Nguyên nhân suy giảm thị lực và cách chăm sóc mắt đúng cách

Dương Minh Ngọc

02-07-2022

goole news
16

Những bệnh lý về mắt là nguyên nhân gây suy giảm thị lực. Mỗi người cần trang bị kiến thức cơ bản về thị lực để phát hiện và điều trị sớm ngay từ giai đoạn đầu cũng như biết cách chăm sóc mắt phù hợp. 

Giảm thị lực là gì?

Mắt được coi là cơ quan cảm giác phát triển cao nhất trên cơ thể con người, có khả năng phân biệt được ánh sáng lẫn không gian. Thị lực bình thường giúp định hướng cho con người thực hiện các hoạt động được chính xác và nhận biết về môi trường xung quanh. 

Giảm thị lực hay còn gọi là mất thị lực là tình trạng mà khi đó khả năng nhìn bị hạn chế, người bệnh chỉ nhìn được một mức độ nào đó gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người bị giảm thị lực sẽ khó khôi phục lại thị giác như ban đầu và cũng không thể khắc phục bằng việc đeo kính. 

Bệnh thường có các triệu chứng như: Giảm thị lực đột ngột, suy giảm thị lực một bên mắt, mắt nhìn chữ bị nhoè, mắt mờ cảm giác như có màng che. Khi xuất hiện các dấu hiệu này, bạn cần được thăm khám và điều trị sớm. 

Giảm thị lực khiến tầm nhìn của người bệnh bị hạn chếGiảm thị lực khiến tầm nhìn của người bệnh bị hạn chế

Nguyên nhân làm thị lực suy giảm

Có nhiều nguyên nhân làm suy giảm thị giác như các bệnh về mắt, do biến chứng từ các bệnh khác như: bệnh tiểu đường, chấn thương sọ não, viêm xoang, ung thư mắt. Đặc biệt là trong xã hội hiện đại như hiện nay, việc sử dụng các thiết bị như máy tính, điện thoại, ipad thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ làm mắt kém. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng mất thị lực:

  • Tật khúc xạ: Gồm lão thị, cận thị, viễn thị và loạn thị. Các tật khúc xạ này ảnh hưởng đến nam và nữ như nhau. Người bị cận thị sẽ rất khó để nhìn rõ những vật ở xa, tật này thường xuất hiện lúc nhỏ tuổi và ổn định trong thời gian khoảng 20 năm. Ngược lại với cận thị là viễn thị, người bệnh chỉ được những vật ở xa, mờ dần khi ở gần. Kết hợp với cận thị và viễn thị là loạn thị, mắt người bệnh khó tập trung để nhìn vào một điểm duy nhất. Tật lão thị cũng làm suy giảm thị lực, nhưng thường tật này bắt đầu ở tuổi 40 là phải dùng kính mỗi khi cần nhìn rõ. 
  • Bong võng mạc: Chức năng của võng mạc là chuyển đổi tín hiệu ánh sáng tạo xung thần kinh. Khi võng mạc của mắt bị bong thì được gọi là bong võng mạc, khiến thị lực giảm đột ngột. Người bệnh có thể bị mù vĩnh viễn nếu các tế bào võng mạc bị thiếu oxy.
  • Bệnh mù màu: Bệnh này thường do các tế bào cảm thụ ánh sáng bị rối loạn, nhạy cảm với võng mạc và phản ứng với các tia sáng khác nhau. Chủ yếu những người mù màu chỉ không phân biệt được một số màu nhất định, rất hiếm trường hợp mù màu hoàn toàn. Nam giới thường có nguy cơ cao bị mù màu hơn nữ giới.
  • Quáng gà: Người bị quáng gà thường bị giảm thị lực vào ban đêm hoặc điều kiện ánh sáng mờ.
  • Mỏi mắt: Mắt phải tập trung làm việc trong thời gian dài dễ bị mỏi.
  • Đục thuỷ tinh thể: Đây là bệnh dễ gây giảm thị lực, dần dần sẽ mù mắt. Thấu kính của mắt tập trung ánh sáng để nhìn rõ các vật, đục thuỷ tinh thể khiến ánh sáng không thể truyền qua. Phẫu thuật là cách tốt nhất để chữa bệnh này.
  • Viêm kết mạc: Là trạng thái viêm lớp màng bao phủ mí mắt và nhãn cầu. Khi không điều trị viêm sớm sẽ làm thị lực giảm sút. 
  • Tăng nhãn áp: Các bác sĩ nhãn khoa thường ví bệnh này là kẻ trộm thầm lặng đánh cắp thị lực dần dần. Tặng nhãn áp là nguyên nhân hàng đầu khiến thị lực giảm đột ngột và không thể phục hồi.

Tăng nhãn áp làm thị lực mắt suy giảmTăng nhãn áp làm thị lực mắt suy giảm

Điều trị suy giảm thị giác

Người bị suy giảm thị lực sẽ gặp nhiều bất tiện trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt với trẻ nhỏ, thị lực kém có thể làm trẻ chậm phát triển về giao tiếp, cảm xúc, ngôn ngữ, kết quả học tập và nhận thức. Còn với người trưởng thành, thị lực giảm cũng kéo theo tỷ lệ tham gia lao động và năng suất cũng giảm theo, người già đi lại khó khăn, phải nhờ cậy vào người khác nhiều hơn. Do đó, người bệnh cần nhận biết sớm các dấu hiệu để đi điều trị kịp thời.

Trường hợp thị lực mắt bị giảm sút do các nguyên nhân tức thời như làm việc với thiết bị điện tử lâu, người mệt mỏi thì có thể khắc phục bằng cách: để mắt nghỉ ngơi, massage cho mắt, bổ sung vitamin. Mắt sẽ phục hồi khả năng nhìn một cách nhanh chóng. 

Trường hợp mắc bệnh lý về nhãn khoa, để khắc phục tình trạng thị lực suy yếu cách tốt nhất là điều trị bệnh lý. Ví dụ người bệnh bị tật khúc xạ, bác sĩ sẽ chỉ định đeo kính hoặc sử dụng kỹ thuật phẫu thuật hiện đại như Lasik; bị đục thuỷ tinh thể có thể cấy ghép thấu kính nhân tạo. Hoặc với trường hợp tăng nhãn áp, bệnh nhân chỉ cần tra thuốc mắt để kiểm soát bệnh hoặc phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ chỉ định đeo kính với người được chẩn đoán bị tật khúc xạBác sĩ sẽ chỉ định đeo kính với người được chẩn đoán bị tật khúc xạ

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra mất thị lực, bác sĩ nhãn khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp. Vì thế, người bệnh khi phát hiện dấu hiệu bất thường về mắt, cần đến cơ sở nhãn khoa uy tín để khám chuyên sâu, tìm nguyên nhân gây bệnh và được điều trị sớm.

Cách chăm sóc mắt đúng cách tránh giảm thị lực

Để tránh suy giảm thị lực sớm, điều cần làm đầu tiên là chăm sóc mắt đúng cách ngay từ khi còn nhỏ. Việc tiếp xúc nhiều với máy tính, các thiết bị điện tử quá nhiều vô tình làm đôi mắt của bạn bị giảm thị lực. Những thay đổi ở mắt thường diễn ra chậm, khó để nhận biết các triệu chứng nhẹ. Đến khi người bệnh nhận ra thì bệnh tình trở nặng khó phục hồi. Do đó, các bác sĩ nhãn khoa đưa ra một số nguyên tắc trong sinh hoạt và làm việc, giúp bảo vệ mắt và tránh suy giảm thị lực.

  • Chế độ ăn uống: Hạn chế ăn thịt đỏ, dầu mỡ động vật, các chất kích thích như rượu bia. 
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho mắt như: Dầu gấc có tác dụng phòng khô mắt, giảm nguy cơ mắc bệnh quáng gà; Omega-3 giúp tăng cường thị lực; lutein và Astaxanthin có trong rau xanh, khoai lang, bí đỏ,... có tác dụng hấp thụ năng lượng dư thừa từ ánh sáng mặt trời, ngăn chặn các tia tử ngoại ảnh hưởng xấu tới mắt. Bên cạnh đó, lutein còn có công dụng chống lại oxy hóa, tránh bị đục thuỷ tinh thể và ngăn ngừa thoái hoá điểm vàng; Vitamin A tốt cho sự phát triển và duy trì hoạt động của niêm mạc, kết mạc, giác mạc và võng mạc; Vitamin E giúp thu giữ gốc tự do sản sinh trong quá trình chuyển hoá và chống oxy hoá.

Massage mắt để giảm căng mắt và phòng tránh suy giảm thị lựcMassage mắt để giảm căng mắt và phòng tránh suy giảm thị lực

  • Tập thể dục cho mắt: Ví dụ như tập yoga cho mắt, giúp mắt khỏe mạnh hơn và giảm thiểu nguy cơ các bệnh lý về mắt như tật khúc xạ ở trẻ em và làm giảm nguy cơ lão hoá mắt, tránh suy giảm thị lực ở người lớn.
  • Chăm sóc mắt khi làm việc với thiết bị điện tử: Tiếp xúc với máy tính, điện thoại trong thời gian dài dễ dẫn đến các bệnh lý như tật khúc xạ, khô mắt, thoái hoá võng mạc. Nhưng rất khó để chúng ta tránh xa thiết bị điện tử trong cuộc sống hiện đại. Do đó, bạn cần lưu ý một vài điều sau khi làm việc với thiết bị điện tử như: áp dụng quy tắc 20 - 20 - 20, làm việc nơi đủ ánh sáng, tư thế ngồi đúng khoa học và có thể massage mắt bằng nước hoa hồng. 
  • Khám mắt định kỳ: Việc khám mắt thường xuyên giúp bạn sớm phát hiện những bất thường ở mắt và kịp thời điều trị.
  • Một số biện pháp khác như: đeo kính râm khi ra nắng để hạn chế tia tử ngoại, tránh dùng nguồn nước bị ô nhiễm, vệ sinh mắt sạch sẽ, thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi, tránh để mắt làm việc với cường độ cao liên tục khiến thị lực suy giảm. 

Chuyên khoa Mắt của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có đội ngũ bác sĩ nhãn khoa đầu ngành, cung cấp các dịch vụ khám, điều trị và thực hiện phẫu thuật với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại mang lại hiệu quả và an tâm cho khách hàng. Nếu quý khách còn nhiều thắc mắc về suy giảm thị lực cần tư vấn thêm hay có nhu cầu đặt lịch khám mắt tại Phương Đông, vui lòng liên hệ Tổng đài 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,540

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

ThS. Bác sĩ

PHÍ THÙY LINH

Trưởng đơn nguyên Mắt

Bật mí địa chỉ phòng khám mắt uy tín cho trẻ được phụ huynh tin cậy

Để bảo vệ sức khỏe cho “cửa sổ tâm hồn” của con, cha mẹ cần đưa con đi kiểm tra tại phòng khám mắt uy tín ngay khi thấy mắt con có biểu hiện bất...

21-08-2022

ThS. Bác sĩ

PHÍ THÙY LINH

Trưởng đơn nguyên Mắt
19001806 Đặt lịch khám