Sỏi thận 6mm có nguy hiểm không?
Chưa thể kết luận trực tiếp cho tình trạng này. Vì trên thực tế, bác sĩ nam khoa còn cần căn cứ trên tình hình sức khoẻ, thời gian hình thành sỏi, vị trí viên sỏi và những triệu chứng kèm theo để xác định tính chất nghiêm trọng của sỏi thận 6mm.
(Hình 1 - Viên sỏi với kích thước 6mm khiến bệnh nhân phải bắt đầu tiếp nhận điều trị)
Trên thực tế, với kích thước viên sỏi thận 6mm thì bệnh nhân đã phải tiếp nhận điều trị để loại bỏ ra khỏi ngoài cơ thể. Khác với những viên sỏi kích thước <4mm, có thể tự đào thải ra khỏi cơ thể và có khá ít các triệu chứng, sỏi thận 6mm có thể khiến người bệnh phải đối mặt với:
Cảm giác đau đớn và khó chịu
Bệnh nhân sẽ phải đối mặt với các cơn đau lưng dưới. Các cơn đau thắt ở phần thắt lưng. Mức độ cơn đau sẽ tăng lên khi sỏi di chuyển qua niệu quản, các cơ niệu quản sẽ liên tục co thắt để đẩy viên sỏi xuống khiến bệnh nhân đau đớn hơn.
Nói về cơn đau do sỏi thận gây ra, điều này đã trở thành ác mộng của đa số bệnh nhân, thậm chí được so sánh với cơn đau đẻ. Nó được ví von như cơn đau thắt lưng, đau quặn liên tục kéo ngang xuống bụng dưới và lan vào mặt trong của vùng bẹn đùi. Tình trạng này khiến các bệnh nhân không chỉ đau đớn về thể xác mà còn khó chịu, lo âu, mệt mỏi về mặt tinh thần.
Tăng nguy cơ tắc nghẽn niệu quản
Như đã nói ở trên, khả năng viên sỏi thận 6mm có thể đào thải ra bên ngoài tự nhiên chỉ khoảng 60%. Ngay cả trong trường hợp tự đào thải được, viên sỏi cần mất đến 45 ngày để di chuyển hết chiều dài niệu quản. Vì kích thước lớn nên nó còn có thể kẹt lại và tắc nghẽn niệu quản. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, trường hợp này thường không xảy ra.
(Hình 2 - Sỏi thận 6mm vẫn có thể khiến niệu quản bị tắc nghẽn, dù là khá nhỏ)
Tăng khả năng bị viêm nhiễm hệ tiết niệu
Sỏi thận sẽ gây ra viêm nhiễm trên các phần của hệ tiết niệu. Nếu các cơ quan hệ tiết niệu bị viêm nhiễm, bạn có thể bị sốt, đau bên hông, mệt mỏi và các triệu chứng khác.
Ảnh hưởng xấu đến chức năng thận
Sỏi thận nằm trong cơ thể lâu ngày không được đào thải có thể khiến chức năng thận bị ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến sức khoẻ tổng thể.
Sỏi thận 6mm có phải mổ không không? Không điều trị có tự khỏi được không?
Theo lý thuyết, khoảng 60% các viên sỏi thận từ 4 - 6mm có thể đào thải tự nhiên được. Tuy nhiên, các bác sĩ Khoa Tiết niệu cho biết: Các trường hợp sỏi thận 6mm tùy vị trí và triệu chứng mới quyết định phải mổ hay không.
- Nếu viên sỏi nằm ở niệu đạo, bàng quang thì dễ dàng tiểu ra được.
- Nếu viên sỏi nằm ở niệu quản thì có ít cơ hội đào thải ra được tự nhiên mà nên tiếp nhận điều trị ngắn ngày, có thể kết hợp cùng nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser.
- Nếu người bệnh có sỏi thận 6mm nằm ở thận (đài trên, đài dưới) không gây đau thì có thể điều trị nội soi và uống nhiều nước. Nếu ảnh hưởng đến cơ thể, bệnh nhân đau và khó chịu nhiều, ảnh hưởng đến chức năng thận thì có thể cân nhắc phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể.
Nhìn chung, trên thực tế, với kích thước sỏi thận 6mm thì khá nhỏ và chưa cần can thiệp mổ.
(Hình 3 - Tuỳ tình trạng thực tế mà bác sĩ sẽ cân nhắc bệnh nhân phải mổ lấy sỏi hay không)
Cách điều trị cho bệnh nhân có sỏi thận 6mm
Điều trị bằng thuốc
Đây là chỉ định thường thấy nhất cho các bệnh nhân sỏi thận với kích thước viên sỏi 6mm. Nguyên nhân là kích thước viên sỏi còn khá nhỏ, chưa cần can thiệp sâu và tỷ lệ tự đào thải sỏi thận sau khi uống thuốc cũng khá cao.
Ngoài ra, bạn phải phối hợp cùng bác sĩ để theo dõi sau khi uống thuốc và kịp thời thực hiện các chỉ định tiếp theo (nếu có). Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân có thể bao gồm thuốc ức chế tạo sỏi, thuốc ức chế hấp thụ canxi hoặc thuốc tăng cường việc loại bỏ sỏi qua đường tiểu.
Tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể
Đây là phương pháp sử dụng sóng âm tần cao (sóng xung kích) tác động từ bên ngoài cơ thể, hội tụ tại vị trí sỏi để phá vỡ sỏi thành những viên nhỏ, sau đó được bài tiết ra ngoài theo đường niệu đạo.
Ưu điểm của phương pháp này là thích hợp cho sỏi nhỏ (dưới 1cm) ở vị trí thận, niệu quản trên. Không xâm lấn, không cần phẫu thuật nên tán sỏi bên ngoài cơ thể ít gây đau đớn cho bệnh nhân và khả năng phục hồi nhanh.
(Hình 3 - Bệnh nhân có thể được chỉ định tán sỏi ngoài da)
Mổ nội soi lấy sỏi thận qua da
Bác sĩ sẽ đưa một ống soi nhỏ qua da vào vị trí sỏi, sau đó dùng dụng cụ nội soi để phá vỡ và lấy sỏi ra ngoài. Đây là phương pháp phù hợp với hầu hết các loại sỏi, kích thước và vị trí sỏi, ít xâm lấn, phục hồi nhanh. Tuy nhiên, nó phải gây mê, gây tê, có chi phí cao và vẫn có thể xảy ra các biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương các cơ quan xung quanh,...
(Hình 4 - Bác sĩ cũng có thể phẫu thuật nội soi ống mềm lấy sỏi thận qua da)
Nội soi tán sỏi bằng ống soi cứng
Trong một số trường hợp khi vị trí của viên sỏi khó, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân nội soi bằng ống cứng. Ống soi niệu quản cứng đưa qua niệu đạo, bàng quang, lên niệu quản và vào vị trí sỏi. Sau đó sử dụng laser hoặc sóng âm để phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài.
Mặc dù đây là phương pháp hiệu quả cao với sỏi niệu quản, đặc biệt là ở vị trí ⅓ dưới và giữa niệu quản, thời gian thực hiện ngắn và bệnh nhân có thể ra về ngay sau khi thực hiện. Tuy nhiên, điểm trừ của phương pháp này là có gây đau, có nguy cơ gây ra biến chứng và không áp dụng được cho sỏi thận hay sỏi niệu quản ở vị trí khó.
Nội soi tán ngược dòng bằng ống soi mềm
Ống soi niệu quản mềm đưa qua niệu đạo, bàng quang, ngược dòng lên niệu quản và vào vị trí sỏi. Sau đó sử dụng laser hoặc sóng âm để phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Nội soi tán ngược dòng là phương pháp đặc hiệu của sỏi niệu quản, đặc biệt là sỏi ở vị trí ⅓ trên niệu quản nhưng sẽ khá mất thời gian và không áp dụng được cho sỏi thận.
(Hình 5 - Minh hoạ phương pháp nội soi tán ngược dòng bằng ống soi mềm)
Các phương pháp khác
Ngoài ra, trong thời gian điều trị sỏi thận 6mm, bạn cần kết hợp với các phương pháp hỗ trợ như sau:
- Điều trị triệu chứng: Nếu giai đoạn đầu phát hiện bị sỏi thận khiến bạn quá đau đớn, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng trong giai đoạn đầu.
- Thay đổi chế độ ăn và lối sống: Hãy giảm lượng đường, muối, đạm trong khẩu phần ăn của mình. Thay vào đó bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và chế biến thức ăn thanh đạm để giảm tải cho hoạt động của thận.
- Theo dõi diễn biến đào thải sỏi: Sau khi quyết định phương điều trị bệnh, bác sĩ phải theo sát biểu hiện và tốc độ phục hồi để đảm bảo sỏi đã được loại bỏ, không tái hình thành.
Khám Ngoại Tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Vì tính chất bệnh sỏi thận thường chưa có cá các triệu chứng rõ ràng nào và bệnh chỉ có thể phát hiện qua thăm khám, chụp X Quang, chụp cắt lớp,... cho nên mỗi người đều nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và thăm khám chuyên khoa Tiết niệu (nếu cần thiết).
Tháng 5 năm 2024 gần đây, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tiếp nhận một ca sỏi niệu quản từ bệnh nhi 2 tuổi. Mặc dù kích thước niệu quản của bé chỉ khoảng 1mm nhưng viên sỏi có kích thước đến 4mm. Trường hợp này được VTV1 nhận định là trường hợp mắc sỏi niệu quản nhỏ nhất Việt Nam. Các bác sĩ cũng cho biết, bệnh nhi có kích thước viên sỏi cực kỳ lớn so với cấu trúc cơ thể nên việc tán sỏi cũng là vấn đề lớn.
Sau khi hội chẩn, bệnh nhi được phẫu thuật bằng phương pháp nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser. Ống mềm sẽ đi ngược dòng từ niệu đạo, qua bàng quang và lên thận. Các bác sĩ sẽ sử dụng tia laser hút sỏi thành từng mảnh nhỏ và hút ra ngoài.
(Hình 6 - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông thực hiện nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser cho bệnh nhân)
Bằng sự nỗ lực không ngừng của các y bác sĩ kết hợp cùng hệ thống trang thiết bị chuyên dụng, hiện đại, bệnh nhi không đau, không có sẹo và sau khoảng 10h giải phẫu, bé đã có thể sinh hoạt bình thường.
Như vậy, sỏi thận 6mm không quá to với cơ thể người trưởng thành nhưng cũng cần sự hỗ trợ y tế để đào thải sỏi ra ngoài. Để chủ động bảo vệ sức khỏe cho mình và những người xung quanh, bạn nên chủ động thăm khám ngay khi phát hiện cơ thể có các dấu hiệu bất thường