Phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn ẩn có nguy hiểm không?

Trường Nguyễn

21-10-2023

goole news
16

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị tinh hoàn ẩn như dùng thuốc kết hợp hormon hoặc điều trị bằng phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật nội soi thường được sử dụng khi nghi ngờ tinh hoàn vẫn còn trong vùng ổ bụng mặc dù không thể sờ thấy tinh hoàn. Vậy phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn ẩn có những ưu - nhược điểm gì? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu chi tiết về nội dung này qua thông tin sau.

Đôi nét về tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn là tình trạng trẻ sinh ra có một hoặc cả hai tinh hoàn không xuống bìu hoặc nằm ở vị trí khác ngoài bìu. Ở bé trai, tỷ lệ mắc bệnh khi sinh là khoảng 3 - 4%. Con số này tăng lên nếu trẻ sơ sinh nhẹ cân, sinh đôi hoặc sinh non.

Nếu nam giới có tinh hoàn ẩn ở cả hai bên thì nguy cơ vô sinh là rất cao. Kết quả phân tích tinh dịch của người bị tinh hoàn ẩn thường không có tinh trùng. Một số bệnh nhân thậm chí không thể quan hệ tình dục do thiếu hụt hormone trầm trọng. Nam giới có tinh hoàn ẩn thường mắc các dị tật bẩm sinh khác.

Nếu người có tinh hoàn ẩn không được điều trị nhanh chóng và đúng cách thì có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe như ung thư tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn hoặc tổn thương tâm lý do mất hoặc chỉ có một tinh hoàn ở dưới bìu.

null
Hướng di chuyển của tinh hoàn

Chỉ định và chống chỉ định nội soi hạ tinh hoàn ẩn

Khi phẫu thuật hạ tinh hoàn không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành. Vì vậy, khi bạn muốn thực hiện phương pháp phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn ẩn cần được khám sàng lọc để biết được bạn có thể phẫu thuật được hay không.

Chỉ định với các trường hợp bệnh

Phẫu thuật nội soi để điều trị tinh hoàn ẩn nên được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi xác định được tình trạng để tinh hoàn không bị tổn thương. Nhờ cấu trúc đặc biệt, bìu luôn được giữ ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1 độ C. Nếu tinh hoàn không xuống bìu thì phải ở nhiệt độ cao, không thuận lợi cho tinh hoàn phát triển. Hơn nữa ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sản xuất tinh trùng.

Thời điểm phẫu thuật tốt nhất là 6 - 12 tháng, vì sau một năm xuất hiện tế bào Leydig bất thường ở tinh hoàn ẩn và số lượng tế bào giảm dần. Tế bào mầm và tình trạng xơ hóa xảy ra xung quanh ống sinh tinh. Những điều này sau đó ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng.

Chống chỉ định với với các trường hợp

Một số trường hợp bệnh nhân không thể phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn đó không thể gây mê. Cụ thể là những trường hợp có mắc các bệnh lý hoặc đã có tiền sử bệnh như:

  • Bệnh mạch vành
  • Bệnh van tim
  • Bệnh suy tim
  • Tâm phế mạn
  • Tiền sử can thiệp cũ có liên quan đến vùng ổ bụng
  • Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tại chỗ thành bụng

null
Bệnh nhân không thể phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn Khi bị suy tim

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn có nguy hiểm không?

Câu trả lời là không, tỉ lệ thành công của phẫu thuật là rất cao. Khi tiến hành mổ nội soi hạ tinh hoàn ẩn đem lại nhiều ưu điểm vượt trội với khả năng hồi phục cao. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần lưu ý đến một số nhược điểm được khi quyết định điều trị bệnh bằng phương pháp này.

Ưu điểm khi phẫu thuật

Một số ưu điểm mà phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn ẩn mang lại:

  • Phẫu thuật có tỉ lệ thành công rất cao cho người bệnh.
  • Bằng phẫu thuật mở giúp các mạch máu và tinh trùng di chuyển tối đa khả năng.
  • Khi phẫu thuật giúp bệnh nhân ít đau đớn và có độ thẩm mỹ tốt về sau.
  • Người phẫu thuật có tỉ lệ hồi phục nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn.
  • Tỉ lệ hồi phục nhanh nên bệnh nhân sớm được ra viện để trở lại các hoạt động sinh hoạt bình thường hằng ngày.

Nhược điểm khi phẫu thuật

Người bệnh khi phẫu thuật tinh hoàn ẩn không tránh được rủi ro có thể xảy ra nhưng rất ít trường hợp xảy ra. Một số nhược điểm khi tiến hành phương pháp phẫu thuật này mà người bệnh có thể gặp phải:

  • Khả năng sinh sản về sau thấp hơn 50% so với người bình thường.
  • Trường hợp nặng có thể gặp phải một số biến chứng để lại về sau như: chảy máu, tụ máu, nhiễm trùng vết một hoặc trường hợp rất hiếm gặp là bệnh lại tái phát.

Phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn ẩn thực hiện khi nào?

Không nên thực hiện hạ tinh hoàn ẩn trước 6 tháng tuổi vì tinh hoàn có thể hạ xuống tự nhiên trong những tháng đầu đời.

Các nghiên cứu có uy tín xác nhận rằng phẫu thuật nên được thực hiện trong khoảng từ 6 đến 12 tháng tuổi.

Độ tuổi này có thể tối ưu hóa khả năng sinh sản và bảo vệ chống lại khối u tinh hoàn ở bệnh nhân tiểu đường. Phẫu thuật càng trì hoãn thì nguy cơ biến chứng càng lớn.

Các bước tiến hành phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn ẩn

Phẫu thuật thuật nội soi hạ tinh hoàn ẩn cho bệnh nhân được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành phẫu thuật qua các bước sau:

  • Bước 1: Gây mê cho bệnh nhân vùng nội khí quản. Người bệnh trước khi được tiến hành phẫu thuật cần phải nằm trong tư thế ngửa đầu, chân để thấp hơn một góc là 30 độ so với mặt phẳng ngang. Hai chân cần dạng ra một góc 90 độ và được đặt ống thông dạ dày.
  • Bước 2: Tiến hành các kỹ thuật phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn bị ẩn do các bác sĩ chuyên khoa thực hiện.

null
Các bước tiến hành phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn ẩn

Sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn, trẻ sẽ được dùng thuốc giảm đau trong vài ngày. Người bệnh có thể vẫn cảm thấy một số tác dụng của thuốc gây mê trong 24 giờ sau khi phẫu thuật, nhưng hầu hết các trẻ sẽ trở lại bình thường chỉ sau hơn một ngày.

Để giúp bé nhanh lành vết thương và giảm thiểu các biến chứng, cha mẹ cũng phải chăm sóc bé sau phẫu thuật:

  • Không tắm rửa cho bé ít nhất hai ngày. Nhẹ nhàng lau cơ thể trẻ bằng khăn ẩm.
  • Không để trẻ cưỡi hoặc ngồi trên đồ chơi hoặc vật cứng trong vài tuần. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho bé vui chơi thường xuyên.
  • Cho bé mặc quần áo thoải mái, đũng quần không quá chật.
  • Cho bé uống đủ nước mỗi ngày.
  • Không nên kiêng quá nhiều, hãy cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng để tăng khả năng miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.
  • Hãy sử dụng tã lót nếu cần thiết nhưng cha mẹ nên chú ý thay tã cho bé thường xuyên.

Kết luận 

Trên đây là thông tin chi tiết về phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn ẩn của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông muốn cung cấp đến bạn.

Trước khi tiến hành phẫu thuật bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ các thông tin về ưu - nhược điểm của phương pháp này, lưu ý sau khi phẫu thuật xong đảm bảo tình trạng bệnh được hồi phục nhanh chóng.

Trẻ mắc phải tình trạng tinh hoàn ẩn cha mẹ nên sớm tiến hành điều trị tại các cơ sở y tế. Không nên để tình trạng tinh hoàn ẩn kéo dài gây ảnh hưởng lớn về sau.

2,794

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Bệnh tiết niệu

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám