Đặt ống thông tiểu là chỉ định thường thấy trên lâm sàng để điều trị các bệnh về thận hoặc phục vụ các mục đích xét nghiệm, thủ thuật y tế liên quan. Đây là tiểu phẫu đơn giản, không gây đau đớn, có thể đặt ống liên tục hoặc ngắt quãng tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý và sức khoẻ của từng bệnh nhân.
Tìm hiểu về ống thông tiểu
Ống thông tiểu là gì? Có các loại ống thông tiểu nào?
Ống thông tiểu là một dụng cụ y tế dạng ống mềm, rỗng, được đưa vào bàng quang qua đường niệu đạo để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài cơ thể. Có hai loại ống thông tiểu chính, bao gồm:
- Ống thông tiểu ngắt quãng: Loại này được đưa vào bàng quang để lấy nước tiểu, sau đó được rút ra. Quá trình này được lặp lại nhiều lần trong ngày.
- Ống thông tiểu lưu: Loại này được đặt trong bàng quang một thời gian dài, có thể là vài ngày hoặc vài tuần. Loại này thường có một bóng nhỏ được bơm căng bằng nước hoặc dung dịch để giữ cho ống cố định tại chỗ.
(Hình 1- Vị trí của ống thông khi đặt vào cơ thể bệnh nhân)
Ngoài ra, dụng cụ này còn được phân loại theo các tiêu chí khác như:
- Chất liệu: Có thể làm bằng nhựa, silicon hoặc cao su.
- Kích thước: Có nhiều kích cỡ khác nhau để phù hợp với từng người bệnh.
- Lớp phủ: Một số ống thông tiểu được phủ một lớp gel hoặc thuốc để giảm ma sát và kích ứng.
Đặt ống thông tiểu là gì?
Đây là thủ thuật đưa dụng cụ này vào bàng quang và dẫn lưu đến một túi dẫn lưu. Tiểu phẫu này thường được chỉ định cho người trưởng thành bị tiểu khó, tiểu tiện mất kiểm soát sau phẫu thuật, người già, người bị bệnh nặng,...
(Hình 2 - Dụng cụ thông tiểu có hai đầu)
Tại sao cần đặt ống thông tiểu?
Đây là thủ thuật giúp đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài khi người bệnh không thể tự đi tiểu tiện hoặc bác sĩ cần thực hiện một số xét nghiệm như sau:
- Dẫn lưu bàng quang khi ống dẫn nước tiểu bị tắc do sẹo hoặc phì đại tuyến tiền liệt
- Hỗ trợ điều trị chứng khó tiểu có liên quan đến bàng quang hoặc tổn thương thần kinh ảnh hưởng đến khả năng đi tiểu tự nhiên
- Sản phụ có thực hiện gây tê màng cứng được chỉ định đặt ống
- Dẫn lưu bàng quang trước, trong hoặc sau phẫu thuật như: phẫu thuật tử cung, buồng trứng hoặc ruột
- Đưa thuốc trực tiếp vào bàng quang để hoá trị ung thư bàng quang, tưới bàng quang hoặc các bệnh khác liên quan
- Điều trị chứng tiểu không tự chủ
Đặt ống thông tiểu có đau không?
Có. Khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi đau, khó chịu ở phần bụng dưới nhưng cảm giác này sẽ giảm dần, biến mất sau thời gian ngắn.
Đặt ống thông tiểu có an toàn không?
Đây là thủ thuật an toàn, thường gặp trên lâm sàng và được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu. Mục đích của tiểu phẫu này là làm trống bàng quang, thường được áp dụng trong điều trị các bệnh về thận, phẫu thuật,....
Nếu dụng cụ được đặt đúng cách, bảo trì và sử dụng trong thời gian ngắn nhất định thì sẽ không có rủi ro gì đáng kể. Tuy nhiên thời gian đặt ống càng lâu, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu càng cao. Người bệnh có thể bị chấn thương niệu đạo, chấn thương bàng quang,...
(Hình 3- Đặt ống thông là thủ thuật đơn giản, không gây đau đớn cho người bệnh)
Ngoài ra, thủ thuật này cũng có thể gây ra một số rủi ro khác về mặt sức khoẻ như:
- Quá trình đưa ống thông vào gây chấn thương niệu đạo
- Dùng ống nhiều lần gây ra mô sẹo khiến cho niệu đạo bị hẹp
- Đặt ống không đúng cách làm tổn thương bàng quang
- Sử dụng dụng cụ trong nhiều năm có thể phát triển thành sỏi bàng quang
- Rò rỉ quanh ống thông
Đặt ống thông tiểu diễn ra như thế nào?
