Hẹp niệu đạo ở nam, nữ có đặc trưng gì? Phương pháp và chi phí điều trị ra sao?

Thu Hiền

17-08-2024

goole news
16

Hẹp niệu đạo là tình trạng ống dẫn nước tiểu bị thu hẹp, gây khó khăn khi đi tiểu. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh, viêm nhiễm, chấn thương, hoặc sẹo. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như tiểu khó, tiểu rắt, tia nước tiểu yếu, thậm chí là bí tiểu. Điều trị niệu đạo bị hẹp chủ yếu bằng phương pháp y khoa như nong niệu đạo, phẫu thuật hoặc đặt stent. So với nữ giới và trẻ em thì bệnh lý này thường bắt gặp ở nam giới nhiều hơn.  

Bệnh hẹp niệu đạo là gì?

Hẹp niệu đạo là tình trạng niêm mạc niệu đạo và thể xốp có xơ sẹo khiến niệu đạo bị thu hẹp. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bất thường này có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của niệu đạo, thậm chí ở nhiều vị trí khác nhau trên đường tiểu của người bệnh.

Khi niệu đạo bị hẹp, bạn có thể muốn đi tiểu liên tục, ngay cả khi vừa đi vệ sinh xong. Một số ca bệnh khác còn ghi nhận tình trạng tiểu gấp, tiểu thường xuyên,.... Đây là bệnh nguy hiểm, cần được điều trị ngay. Nếu không, nó có thể dẫn đến tổn thương thận, bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu ra máu, ứ đọng nước tiểu trong thận,...

Bất thường khiến một phần trên niệu đạo bị hẹp

Bất thường khiến một phần trên niệu đạo bị hẹp

Bệnh có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, hẹp niệu đạo ở nam giới hay gặp hơn hẹp niệu đạo ở nữ giới. Bởi niệu đạo của nam dài hơn, có cấu trúc phức tạp đi qua nhiều cơ quan trong cơ thể khiến bộ phận này dễ bị tổn thương do chấn thương, các nhân tố viêm nhiễm hơn.

Nguyên nhân gây bệnh ở niệu đạo

Có nhiều nhân tố có thể dẫn đến bệnh lý này. Tuy nhiên, đại đa số bệnh nhân bị hẹp niệu đạo là do viêm mạn tính hoặc chấn thương. Các nhân tố có thể tác động thúc đẩy hình thành mô sẹo đến từ tình trạng:

  • Viêm nhiễm kéo dài: Vi khuẩn ngược dòng từ đi lên từ niệu đạo khi bệnh nhân sử dụng ống thông tiểu lâu ngày,...
  • Phì đại tuyến tiền liệt: Người bệnh đã được cắt bỏ hoặc thu nhỏ mô tuyến tiền liệt
  • Ung thư: Mặc dù ít khi nguyên nhân gây hẹp niệu đạo đến từ bệnh ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư niệu đạo
  • Chấn thương, tổn thương khi tập thể thao, va chạm vật lý hay trong quá trình can thiệp thủ thuật như cưỡi ngựa, xạ trị, đặt ống thông tiểu,...
  • Bẩm sinh: Một số em bé từ khi ra đời đã có dị tật bẩm sinh ở đường niệu đạo như lỗ tiểu thấp, lún dương vật,....
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, sùi mào gà, giang mai,... 
  • Lichen xơ cứng dễ gây viêm nhiễm vùng da ở bộ phận sinh dục và hậu môn
  • Không rõ nguyên nhân : Chiếm 30% các trường hợp trên lâm sàng

Một số em bé sinh ra với cấu trúc niệu đạo bất thường dễ mắc các bệnh về đường tiết niệuMột số em bé sinh ra với cấu trúc niệu đạo bất thường dễ mắc các bệnh về đường tiết niệu

Triệu chứng của bệnh lý ở niệu đạo

Trên thực tế lâm sàng, các bác sĩ khoa Thận - Tiết niệu ghi nhận không phải trường hợp nào cũng có biểu hiện giống nhau. Triệu chứng hẹp niệu đạo có thể tăng theo thời gian và mức độ của bệnh như sau:

  • Ít nước tiểu hơn vào mỗi lần đi tiểu, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu hoặc phải cố rặn tiểu, đau khi đi tiểu
  • Nước tiểu phun thành 2 tua
  • Tiểu nhỏ từng giọt sau khi dòng nước tiểu chính kết thúc
  • Xuất hiện máu hoặc tinh dịch trong nước tiểu
  • Nước tiểu chuyển sang màu sẫm
  • Đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ ngày và có tiểu đêm
  • Đau ở vùng bụng dưới và xương chậu
  • Giảm lực xuất tinh và lượng tinh dịch
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nam giới có niệu đạo hẹp thường xuyên cảm thấy đau đớnNam giới có niệu đạo hẹp thường xuyên cảm thấy đau đớn

Phân loại các bệnh lý hẹp niệu đạo

Hẹp niệu đạo ở nữ giới

Ở nữ giới, căn bệnh này khá hiếm gặp, trong số 3 - 8% phụ nữ đến khám vì tắc nghẽn đường tiểu thì chỉ có 0,1 - 1% trong số đó được chẩn đoán hẹp đường niệu.

Nguyên nhân của việc hẹp niệu đạo nữ xảy ra ở phụ nữ có thể là do nong niệu đạo xảy ra, đặt thông niệu đạo trong thời gian dài… Bệnh không có các biểu hiện đặc trưng mà diễn biến khá dễ nhầm lẫn như tiểu gấp, khó tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu,...

Triệu chứng của bệnh lý đường tiết niệu ở nữ giới là bất thường tiểu tiện

Triệu chứng của bệnh lý đường tiết niệu ở nữ giới là bất thường tiểu tiện

Hẹp niệu đạo ở nam giới

Như đã lý giải ở trên, nam giới có niệu đạo hẹp thường gặp hơn nữ giới do đường niệu đạo dài và dễ gặp tổn thương và viêm nhiễm. 

Do đó, biến chứng của niệu đạo hẹp nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến suy thận. Bên cạnh đó, bệnh còn ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu sinh lý của nam giới, xuất tinh khá sớm, làm giảm tình trạng ham muốn, liệt dương thậm chí nguy hiểm hơn là vô sinh.

Hẹp niệu đạo ở trẻ em

Trẻ em có đường tiểu bị hẹp thường là do dị tật bẩm sinh hoặc kết quả của tình trạng viêm nhiễm kéo dài, chấn thương hoặc phẫu thuật trước đó. 

Hẹp niệu đạo có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh là gì?

Có. Đây là bệnh nguy hiểm với khả năng diễn biến thành các bệnh lý nghiêm trọng như nhiễm khuẩn bàng quang, tuyến tiền liệt, viêm thận, sỏi bàng quang, suy thận.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Vì đây là bất thường cần được hỗ trợ y tế ngay nên người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay nếu có các biểu hiện bí tiểu, tiểu khó, tiểu không hết, tiểu lắt nhắt, dòng tiểu yếu,.... không rõ nguyên nhân.

Đặc biệt, nếu bạn có tiền sử chấn thương vùng chậu hay tầng sinh môn thì nguy cơ cao bạn đã mắc bất thường này.

Chẩn đoán bệnh lý ở niệu đạo

Để chẩn đoán hẹp niệu đạo đúng tình trạng bệnh cho bệnh nhân, các bác sĩ lâm sàng sẽ thực hiện khám lâm sàng và chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm bổ sung dưới đây: 

  • Xét nghiệm nước tiểu để đánh giá xem có dấu hiệu nhiễm trùng, máu hoặc ung thư trong nước tiểu
  • Đo niệu dòng đồ hỗ trợ xem xét lưu lượng nước tiểu. Nếu lưu lượng nước tiểu khoảng <15 m/s thì có thể nghi ngờ 
  • Chụp X Quang niệu đạo ngược – xuôi dòng giúp chẩn đoán một cách chính xác đoạn hẹp, mức độ.
  • Nội soi niệu đạo bàng quang quan sát vị trí, hình dạng của chỗ hẹp

Bất thường đường tiểu được phản ánh rõ qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Bất thường đường tiểu được phản ánh rõ qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp điều trị hẹp niệu đạo

Phương pháp điều trị sẽ được đưa ra dựa trên tình trạng niệu đạo khi người bệnh đến bệnh viện và các yếu tố khác. Sau khi xác định được vấn đề các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện điều trị bằng các phương pháp chuyên môn như: nong niệu đạo, xẻ niệu đạo, đặt stent hoặc phẫu thuật để cắt nối,…

Nong niệu đạo

Các bác sĩ sẽ sử dụng một số vật dụng như que nong hoặc bóng trên ống thông với các kích thước to dần để điều chỉnh và mở rộng phần niệu đạo bị hẹp. 

Thủ thuật này thông thường sẽ được sử dụng ở phòng khám và có gây mê hoặc gây tê cục bộ. Tuy nhiên, nhược điểm của của phương pháp này đó là không giải quyết triệt để được bệnh nên cần phải thực hiện nhiều lần.

Nong niệu đạo được ứng dụng để điều trị các bệnh lý ở đường tiểu

Nong niệu đạo được ứng dụng để điều trị các bệnh lý ở đường tiểu

Xẻ lạnh niệu đạo

Thích hợp với các ca bệnh có đoạn hẹp ngắn và nằm ngay trên niệu đạo hành, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện xẻ lạnh niệu đạo.

Các bác sĩ ngoại khoa sử dụng ống soi có gắn các vật dụng cần thiết để trực tiếp cắt đi phần bị hẹp của niệu đạo, một ống soi có gắn lưỡi dao hoặc laser sẽ trực tiếp đi vào niệu đạo để tìm ra phần bị hẹp. 

Sau đó,  dao hoặc tia laser sẽ được đưa vào để tiến hành cắt đi và đặt vào đó một ống thông giúp thuận lợi thải nước tiểu cho đến khi vết thương lành lại. Đợi đến khi vết thương lành thì ống thông sẽ được lấy ra, thời gian hồi phục của vết thương sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Phẫu thuật tạo hình niệu đạo

Chỉ định phẫu thuật sẽ được đưa ra nếu nếu đoạn hẹp ngắn để cắt nối hai đầu. Nếu đoạn hẹp dài thì phải sử dụng một tổ chức mô (da, mảnh ghép) để mở rộng đoạn bị hẹp. Thủ thuật này thường sẽ đòi hỏi các bác sĩ thực hiện phải thật sự có kinh nghiệm thì mới có thể thực hiện được. 

Các bác sĩ sẽ can thiệp ngoại khoa để tạo hình đoạn niệu đạo mới

Các bác sĩ sẽ can thiệp ngoại khoa để tạo hình đoạn niệu đạo mới

Đặt stent

Đặt stent là cách điều trị xâm lấn cho người có diễn biến bệnh lý nghiêm trọng nhưng không muốn phẫu thuật hẹp niệu đạo. Nhân viên y tế có thể đặt stent để:

  • Điều hướng dòng nước tiểu đến một lỗ ở bụng, chỉ thực hiện khi bàng quang bị tổn thương nghiêm trọng hoặc cần phải cắt bỏ
  • Mở niệu đạo ra tầng sinh môn nếu người bệnh bị tái đi tái lại nhiều lần

Các biện pháp ngăn ngừa hẹp niệu đạo

Giảm thiểu các yếu tố nguy cơ qua những hành động, thói quen trong sinh hoạt có thể giúp bạn phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu hiệu quả như sau:

  • Sinh hoạt tình dục lành mạnh, chung thuỷ, có sử dụng các biện pháp quan hệ để phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục
  • Đảm bảo an toàn bằng cách đeo đồ bảo hộ, hạn chế tham gia các bài tập cường độ  mạnh để tránh các tổn thương vùng chậu
  • Xây dựng và duy trì lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ và kiên trì điều trị các bệnh lý (nếu có)

Hãy trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi hoạt động thể thao ngoài trời

Hãy trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi hoạt động thể thao ngoài trời

Câu hỏi liên quan

Hẹp niệu đạo có đau không?

Có. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau đớn.

Chữa hẹp niệu đạo hết bao nhiêu tiền?

Chi phí chữa hẹp niệu đạo phụ thuộc vào kích thước, mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này có thể tái phát sau điều trị và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Ngoài ra, chi phí chữa bệnh còn phù thuộc vào tình trạng sức khỏe, phương pháp thực hiện, cơ sở y tế,... mà người bệnh lựa chọn. 

Chữa hẹp niệu đạo bằng thuốc nam được không?

Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả của thuốc nam trong việc điều trị hẹp niệu đạo. Các phương pháp điều trị bằng thuốc nam thường dựa trên kinh nghiệm dân gian và chưa được kiểm chứng chặt chẽ về tính an toàn và hiệu quả.

Vì thế, trong trường hợp này, việc sử dụng thuốc nam để điều trị bệnh này là không khuyến khích. Bạn nên đến bệnh viện để được khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh kê thuốc điều trị hẹp niệu đạo phù hợp và theo tiêu chuẩn y tế. Ngoài ra nếu tình trang bệnh nặng cần can thiệp thì sẽ đưa ra phác đồ điều trị dứt điểm hẹp niệu đạo bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Khoa Nội Thận Bệnh viện Đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ các bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn tốt chuyên tầm soát, phát hiện sớm và điều trị các bệnh về hệ tiết niệu. Hệ thống phòng khám nội khoa chất lượng cao, phòng nội trú tiện nghi, hiện đại, khuôn viên xanh ở Bệnh viện,... giúp khách hàng có trải nghiệm khám chữa bệnh trọn vẹn, an tâm, nhẹ nhàng. 

Các bác sĩ tán sỏi bằng laser cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Các bác sĩ tán sỏi bằng laser cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Có thể nói, hẹp niệu đạo là bệnh lý nguy hiểm với diễn biến vô cùng phức tạp, gây suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hy vọng qua những chia sẻ kể trên, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã đem lại những thông tin hữu ích giúp mọi người phát hiện và thực hiện phòng bệnh kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,944

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS. BS

TRẦN QUÝ DƯƠNG

Phó Trưởng khoa Ngoại

ThS. BS

TRẦN QUÝ DƯƠNG

Phó Trưởng khoa Ngoại
19001806 Đặt lịch khám