối loạn lipid máu;
  • Người bị béo phì thừa cân;
  • Người có thói quen hút thuốc lá và lối sống ít vận động.
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng dần khi đến tuổi mãn kinh;
  • Người gặp stress, áp lực trong công việc và cuộc sống;
  • Nếu tiền sử gia đình có thành viên bị biến cố tim mạch khi còn trẻ như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ,... trước 55 tuổi (đối với nam), trước 65 tuổi (đối với nữ) sẽ có nguy cơ bị bệnh mạch vành cao hơn. 

Nguyên nhân nào dẫn đến đau giữa ngực?

Tình trạng đau giữa ngực có thể do nhiều cơ chế sinh lý khác nhau gây ra. Đặc biệt, vì lồng ngực là khu vực chứa nhiều cơ quan quan trọng, nên cảm giác đau ở giữa ngực thường khiến nhiều người lo lắng, lo sợ về các vấn đề liên quan đến tim mạch. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến:

Nguyên nhân tim mạch

  • Bệnh động mạch vành: Lưu lượng máu đến tim bị giảm do động mạch bị hẹp, gây ra cơn đau thắt ngực. Xảy ra khi người bệnh hoạt động gắng sức, gặp nhiều căng thẳng, mệt mỏi hoặc cảm xúc mạnh. Cơn đau có thể kéo dài từ 3 – 5 phút, giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi lấy lại bình tĩnh. Tuy nhiên, càng về sau, các cơn đau sẽ diễn ra với tần suất nhiều hơn nếu không được điều trị đúng cách. 
  • Nhồi máu cơ tim: Xảy ra khi một phần cơ tim bị tổn thương do tắc nghẽn động mạch, thường gây đau ngực dữ dội, thắt chặt và lan ra tay, hàm hoặc lưng. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp, tương đối nguy hiểm. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân lớn tuổi, có tiền sử đái tháo đường/xơ vữa động mạch, người có thói quen hút thuốc lá. 
  • Viêm màng ngoài tim: Xảy ra khi viêm lớp màng ngoài tim bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc bệnh tự miễn gây đau nhói ở giữa ngực, đặc biệt khi hở thở sâu hoặc nằm nghiêng. Thường giảm khi người bệnh thực hiện hành động ngồi cúi người về phía trước. Tình trạng này nếu không được điều trị, có thể dẫn đến chèn ép tim, gây suy tim.
  • Bóc tách động mạch chủ: Một tình trạng nguy hiểm khi động mạch chủ bị rách, gây ra cơn đau ngực dữ dội, có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân liên quan đến đường hô hấp 

Đau giữa ngực có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân từ đường hô hấp, trong đó viêm phổi và viêm phế quản là hai nguyên nhân phổ biếnĐau giữa ngực có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân từ đường hô hấp, trong đó viêm phổi và viêm phế quản là hai nguyên nhân phổ biến

  • Viêm phổi: Triệu chứng rõ ràng nhất của viêm phổi chính là đau tức ngực giữa mỗi khi hít thở. Bên cạnh đó có thể xuất hiện các triệu chứng khác như cảm cúm, cảm lạnh, khó thở, ho có đờm, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, sốt, đổ mồ hôi lạnh,... 
  • Viêm màng phổi: Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Trong tình trạng hai lớp màng bao quanh phổi bị viêm nhiễm, gây sưng, tổn thương, dễ bị kích thích khiến người bệnh dễ bị đau tức giữa ngực. Vì mỗi khi hít thở, ho hay hắt hơi, hai lớp màng phổi sẽ cọ xát vào nhau đây ra những cơn đau. Bên cạnh đó, khi bị viêm phổi, người bệnh còn cảm thấy khó thở, mệt, thiếu sức sống,...
  • Tắc mạch phổi: Cục máu đông trong phổi có thể gây đau ngực dữ dội, khó thở và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân liên quan đến hệ tiêu hóa

  • Trào ngược dạ dày: Tình trạng này xảy ra khi lượng axit dư thừa trong dạ dày cùng với thức ăn chưa được tiêu hoá hết, khiến người bệnh cảm thấy nóng rát, đi kèm ợ hơi, ợ chua hoặc buồn nôn, thường bị khàn giọng và ho khan vào buổi sáng. 
  • Co thắt thực quản: Co thắt thực quản làm cản trở quá trình đẩy thức ăn xuống dạ dày. Những cơn đau co thắt ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hàng ngày của bệnh nhân với các triệu chứng như đau tức ngực khi nuốt, cảm giác vướng ở cổ họng, khó nuốt, buồn nôn, ợ nóng,...
  • Viêm loét dạ dày: Do lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, sưng viêm tạo nên các ổ viêm loét. Các triệu chứng điển hình bao gồm đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, trào ngược, ợ hơi,.... Mặc dù hiếm gặp hơn nhưng viêm loét dạ dày tá tràng có thể khiến người bệnh đối mặt với cơn tức ngực giữa. 

Nguyên nhân cơ xương khớp

  • Viêm sụn sườn: Người bệnh cảm thấy đau nhói tại một điểm ở lồng ngực, khi vận động cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Viêm sụn sườn được xác định là do chấn thương vùng ngực, viêm khớp mạn tính, nhiễm trùng khớp, ho nhiều và dai dẳng,...
  • Chấn thương: Chấn thương tại các mô mềm, xương ức hoặc xương sườn, gãy xương sườn gây đau tức ngực dữ dội và hạn chế cử động. 

Một số nguyên nhân khác 

  • Trầm cảm kéo dài, lo âu, căng thẳng;
  • Rối loạn hoảng sợ;
  • Nhiễm virus (ví dụ: Bệnh zona thần kinh);
  • Áp xe cơ hoành, áp xe gan

Biểu hiện của đau giữa ngực là gì? 

Các triệu chứng cơ bản mà hầu hết người bệnh đau ngực giữa thường gặp chính là khó thở, lồng ngực bị đè nén. Ở mỗi người, mức độ và thời gian đau hoàn toàn khác nhau. Tại một số trường hợp chỉ bị đau tức ngực giữa chỉ vài giây ngắn ngủi, nhưng cũng có không ít người phải chịu đựng cơn đau trong 30 phút hoặc thậm chí là cả tiếng đồng hồ. 

Đau giữa ngực có nguy hiểm không? 

Không phải tất cả các trường hợp đau giữa ngực đều nguy hiểm. Một số tình huống có thể chỉ là do căng cơ, áp lực tâm lý hoặc các vấn đề tiêu hóa. Nhưng cũng có những trường hợp đau giữa ngực là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, việc theo dõi cơn đau về thời gian xuất hiện, tần suất, mức độ và các dấu hiệu đi kèm là rất quan trọng để xác định nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp.

Cách để chẩn đoán đau giữa ngực là gì?

Chẩn đoán đau giữa ngực đòi hỏi một quy trình đánh giá toàn diện để xác định nguyên nhân chính xác và loại trừ các tình trạng nguy hiểm. Các cách chẩn đoán bao gồm:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim, huyết áp, tình trạng hô hấp, nghe tiếng tim và phổi bằng ống nghe để phát hiện dấu hiệu bất thường như tiếng rít, tiếng cọ màng tim hoặc ran ẩm ở phổi.
  • Điện tâm đồ (ECG): Điện tâm đồ ghi lại hoạt động điện của tim, giúp phát hiện rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim. Nếu kết quả bất thường, bệnh nhân có thể cần làm thêm xét nghiệm chuyên sâu.
  • Xét nghiệm men tim: Bằng cách đo lượng enzyme tim tiết ra có thể đánh giá mức độ tổn thương cho cơ tim. 
  • Chụp X-quang ngực: Xác định các bệnh lý liên quan đến phổi, màng phổi, tràn khí màng phổi, viêm phổi hoặc gãy xương sườn.
  • Siêu âm tim: Đánh giá cấu trúc và chức năng tim, phát hiện viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng tim hoặc rối loạn co bóp cơ tim.
  • Chụp CT động mạch vành: Được sử dụng khi nghi ngờ bệnh động mạch vành hoặc bóc tách động mạch chủ, giúp xác định tình trạng tắc nghẽn hoặc tổn thương thành mạch.
  • Nội soi dạ dày – thực quản: Nếu nghi ngờ nguyên nhân do trào ngược dạ dày thực quản hoặc co thắt thực quản, nội soi giúp kiểm tra niêm mạc thực quản và dạ dày.
  • Test gắng sức: Giúp đánh giá khả năng chịu đựng của tim khi vận động, thường được sử dụng để phát hiện thiếu máu cơ tim ở bệnh nhân có nguy cơ bệnh động mạch vành.

Xem thêm:

Làm thế nào để xử trí giảm cơn đau giữa ngực?

Quá trình chữa cơn đau giữa ngực tập trung làm giảm đau nhanh chóng, hạn chế hình thành các mảng xơ vữa, làm chậm sự tiến triển của bệnh. Đồng thời giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim đối với bệnh nhân. 

  • Khi xuất hiện cơn đau ngực, người bệnh nên ngừng mọi hoạt động, ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái, giữ bình tĩnh và hít thở chậm rãi. Việc này giúp giảm tải công việc cho tim và có thể làm giảm cơn đau.
  • Trong trường hợp đã được bác sĩ kê đơn, người bệnh có thể sử dụng thuốc giãn mạch để giảm cơn đau. Thuốc này thường được ngậm dưới lưỡi và có tác dụng nhanh chóng trong việc giảm đau thắt ngực. Một số khác, việc cung cấp oxy bổ sung có thể cần thiết để đảm bảo cơ thể nhận đủ oxy, đặc biệt khi có dấu hiệu thiếu oxy. 
  • Sau khi uống thuốc, hãy ngồi tựa lưng nghỉ ngơi, song song cần phải có sự hỗ trợ từ người thân. Nếu cơn đau ngực kéo dài hơn vài phút, không giảm cả nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc, kèm theo các triệu chứng như khó thở, đổ mồ hôi, buồn nôn, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện gần nhất hoặc gọi cấp cứu ngay lập tức. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh. 

Biện pháp dự phòng cơn đau giữa ngực

Ngoài các biện pháp điều trị trên, việc điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống của người bệnh cũng vô cùng quan trọng trong việc điều trị và phòng bệnh. 

Người bệnh nên tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường sức đề khángNgười bệnh nên tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường sức đề kháng

Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên: 

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể; 
  • Không nên sử dụng bia rượu và các đồ uống chứa caffeine, chất kích thích gây hại; 
  • Tập luyện thói quen vận động, thể dục thể thao mỗi ngày;
  • Luôn giữ cho tinh thần vui vẻ, thoải mái. Hạn chế căng thẳng, áp lực quá mức; 
  • Duy trì cân nặng phù hợp, tránh tình trạng thừa cân béo phì; 
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện nguyên nhân gây đau tức ngực và có phác đồ điều trị phù hợp.   

Đau giữa ngực có thể là lời cảnh báo mà cơ thể gửi đến bạn về một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu nguy hiểm và áp dụng biện pháp xử trí kịp thời có thể giúp ngăn chặn những biến chứng đáng tiếc. Quý khách cần đăng ký thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có thể liên hệ qua hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám trực tiếp tại website.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

34

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám