Tế bào gốc dây rốn: Ưu, nhược điểm - Ứng dụng - Cách lưu trữ

Ngọc Anh

07-03-2024

goole news
16

Trong những năm gần đây, ghép tế bào gốc được coi như cuộc cách mạng trong điều trị bệnh lý. Đây cũng là một trong những lý do nhiều cha mẹ quan tâm đến lưu trữ tế bào gốc dây rốn cho con từ khi chưa sinh ra. Vậy tế bào gốc có sức mạnh như thế nào? Tế bào gốc được thu thập và lưu trữ ra sao? Hãy lắng nghe ý kiến từ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông nhé!

Tế bào gốc dây rốn là gì?

Tế bào gốc dây rốn là các tế bào gốc được thu thập từ máu, mô dây rốn và bánh nhau của trẻ sơ sinh. Đây là các tế bào gốc đa năng, có khả năng sinh sản, tự làm mới và biệt hoá thành các mô, cơ quan khác. Chính vì vậy, nó được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh lý bằng cách cấy ghép tế bào gốc, thay thế cho các tế bào cũ đã mất chức năng. 

(Hình 1 - Dây rốn hiện này không còn là rác thải y khoa mà được lưu trữ như bảo hiểm sinh học cho tương lai)

(Hình 1 - Dây rốn hiện này không còn là rác thải y khoa mà được lưu trữ như bảo hiểm sinh học cho tương lai)

So với tế bào gốc từ nguồn máu ngoại vi hay tuỷ xương, khả năng biệt hoá của tế bào gốc từ nguồn dây rốn tốt hơn. Vì chúng thuộc nhóm nhũ nhi, nguồn tế bào gốc “sạch”, có khả năng thích ứng cao, phát triển nhanh. Mặt khác cách thu thập và lưu trữ chúng cũng đơn giản, dễ dàng mà không gây hại đến thai phụ hay trẻ sơ sinh. 

Trong dây rốn có các loại tế bào gốc nào?

Dây rốn gồm máu dây rốn và mô dây rốn. Đây là nguồn chứa tế bào gốc phong phú, chất lượng và “chỉ có 1 lần trong đời” như sau:

Tế bào gốc trung mô dây rốn

Trong mô dây rốn chứa một lượng lớn các tế bào gốc trung mô với khả năng tái tạo mô hiệu quả. Đặc điểm của tế bào gốc trung mô dây rốn là số lượng lớn, khả năng tăng sinh dễ dàng và có thể biệt hoá thành mô liên kết, dây thần kinh, cơ, gân, xương hỗ trợ tái tạo. 

Vẫn bao hàm các đặc trưng của tế bào gốc là chỉ dồi dào, khoẻ mạnh khi chúng ta còn trẻ. Càng về già, các tế bào gốc càng ít, suy yếu và mất đi khiến các cơ quan suy nhược, vết thương lâu khỏi,... Để tận dụng nguồn tế bào gốc sau sinh với nhiều ưu thế nổi bật, các bác sĩ cũng khuyến khích lưu trữ tế bào gốc dây rốn ngay từ khi mới ra đời. Hiện nay, tế bào gốc trung mô dây rốn được sử dụng cho nhiều mục đích như:

  • Tái tạo các mô tim, hỗ trợ điều trị các chấn thương thần kinh hoặc tủy sống
  • Chữa lành các mô liên kết bị tổn thương trong chấn thương thể thao và sinh hoạt
  • Đảo ngược tác động chứng tự kỷ Alzheimer và Parkinson
  • Nghiên cứu tái tạo các cơ quan và bộ phận cơ thể…

Xem thêm:

(Hình 2 - Đôi nét về tế bào gốc trung mô và tế bào gốc tạo máu của trẻ sơ sinh)

(Hình 2 - Đôi nét về tế bào gốc trung mô và tế bào gốc tạo máu của trẻ sơ sinh)

Tế bào gốc máu dây rốn

Từ máu cuống rốn có thể thu thập các tế bào gốc tạo máu. Đây là các tế bào có độ tinh khiết cao, có tỷ lệ thải ghép thấp và có khả năng biệt hoá thành mọi thành phần tạo máu. Do đó, các tế bào máu cuống rốn chủ yếu được sử dụng trong ứng dụng điều trị các bệnh về máu và liên quan các cơ quan tạo máu. 

Vai trò của chúng tương tự ghép tủy xương, góp phần sửa chữa các bệnh di truyền thuộc hệ tạo máu. Một số bệnh lý của hệ tạo máu đã được ứng dụng chữa trị như: rối loạn hệ tạo máu, ung thư máu, bệnh chuyển hóa, rối loạn miễn dịch,...

Ưu điểm của tế bào gốc từ máu dây rốn

Tế bào gốc từ máu dây rốn sở hữu những ưu điểm nổi bật so với tế bào gốc từ tủy xương hay máu ngoại vi như sau:

Thu thập an toàn, dễ dàng

Thu thập tế bào gốc dây rốn được thực hiện trên phần dây rốn - bánh nhau sau sinh nên không xâm lấn, không gây đau đớn và an toàn cho cả mẹ và bé. Trong khi đó, nếu thu tế bào gốc từ tủy xương thì bạn phải gây mê toàn thân. Hay tế bào gốc từ máu ngoại vi cần phải kích thích tế bào gốc và bệnh nhân vẫn phải chịu tác dụng phụ. 

(Hình 3 - Tế bào gốc máu dây rốn được thu thập chỉ mất 10 phút)

(Hình 3 - Tế bào gốc máu dây rốn được thu thập chỉ mất 10 phút)

Độ phù hợp cao, dùng được cho cả em bé và người thân

Vì là các tế bào gốc non trẻ, chưa va chạm nên tính tăng sinh miễn dịch của tế bào gốc dây rốn khá thấp. Tức nó có thể sử dụng cấy ghép mà không gây phản ứng thải ghép cho em bé điều trị các bệnh về máu hoặc các bệnh tuổi già. 

Ngoài ra, các tế bào gốc của trẻ sơ sinh có mức độ hoà hợp nhóm kháng nguyên bạch cầu (HLA) khá tiềm năng giữa cha mẹ, anh em trong gia đình. Trong trường hợp anh chị em hoặc cha mẹ bị bệnh thì đây cũng là một nguồn “thuốc” hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. 

Luôn sẵn có, không cần xử lý phức tạp

Máu cuống rốn được lưu trữ đông lạnh trong Ngân hàng mô luôn có thể bảo quản lên tới 27 năm. Nếu cần sử dụng, bác sĩ chỉ cần rã đông và truyền lại cho bệnh nhân mà nguồn tế bào này vẫn giữ đầy đủ chức năng như bình thường. 

Ngược lại, nếu không lưu trữ, bệnh nhân có thể phải chờ khá lâu để tìm nguồn tế bào gốc có HLA phù hợp hoặc tìm người hiến ngoài gia đình. Trong trường hợp này, khả năng tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp sẽ thấp hơn. Đồng thời nguy cơ ghép thất bại, tế bào gốc bị đào thải ra khỏi cơ thể người bệnh cũng lớn hơn. 

(Hình 4 - Tế bào gốc dây rốn đông lạnh nằm trong Ngân hàng Mô, luôn sẵn sàng rã đông để lấy ra dùng)

(Hình 4 - Tế bào gốc dây rốn đông lạnh nằm trong Ngân hàng Mô, luôn sẵn sàng rã đông để lấy ra dùng)

Có nhiều cơ hội cấy ghép thành công hơn

Tính miễn dịch thấp khiến bản thân tế bào gốc dây rốn ít khả năng bị cảm nhiễm, mang các virus bệnh lý hơn. Đồng thời, nguy cơ thải ghép hoặc gặp biến chứng mảnh ghép chống vật chủ, thậm chí là tỷ lệ tử vong cũng thấp hơn đáng kể. 

Nhược điểm của tế bào gốc từ máu dây rốn

Dây rốn chỉ chứa một lượng nhỏ máu và lượng tế bào gốc nhất định. Trong khi các tế bào gốc tạo máu không thể tăng sinh nên thường chỉ đủ để sử dụng cho chính em bé, không đủ để liều lượng để cấy ghép cho người khác. Tuy nhiên, tế bào gốc trung mô có thể tăng sinh mạnh mẽ và cấy ghép được.  

Ứng dụng của lưu trữ tế bào gốc dây rốn trong điều trị bệnh

Lưu trữ tế bào gốc dây rốn có thể được vận dụng để điều trị nhiều bệnh lý ác tính, lành tính cho cả người lớn và trẻ em như sau: 

Đối với trẻ em

Cùng với sự phát triển của y học, trẻ em cũng có thể được ghép tế gốc dây rốn, cụ thể là tế bào gốc tạo máu từ máu cuống rốn để điều trị:

  • Bệnh lý máu ác tính: bạch cầu cấp dòng tủy, bạch cầu cấp dòng lympho sau điều trị hoá chất. Kết quả khỏi bệnh đạt từ 60 - 80%.
  • Bệnh lý máu lành tính: thalassemia, hồng cầu hình liềm, suy tủy bẩm sinh, bệnh tự miễn,...
  • Bệnh di truyền hiếm gặp: suy giảm miễn dịch, rối loạn chuyển hoá
  • Bệnh liên quan đến các khối u: U lympho, sarcoma, u tế bào mầm, u nguyên bào thận,...

(Hình 5 - Ghép tế bào gốc cho trẻ em được truyền vào cơ thể trẻ em như truyền máu)

(Hình 5 - Ghép tế bào gốc cho trẻ em được truyền vào cơ thể trẻ em như truyền máu)

Tất nhiên, đối với trẻ em, các tác dụng phụ sau ghép và biến chứng muộn lên cơ thể cũng cần được theo dõi sâu sát hơn. Một số biến chứng có thể gặp dưới đây:

  • Rối loạn chức năng các cơ quan
  • Chậm phát triển các tuyến hóc môn
  • Chậm phát triển thể chất
  • Tổn thương răng, tổn thương xương
  • Nguy cơ ung thư (với bệnh lý bẩm sinh có rối loạn NST)

Đối với người lớn

Cấy ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn cho người trưởng thành cũng tương tự cấy ghép tế bào gốc trong điều trị bệnh cho trẻ em. Trong đó, tế bào gốc tạo máu có thể sử dụng trong chữa bệnh:

  • Suy giảm miễn dịch
  • U lympho, đa u tuỷ
  • Bệnh bạch cầu (Ung thư máu)
  • Tan máu bẩm sinh
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu

Tế bào gốc trung mô được ứng dụng trong các bệnh:

  • Thoái hoá khớp, hoại tử chỏm xương đùi, tạo xương bất toàn, tổn thương cột sống liệt tuỷ
  • Tắc nghẽn phổi mãn tính, thiếu máu cơ tim
  • Bỏng, loét lâu lành
  • Hội chứng Steven Johnson, viêm giác mạc
  • Xơ gan mất bù, đái tháo đường tuýp 1
  • Nâng ngực, xoá nếp nhăn

(Hình 6 - Cấy ghép tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô có thể biệt hoá ra các mô khác nhau)

(Hình 6 - Cấy ghép tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô có thể biệt hoá ra các mô khác nhau)

Lưu trữ tế bào gốc dây rốn diễn ra như thế nào?

Tế bào gốc sẽ được thu thập, lưu trữ tại các Trung tâm Tế bào gốc và được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:

B1: Tư vấn về dịch vụ

Để được thực hiện thu thập và lưu trữ tế bào gốc cho em bé, gia đình sẽ được tư vấn chuyên sâu về ứng dụng lưu trữ, thời gian lưu, quy trình… Ở bước này, gia đình sẽ được đặt và giải đáp chi tiết về các câu hỏi xung quanh dịch vụ lưu trữ.  

(Hình 7 - Nếu không lưu trữ, lượng tế bào gốc trong mô và dây rốn sẽ trở thành rác thải y tế)

(Hình 7 - Nếu không lưu trữ, lượng tế bào gốc trong mô và dây rốn sẽ trở thành rác thải y tế)

B2: Kiểm tra sức khoẻ

Trước tuần thứ 34 của thai kỳ, thai phụ sẽ phải thực hiện kiểm tra sức khỏe và các xét nghiệm liên quan. Nếu sức khoẻ của mẹ và bé ổn định, không mắc các bệnh nhiễm trùng, di truyền,... thì đủ điều kiện để thực hiện lưu trữ. 

B3: Ký hợp đồng lưu trữ tế bào gốc

Khách hàng sẽ ký hợp đồng sử dụng để xác nhận và nhân viên bệnh viện bắt đầu theo sát để sử dụng dịch vụ. 

B4: Thu thập tế bào gốc và lưu trữ

Máu dây rốn và mô dây rốn sẽ được kỹ thuật viên ngay sau khi bác sĩ cắt dây rốn cho bé. Lượng máu dây rốn sẽ được thu thập từ dây rốn và bánh nhau. Mô dây rốn sẽ được thu thập từ dây rốn của em bé. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ tiến hành xử lý loại bỏ các thành phần không cần thiết và chuyển về lưu trữ trong kho đông lạnh của Ngân hàng Mô. 

Tại sao nhiều cha mẹ chọn lưu trữ tế bào gốc dây rốn cho con?

Để chủ động bảo vệ sức khoẻ cho con, nhiều cha mẹ lựa chọn lưu trữ tế bào gốc cho con để:

Điều trị bệnh lý cho em bé trong suốt cuộc đời

Trên thực tế, nếu em bé có mắc các bệnh về huyết học thì giai đoạn 0 - 10 tuổi rất có khả năng sẽ phát hiện ra. Khi đó, nếu tế bào dây rốn đã được lưu trữ, khả năng em bé được chữa khỏi bệnh rất lớn với tốc độ nhanh và không gây đau đớn. Các phản ứng thải ghép do ghép tự thân cũng được hạn chế xuống mức thấp nhất.

Nếu em bé không mắc các bệnh lý về máu trong giai đoạn đầu đời thì đây cũng coi như tấm vé để bảo vệ sức khoẻ của em bé khỏi các bệnh về máu trong tương lai. Đồng thời, khi về già, nguồn tế bào gốc này cũng giúp em bé điều trị các bệnh liên quan đến khớp, tim mạch, phổi, tiểu đường,... 

Điều trị các bệnh lý cho những người thân trong gia đình 

Nếu xét nghiệm HLA có độ phù hợp từ 50% trở lên, đây cũng có thể là “nguồn thuốc” cứu sống anh chị em cùng huyết thống hoặc những người thân trong gia đình. Thay vì chờ đợi người hiến tặng có HLA phù hợp, bệnh tình ngày càng diễn biến xấu thì bác sĩ có thể tiến hành ghép tế bào gốc nửa hoà hợp để gia tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân. 

Lưu trữ tế bào gốc dây rốn tại Trung tâm tế bào gốc Bệnh viện đa khoa Phương Đông

Hiện nay, nhu cầu lưu trữ tế bào gốc dây rốn khá lớn bởi cha mẹ muốn dự phòng sức khỏe từ sớm cho con trẻ. Trong số ít các Trung tâm tế bào gốc tại Hà Nội, TT Tế bào gốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một địa điểm lưu trữ đáng cân nhắc. Bởi: 

  • Trung tâm thu thập và bảo quản lạnh cả 2 loại tế bào: Lưu trữ tế bào gốc từ máu dây rốn và Lưu trữ tế bào gốc từ mô dây rốn cho trẻ sơ sinh. 
  • Hỗ trợ lưu trữ tế bào gốc cho sản phụ cho sản phụ sinh trong và ngoài Khoa Phụ Sản Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
  • Quá trình lưu trữ diễn ra bằng hệ thống hoàn toàn tự động, đảm bảo nuôi cấy, sản xuất giúp xử lý, phân tích, đánh giá chuẩn xác chất lượng từng mẫu tế bào gốc.
  • Đội ngũ kỹ thuật viên, bác sĩ TT Tế bào gốc nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lưu trữ tế bào gốc. Dẫn đầu bởi PGS.TS.BS Nguyễn Trung Chính - GĐ BVĐK Phương Đông - Tổng Thư ký hội Y học tái tạo và trị liệu Việt Nam.
  • Trung tâm Tế bào gốc đạt chứng chỉ Ngân hàng Mô, sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại: Hệ thống tủ lạnh bảo quản hóa chất HYC-610, hệ thống tủ an toàn sinh học cấp II, hệ thống đếm tế bào dòng chảy Cytoflex, máy đo độ sáng phát hiện tế bào (phát hiện Mycoplasma) Lucetta 20 ...
  • Trung tâm thường xuyên tổ chức các chương trình ưu đãi, đảm bảo quyền lợi chi phí cho người bệnh.

(Hình 8 - Kỹ thuật viên xử lý tế bào gốc trong Trung tâm Tế bào gốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

(Hình 8 - Kỹ thuật viên xử lý tế bào gốc trong Trung tâm Tế bào gốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

Có thể nói, tế bào gốc dây rốn là nguồn tế bào vô cùng quý giá cho tương lai em bé cũng như phục vụ sức khỏe gia đình. Qua bài viết này, hy vọng cha mẹ đã nắm rõ các thông tin cơ bản về lưu trữ tế bào gốc dây rốn và chọn được địa chỉ lưu trữ phù hợp!

Để đặt lịch lưu trữ và tư vấn thêm, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

827

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Tiến sĩ

LÊ THỊ THANH HƯƠNG

Đơn nguyên hiếm muộn và nam học công nghệ cao Phương Đông

Tiến sĩ

LÊ THỊ THANH HƯƠNG

Đơn nguyên hiếm muộn và nam học công nghệ cao Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám