Bật mí cho cha mẹ về quy trình thu thập máu cuống rốn cho bé

Bích Ngọc

08-04-2024

goole news
16

Tế bào gốc máu cuống rốn là một loại tế bào đặc biệt có nhiều ưu điểm và mang đến tiềm năng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Thu thập tế bào gốc máu cuống rốn khá nhanh chóng và không gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về quy trình thu thập máu cuống rốn qua bài viết dưới đây. 

Vì sao nên lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho trẻ

Tế bào gốc được thu thập từ máu cuống rốn là nguồn tế bào nguyên thuỷ có khả năng tăng sinh cao. Tế bào gốc máu cuống rốn khi cấy ghép có tỷ lệ đào thải ra khỏi cơ thể thấp hơn nhiều so với tế bào gốc trưởng thành và tỷ lệ nhiễm virus (lây qua đường máu) cũng ở mức thấp. 

Máu cuống rốn là nguồn chứa dồi dào tế bào gốc tạo máu. Tế bào gốc máu cuống rốn có thể thay cho tế bào gốc tạo máu tủy xương trong điều trị các bệnh về máu. Sau này, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện và phân lập được thêm thế bào gốc biểu mô và trung mô có trong máu cuống rốn. 

Cha mẹ nên đăng ký thực hiện lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho bé yêu vì điều này mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho trẻ như: 

  • Bảo hiểm sinh học cho bé và các thành viên khác trong gia đình: Nếu không may trong tương lai bé mắc phải các bệnh di truyền, tác động của môi trường,... Đặc biệt là các bệnh lý ác tính liên quan đến máu hay hệ miễn dịch thì tế bào gốc máu cuống rốn chính là phương pháp điều trị phù hợp nhất. Người thân trong gia đình cũng có thể sử dụng tế bào gốc máu cuống rốn nếu phù hợp để chữa bệnh. 
  • Tế bào gốc trung mô từ máu cuống rốn: Trong máu cuống rốn có lượng tế bào gốc trung mô nhất định. Chúng có khả năng tăng sinh và biệt quá cao, có thể tái tạo, sửa chữa và thay thế một số loại mô, tế bào như: Sụn, xương,...

Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho trẻ đem lại nhiều lợi ích cho béLưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho trẻ đem lại nhiều lợi ích cho bé

Ứng dụng của tế bào gốc máu cuống rốn

Tế bào gốc máu cuống rốn có khả năng tăng sinh thành những loại tế bào gốc, cụ thể như: 

  • Tế bào hồng cầu giúp cung cấp oxy đến các tế bào khác. 
  • Tiểu cầu giúp đông máu khi bị thương. 
  • Bạch cầu đảm nhiệm chức năng miễn dịch. 

Đồng nghĩa với việc tế bào gốc máu cuống rốn có thể điều trị nhiều loại bệnh về máu, cùng như việc ghép tủy xương và góp phần chữa trị các bệnh rối loạn di truyền thuộc hệ tạo máu.

Theo thống kê, tế bào gốc máu cuống rốn có thể ứng dụng điều trị cho hơn 80 loại bệnh lý. Tối thiểu 50% các loại bệnh ung thư ở trẻ có thể thực hiện biện pháp cấy ghép tế bào gốc để chữa trị. Ước tính có hơn 40.000 ca ghép tế bào gốc được tiến hành từ 1988 đến ngày nay. 

Hiện nay, tế bào gốc từ máu cuống rốn có thể ứng dụng trong điều trị các bệnh lý như rối loạn hệ tạo máu, ung thư máu, bệnh chuyển hóa, rối loạn miễn dịch,... Nhiều bệnh nhân trên thế giới được cứu sống thông qua các phương pháp chữa trị ứng dụng tế bào gốc từ máu cuống rốn.