Quy trình đặt ống thông tiểu ngắt quãng
Ống thông tiểu ngắt quãng được đưa vào và rút ra liên tục khi lấy hết nước tiểu trong bàng quang. Quá trình này được thực hiện nhiều lần trong ngày, trong thời gian vừa đủ để dẫn lưu bàng quang, sau đó được rút ra.
Trước khi đặt ống, ống thông sẽ được bôi trơn trước để giảm cảm giác khó chịu khi đưa vào cơ thể. Một đầu ống thông tiểu được đưa vào cơ thể qua niệu đạo, đi vào bàng quang, đầu còn lại gắn vào túi đựng nước tiểu.
Khi nước tiểu ngừng chảy, ống thông sẽ được rút ra. Mỗi lần thực hiện đặt ống thông tiểu ngắt quãng, bác sĩ sẽ sử dụng ống mới. Hoặc nhân viên y tế cũng có thể sử dụng ống được sử dụng nhiều lần, sau mỗi lần sử dụng, vật dụng này sẽ được xử trí và ngâm vào dung dịch bảo quản.
(Hình 4 - Đặt ống thông được thực hiện qua niệu đạo của nam, nữ)
Quy trình đặt ống thông tiểu liên tục
Về cơ bản, quá trình đưa ống thông tiểu liên tục và ngắt quãng không khác nhau nhiều. Điểm khác biệt cơ bản nhất là cách thực hiện này là ống được giữ trong bàng quang, không cần thay mới mỗi ngày. Ống thông liên tục thường là loại ống thông tiểu Foley, thời gian lưu thông tiểu tùy theo bệnh lý và môi trường sống, tình trạng vệ sinh của bệnh nhân, thời gian lưu tối đa 60%.
Trên ống thông được nối với một van, khi mở van ra thì nước tiểu sẽ thoát ra. Một đầu của ống dẫn được gắn với túi đựng nước tiểu.
Quy trình dẫn lưu bàng quang trên xương mu
Khác với hai phương pháp trên, phương pháp này đưa ống vào niệu đạo trước rồi mới tiếp xúc với bàng quang. Tuy nhiên, khi dẫn lưu bàng quang trên xương mu, ống thông tiểu được đưa vào qua một lỗ trên bụng, đi trực tiếp vào bàng quang. Đây cũng là thủ thuật đặt ống thông nước tiểu cần được gây mê toàn thân, gây mê ngoài màng cứng hoặc gây tê tại chỗ.
(Hình 5 - Dẫn lưu bàng quang trên xương mu, thông qua bụng)
Trên thực tế, thủ thuật này được chỉ định khi niệu đạo bị tổn thương, hẹp niệu đạo, thất bại khi đặt ống thông tiểu, sau phẫu thuật chấn thương bàng quang phức tạp, áp xe tuyến tiền liệt,.... Với loại ống này, bạn sẽ được gắn van đóng mở để chủ động xả nước tiểu. Tuy nhiên, loại ống này cần được thay mới từ 4 - 8 tuần/ lần.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Bạn cần đến gặp Bác sĩ ngay nếu có một số các biểu hiện sau:
- Các cơn co thắt bàng quang không biến mất
- Chảy máu trong hoặc chảy máu rò rỉ xung quanh ống thông
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Có vết loét da xung quanh ống thông trên xương mu
- Có sỏi hoặc cặn trong ống hoặc túi dẫn lưu
- Sưng tấy niệu đạo xung quanh ống thông
- Nước tiểu có mùi nồng, đặc hoặc có màu đục
- Rất ít hoặc không có nước tiểu chảy ra từ ống thông và bạn đang uống đủ nước
(Hình 6 - Bệnh nhân nên đến các Bệnh viện ngay nếu phát hiện các bất thường sau khi đặt ống thông)
Chăm sóc bệnh nhân như thế nào sau khi nhận được chỉ định đặt ống ?
Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau khi chăm sóc người thân đặt ống thông nước tiểu tại nhà như sau:
- Xả túi nước tiểu thường xuyên trước khi đầy, dùng van đóng mở để nước tiểu thoát ra trong ngày. Không để nước tiểu tích tụ trong bàng quang
- Dùng túi gom nước tiểu có kích thước lớn hơn vào ban đêm và đặt túi gần sàn hoặc trên giá đỡ bên cạnh giường để lấy nước tiểu khi ngủ.
- Thay ống thông ít nhất 2 - 8 tuần/ lần (cá thể hoá theo bệnh nhân)
- Khi thay ống thông cần thực hiện đúng thao tác và bảo quản thiết bị đúng cách.
Nếu người nhà của bạn phải đặt ống thông trong thời gian dài, người chăm sóc nên:
- Vệ sinh vùng da xung quanh ống thông hàng ngày bằng xà phòng và nước ấm
- Rửa tay kỹ trước và sau khi chạm vào ống thông
- Người bệnh uống đủ nước để màu nước tiểu luôn trong hoặc vàng nhạt
- Bổ sung chất xơ từ trái cây tươi, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt để tránh táo bón
- Không để ống thông bị uốn cong hay gấp khúc
(Hình 7- Người nhà nên lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân có đặt ống thông)
Câu hỏi liên quan
Bạn cần lưu ý gì trước và sau khi đặt ống thông tiểu?
Trước khi đặt:
- Chỉ đặt ống thông tiểu tại Bệnh viện, thực hiện bởi các y bác sĩ có chuyên môn, kỹ thuật
- Diệt khuẩn tất cả dụng cụ
- Bôi trơn cho ống để tránh gây tổn thương niệu đạo
- Chọn kích thước ống thông phù hợp với từng bệnh nhân
Sau khi đặt:
- Vệ sinh tay trước và sau khi thực hiện thao tác
- Cố định ống
- Duy trì khoảng cách đều đặn giữa các chu kỳ khi sử dụng ống thông tiểu ngắt quãng
- Khoá van ống dẫn tiểu khi người bệnh di chuyển để tránh nước tiểu trào ngược lại bàng quang
- Chỉ tái sử dụng ống ngắt quãng được thiết kế đặc biệt cho việc tái sử dụng
- Thay dụng cụ định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ
Bí tiểu sau khi rút ống thông thì sao?
Một số bệnh nhân gặp phải tình trạng không đi tiểu được sau khi rút ống thông. Đây là biến chứng thường gặp sau phẫu thuật hoặc các thủ thuật liên quan đến hệ tiết niệu, ảnh hưởng đến 5-10% bệnh nhân.
(Hình 8 - Một số bệnh nhân cảm thấy bí tiểu sau khi rút ống)
Nguyên nhân:
- Co thắt cơ bàng quang: Do tổn thương niệu đạo, bàng quang hoặc do ảnh hưởng của thuốc gây mê, giảm đau.
- Táo bón: Phân rắn chèn ép bàng quang, cản trở lưu thông nước tiểu.
- Yếu tố tâm lý: Lo lắng, căng thẳng ảnh hưởng đến chức năng bàng quang.
- Tắc nghẽn đường niệu: Do sỏi, cục máu đông hoặc các dị vật khác.
Triệu chứng:
- Không thể đi tiểu hoặc đi tiểu ít, đứt quãng.
- Cảm giác căng tức bàng quang, khó chịu vùng bụng dưới.
- Buồn nôn, nôn.
- Đau rát khi đi tiểu.
Xử trí:
- Khuyến khích đi tiểu: Uống nhiều nước, tập thể dục nhẹ nhàng, massage bàng quang.
- Chườm ấm: Dùng khăn ấm chườm vùng bụng dưới giúp thư giãn cơ bàng quang.
- Thuốc: Thuốc chống co thắt cơ bàng quang, thuốc lợi tiểu.
- Đặt lại ống thông tiểu: Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, bác sĩ có thể cần đặt lại ống tạm thời.
Phòng ngừa:
- Uống nhiều nước.
- Vận động nhẹ nhàng.
- Tránh táo bón.
- Giữ tâm lý thoải mái.
- Thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau khi rút ống thông.
Rút ống thông tiểu như thế nào?
Rút ống là kỹ thuật phải được thực hiện bởi nhân viên y tế. Đây là thủ thuật không gây đau đớn và diễn ra nhanh chóng. Các bước thực hiện rút ống được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: rửa tay, đeo găng tay vô trùng, chuẩn bị dụng cụ cần thiết
- Bôi thuốc tê vào niệu đạo để giảm đau
- Tháo kẹp giữ ống
- Rút ống thông nhẹ nhàng ra khỏi bàng quang
- Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch sát khuẩn
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin về ống thông tiểu và thủ thuật đặt ống thông cho các bệnh nhân gặp bất thường về đường tiết niệu. Hy vọng qua bài viết trên đã giải đáp được mọi thắc mắc của các anh chị về dụng cụ y tế này. Nếu còn bất cứ câu hỏi về vấn đề sức khỏe nào khác, anh chị hãy liên hệ đến Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ tốt nhất!