Sỏi niệu đạo chỉ chiếm khoảng 5% các bệnh lý tiết niệu ở người trưởng thành. Tuy tỷ lệ mắc bệnh không cao nhưng các viên sỏi này vẫn khiến người bệnh khó tiểu, đau khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, nhiễm trùng đường tiết niệu,... ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh.
Sỏi niệu đạo là gì?
Sỏi niệu đạo là hiện tượng muối và khoáng chất lắng đọng rồi kết tinh lại thành sỏi trong ống niệu đạo, chắn ngang dòng chảy của nước tiểu ra ngoài.
Sỏi trên niệu đạo cũng có thể là sỏi thận hay sỏi bàng quang di chuyển xuống và mắc kẹt ở niệu đạo. Bệnh lý trên thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới do niệu đạo nam dài hơn nhiều khiến sỏi khó di chuyển và đào thải ra ngoài.
Các khoáng chất lắng đọng ở niệu quản tạo thành sỏi
Các triệu chứng của sỏi niệu đạo?
Tuỳ theo kích thước, vị trí, độ cứng khác nhau của viên sỏi, người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, bệnh có một số dấu hiệu điển hình như sau:
- Khó khăn khi đi tiểu: Tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tiểu buốt, tiểu són, nước tiểu đục, tiểu có máu ở cuối bãi do sỏi làm bít tắc đường tiểu.
- Đau quặn từng cơn hoặc đau dữ dội từng cơn lan tỏa ở khu vực bộ phận sinh dục hoặc tầng sinh môn. Cường độ cơn đau sẽ tăng lên khi người bệnh đi lại, làm việc nặng. Vị trí cơn đau thường ở mạn sườn, vùng thắt lưng hoặc vùng thận. Người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau quặn thận, đột ngột ở sườn bên phải, đau đến nỗi bạn không thể
- Bất thường ở nước tiểu: Nước tiểu có màu đục bất thường, xuất hiện mùi hôi thối. Người bệnh có thể bị sốt vì những viên sỏi sẽ khiến cho lớp niêm mạc bị tổn thương làm các vi khuẩn và nấm phát triển làm viêm đường tiết niệu
Tiểu són, khó tiểu là một trong các biểu hiện của sỏi niệu đạo
Nguyên nhân gây ra sỏi niệu đạo
Các nguyên nhân chính hình thành các viên sỏi bao gồm:
- Sỏi được hình thành tại thận hoặc được hình thành ở khu vực bàng quang di chuyển xuống dưới niệu đạo
- Sỏi tự hình thành tại niệu đạo: Nước tiểu đọng lại ở những đoạn bị chít hẹp bất thường hoặc do túi thừa niệu đạo khiến các tinh thể khoáng chất và muối lắng đọng lại tạo thành sỏi.
- Nước tiểu ứ đọng tại tại bao quy đầu hoặc bao quy đầu hẹp, viêm, dính khiến các tinh thể lắng đọng và liên kết tạo nên sỏi trong niệu đạo.
Các biến chứng của sỏi niệu đạo
Nếu như sỏi niệu đạo kích thước nhỏ thì đây là tình trạng lành tính, không gây ra các bất thường đáng kể. Tuy nhiên, nếu viên sỏi ở niệu đạo kích thước lớn sẽ làm cản trở nước tiểu chảy ra ngoài, khiến nước tiểu ứ đọng lại ở toàn bộ hệ thống tiết niệu, dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng như:
- Thận ứ nước, giãn rộng bể thận, đài thận: Nước tiểu bị ứ đọng trong các cơ quan khiến thể tích nước tiểu không ngừng tăng lên, người bệnh dễ bị thận ứ nước, đài và bể thận bị giãn rộng.
- Suy thận cấp và mạn tính: Một trong các bệnh cảnh của sỏi niệu đạo là nhiễm trùng thận, thận ứ nước, ứ mủ… Tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng thận. Do đó, bạn có thể mắc bệnh suy thận, phải chạy thận nhân tạo tốn kém, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Các viên sỏi khiến nước tiểu ứ đọng, nhiều loại độc tố tích tụ khiến tạo một môi trường vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn phát triển ở gây viêm niệu đạo, viêm bàng quang, thận ứ mủ, viêm thận…
Tuỳ theo mức độ suy giảm chức năng thận, người bệnh có thể bị suy thận nhiều cấp độ
Các phương pháp chẩn đoán sỏi niệu đạo
Các bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân có sỏi ở hệ tiết niệu ngay khi khám lâm sàng. Khi bác sĩ sờ nắn hoặc thăm khám trực tràng có thể dễ dàng xác định đúng vị trí của sỏi niệu đạo. Nếu sỏi nằm ở niệu đạo sau, khi khám lâm sàng sẽ nghe thấy tiếng va chạm của sỏi với dụng cụ kim loại.
Hình ảnh sỏi niệu đạo qua nội soi
Ngoài ra, để xác định đúng vị trí, kích thước viên sỏi, các thủ thuật cận lâm sàng sẽ được đưa ra. Vd: Khi sỏi nằm ở túi thừa niệu đạo hoặc vị trí bị tắc hẹp, có thể cần siêu âm hay chụp X- quang niệu đạo ngược dòng, X- quang hệ tiết niệu để phát hiện cả sỏi mắc ở niệu đạo và sỏi ở các vị trí khác trên đường tiết niệu.
Điều trị sỏi niệu đạo cho bệnh nhân
Điều trị bằng thuốc
Nếu kích thước viên sỏi nhỏ, các bác sĩ sẽ gợi ý bệnh nhân uống thuốc trị sỏi niệu quản để đưa sỏi ra bằng nước tiểu. Các loại thuốc này có tác dụng làm tan sỏi, giảm đau, chống viêm và tăng lượng nước tiểu để đẩy sỏi ra ngoài. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, ít xâm lấn và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc không áp dụng được cho tất cả các loại sỏi và có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Ngược lại, nếu viên sỏi đã lớn hay viên sỏi nằm ở vị trí khó, các bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa để nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc
Tán sỏi ngoài cơ thể
Đối với can thiệp tán sỏi ngoài cơ thể, các bác sĩ sẽ sử dụng sóng xung kích để phá vỡ sỏi niệu đạo thành các mảnh nhỏ, hỗ trợ viên sỏi dễ dàng đào thải qua đường nước tiểu.
Bệnh nhân sẽ được nằm trên bàn mổ, máy ESWL sẽ phát ra sóng xung kích tập trung vào viên sỏi. Ưu điểm của cách thực hiện này là không cần phẫu thuật, ít xâm lấn. Nhưng người bệnh cũng cần lưu ý, nếu như lựa chọn tán sỏi niệu đạo ngoài , bạn có thể phải thực hiện điều trị nhiều lần, có thể gây đau, sưng nề,...
Sỏi niệu đạo tương tự như sỏi thận có thể tán ra thành từng mảnh nhỏ mà không phải phẫu thuật mổ mở
Tán sỏi qua da
Các bác sĩ sẽ dùng kim chọc qua da để tạo một đường hầm nhỏ vào thận. Sau đó, dụng cụ đặc biệt sẽ được sử dụng để lấy sỏi ra hoặc phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ. Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân hoặc gây tê tuỷ sống.
Đây là một trong những cách thức điều trị sỏi hiệu quả cao, đặc biệt phù hợp với các viên sỏi lớn, cứng và ít xâm lấn hơn tán sỏi ngoài cơ thể.
Tán sỏi ngược dòng bằng tia laser
Những năm gần đây, các bác sĩ rất ít khi phải mổ mở vì mổ mở cho các ca sỏi tiết niệu vì phẫu thuật nội soi được ứng dụng rộng rãi vì ít xâm lấn, gây đau ít, bệnh nhân hồi phục nhanh và nguy cơ nhiễm trùng thấp. Một trong số các phẫu thuật nội soi hiệu quả phải kể đến tán sỏi ngược dòng bằng laser. Ống soi mềm sẽ được đưa vào niệu đạo, bàng quang và niệu quản để tiếp cận viên sỏi, Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để phá vỡ sỏi thành các mảnh nhỏ và hút ra ngoài.
Không chỉ áp dụng cho sỏi ở trường hợp này, gần đây, đội ngũ bác sĩ Khoa Ngoại của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã áp dụng tán sỏi ngược dòng bằng tia laser cho bé N.Q.M.N (Sinh năm 2022) bệnh nhân có sỏi niệu quản nhỏ tuổi nhất Việt Nam.
ThS.BS Trần Quý Dương - Phó Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết: “Với người lớn viên sỏi niệu quản kích thước 4mm là rất bình thường nhưng với một em bé hơn 1 tuổi, thì kích thước như vậy cực kỳ lớn so với cấu trúc cơ thể của bé. Việc tán sỏi ở trẻ nhỏ cũng là vấn đề rất lớn bởi vì đường kính niệu quản chỉ khoảng 1mm”.
Điều trị tán sỏi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Với các ca đặc thù bệnh nhân còn nhỏ tuổi như bệnh nhi N.Q.M.N, đòi hỏi các bác sĩ phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng vô cùng nhỏ, đảm bảo không đau, không sẹo, phục hồi nhanh cho em. Ca mổ thành công tốt đẹp, sau khoảng 10 giờ hậu phẫu, bệnh nhi đã có thể sinh hoạt bình thường.
Có thể nói, sỏi niệu quản là một trong những bệnh lý hiểm nghèo nhưng vẫn có thể gây ra các biến chứng hết sức nguy hiểm. Để dự phòng các rủi ro sức khỏe không đáng có, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám thường xuyên và được hỗ trợ y tế kịp thời.
Để đặt lịch tư vấn, thăm khám và điều trị với các chuyên gia tiết niệu của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông trên 30 năm kinh nghiệm, Quý khách vui lòng liên hệ 19001806.