Điều trị các bệnh lý về máu và miễn dịch bằng tế bào gốc máu cuống rốnĐiều trị các bệnh lý về máu và miễn dịch bằng tế bào gốc máu cuống rốn

Quy trình thu thập máu cuống rốn 

3.1. Cần chuẩn bị những gì trước khi thực hiện thu thập máu cuống rốn

  • Xác định nhu cầu trước khi quyết định lưu trữ: Trước khi đưa ra quyết định lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn, cha mẹ cần có kế hoạch cụ thể như. Đối với gia đình có tiền sử mắc các bệnh như: Ung thư máu, đa u tủy xương, bạch cầu cấp, thalassemia,... thì nên lựa chọn dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn để có thể sử dụng nếu cần. Tế bào gốc tạo máu không chỉ sử dụng được cho mỗi bé mà còn có thể sử dụng cho anh, chị em ruột, bố mẹ và ông bà. 
  • Theo dõi, thăm khám định kỳ trong suốt thai kỳ: Sau khi xác định được nhu cầu, các mẹ bầu nên khám thai định kỳ để phát hiện từ sớm các vấn đề của thai nhi và tham khảo bác sĩ về lưu trữ máu cuống rốn nếu bé có dấu hiệu bất thường. Có một số trường hợp thai phụ không thể lưu trữ tế bào gốc cuống rốn như: Mắc các bệnh truyền nhiễm (HIV, viêm gan siêu vi, giang mai,...), mắc bệnh ung thư, có tình trạng sốt khi sinh nở, có khả năng mắc nhiễm trùng,...
  • Tìm hiểu và lựa chọn Trung tâm Lưu trữ tế bào gốc: Để các tế bào được lưu trữ đảm bảo chất lượng thì cha mẹ nên lựa chọn các trung tâm lưu trữ tế bào gốc uy tín. Cần đánh giá chất lượng theo các tiêu chí: Danh tiếng, kiểm định, công nghệ và chất lượng dịch vụ nhanh chóng, đơn giản. Hiện nay, tại Việt Nam đang có nhiều bệnh viện, trung tâm lưu trữ đủ điều kiện lưu trữ máu cuống rốn mà các bậc phụ huynh có thể lựa chọn. Trong số đó Trung tâm Lưu trữ tế bào gốc - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông từ nhiều khách hàng đánh giá cao và tin tưởng lựa chọn nhất.

Thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết trước khi lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốnThăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết trước khi lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn

3.2. Quy trình thu thập máu cuống rốn

Thu thập tế bào gốc máu cuống rốn là một thủ thuật không xâm lấn, không ảnh hưởng đến mẹ và bé, có thể áp dụng trong cả sinh thường và sinh mổ. Mẹ bầu cần thực hiện một số xét nghiệm và khám sức khỏe để đảm bảo không bị mắc một số bệnh gây ảnh hưởng. 

Các bước thu thập máu cuống rốn như sau: 

Bước 1: Sau khi sinh bé và trước khi sổ nhau, sử dụng dung dịch Povidone - Iodine sát trùng dây rốn tại vị trí đâm kim, thường ở phía trên kẹp rốn. 

Bước 2: Đâm kim vào tĩnh mạch rốn tại điểm đã sát trùng và giữ tại chỗ. Đặt túi máu thấp hơn mẹ, thu thập vào túi máu nhiều máu nhất có thể nhờ tác dụng của trọng lực. 

Bước 3: Nếu tĩnh mạch bị xẹp, nên đâm kim ở điểm khác sau khi sát trùng bằng Povidone - Iodine. Lắc túi máu lên xuống trong 3-5 phút để trộn đều máu với chất chống đông CPD. Tránh tạo thành cục máu đông trong quá trình lấy mẫu. Thời gian lấy máu kéo dài từ 3-5 phút. 

Bước 4: Nếu máu lấy được có thể tích quá ít, tiếp tục lấy máu sau khi bánh nhau được lấy ra để tối đa lượng máu lấy được. Tối thiểu thể tích máu cần phải lấy được là 30ml. Sau khi hoàn tất lấy máu, túi máu phải được ít nhất ⅓ túi. 

Bước 5: Dồn máu trong hệ thống dây xuống túi máu. Rút kim khỏi tĩnh mạch rốn. 

Bước 6: Dán thông tin cá nhân lên túi chứa mẫu vật phẩm. Nếu thu thập từ máu cuống của hai bé song sinh cần phân biệt rõ ràng hai mẫu máu thu được. 

Bước 7: Chuyển mẫu máu cuống rốn đã thu đến trung tâm tế bào gốc để thực hiện phân tích, xử lý, tăng sinh và lưu trữ.

Quy trình thu thập máu cuống rốn tại BVĐK Phương ĐôngQuy trình thu thập máu cuống rốn tại BVĐK Phương Đông

Phương pháp thu thập tế bào gốc mô dây rốn được thực hiện ngay trong khi em bé chào đời, trong 5-7 phút đầu. Quá trình xử lý tế bào đã thu thập được cần phải tiến hành trong 24 giờ. Nếu xử lý tế bào mô dây rốn bằng hệ thống tự động sẽ kéo dài 50-60 phút, còn nếu xử lý bán tự động sẽ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ. 

Toàn bộ quá trình lưu trữ tế bào gốc đều được thực hiện với quy trình khép kín ngay tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, bao gồm: Dịch vụ Sản Khoa – Thu thập – Gạn tách – Tăng sinh – Lưu trữ – Ứng dụng điều trị bệnh.

Đối với cha mẹ không lựa chọn sinh tại Bệnh viện Phương Đông vẫn có thể lưu trữ tế bào gốc mô cuống rốn tại đây. Quý khách có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 

Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Hiện nay, nhu cầu lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn của trẻ sơ sinh ngày càng tăng. Nhiều gia đình đã tin tưởng và lựa chọn Trung tâm Tế bào gốc -  Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để thực hiện dịch vụ lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho con khi bé vừa chào đời. 

Trung tâm Tế bào gốc và Ngân hàng mô tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động về thu thập và lưu trữ tế bào gốc. Tại đây, chúng tôi cung cấp cùng lúc dịch vụ: Lưu trữ tế bào gốc từ mô dây rốn và Lưu trữ tế bào gốc từ máu dây rốn của trẻ sơ sinh.

Ngân hàng mô ở Bệnh viện đa khoa Phương Đông

Trung tâm Tế bào gốc và Ngân hàng mô tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, bao gồm:

  • Hệ thống đếm tế bào dòng chảy Cytoflex
  • Hệ thống tủ an toàn sinh học cấp II
  • Hệ thống tủ lạnh bảo quản hóa chất HYC-610 
  • Máy đo độ sáng phát hiện tế bào(Phát hiện Mycoplasma) Lucetta 2
  • Hệ thống cảnh báo tự động đảm bảo việc nuôi cấy, sản xuất và lưu trữ tế bào an toàn nhất

Có đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, lưu trữ, ứng dụng tế bào gốc.

Thu thập, xử lý và lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn hoàn toàn tự động tại BVĐK Phương ĐôngThu thập, xử lý và lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn hoàn toàn tự động tại BVĐK Phương Đông

Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đơn vị thực hiện xử lý mẫu mô bằng quy trình tự động hoàn toàn giúp đảm bảo không xảy ra sai sót, lưu trữ trong môi trường Nito lỏng trong thời gian dài từ 18-20 năm. Đặc biệt, khi lưu trữ tại Phương Đông, khách hàng sẽ được thông báo kết quả kiểm định chất lượng tế bào gốc định kỳ hàng năm. 

Quý khách hàng có thể chủ động đăng ký dịch vụ thu thập và lưu trữ tế bào gốc - “bảo hiểm sinh học” cho bé và gia đình tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với quy trình đơn giản, nhanh chóng. 

Xem thêm: Dịch vụ lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn

Để đặt lịch lưu trữ và tư vấn chuyên sâu, quý khách có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

391

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

Tiến sĩ

LÊ THỊ THANH HƯƠNG

Đơn nguyên hiếm muộn và nam học công nghệ cao Phương Đông

Tiến sĩ

LÊ THỊ THANH HƯƠNG

Đơn nguyên hiếm muộn và nam học công nghệ cao Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám