Tiểu đêm nhiều lần là gì? Nguyên nhân là gì? Nhận biết ra sao?

Ngọc Anh

28-08-2024

goole news
16

Đi tiểu là hoạt động đào thải các chất thừa, chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thông thường một người trưởng thành sẽ đi tiểu từ 4 - 8 lần, ban đêm ngủ liền 8 tiếng mà không cần đi tiểu. Bạn được coi là tiểu đêm nhiều lần nếu phải thức dậy nhiều hơn 2 lần để “giải quyết nỗi buồn”.

Tiểu đêm nhiều lần là gì? Đi tiểu ban đêm như thế nào là bình thường?

Tiểu đêm nhiều lần là tình trạng người bệnh phải thức dậy nhiều hơn 1 lần để đi tiểu. Trên thực tế, một người bình thường có thể ngủ 6 - 8 tiếng, không cần thức dậy giữa chừng để đi tiểu. Bởi bàng quang của người khoẻ mạnh có thể chứa khoảng 300 - 400ml nước tiểu. Theo lý thuyết, khi bàng quang đầy sẽ kích thích dẫn truyền lên não bộ để tạo ra phản xạ đi tiểu. Tuy nhiên, trong giấc ngủ, thần kinh sẽ ức chế không cho bàng quang co bóp tạo phản xạ đi tiểu để bảo đảm chất lượng giấc ngủ. 

Thần kinh sẽ hạn chế sự co bóp của cơ bàng quang vào ban đêm

Thần kinh sẽ hạn chế sự co bóp của cơ bàng quang vào ban đêm

Nếu bạn chỉ đi tiểu 1 lần trong đêm thì điều này hoàn toàn bình thường, không cần lo lắng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu bản thân xuất hiện các triệu chứng tiểu đêm nhiều lần. Bạn có thể tham khảo các triệu chứng tiểu đêm nhiều lần ở nam giới và triệu chứng tiểu đêm nhiều lần ở phụ nữ với các nét tương đồng như sau:

  • Số lần đi tiểu: >1 lần, một số bệnh nhân có thể đi tiểu lên đến 5 - 7 lần/ đêm
  • Cảm giác bất thường khi tiểu tiện: tiểu rát, tiểu buốt, nóng niệu đạo
  • Thường xuyên buồn tiểu, cảm thấy căng tức bàng quang. Nhưng khi đi ngoài thì lượng nước tiểu rất ít, tiểu không ít, thậm chí có thể tiểu ra mủ và tiểu ra máu

Tại sao lại đi tiểu đêm nhiều lần? Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bất thường tiểu tiện với biểu hiện đi tiểu đêm nhiều lần. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng này.

Mất cân bằng dịch

Mất cân bằng dịch là rối loạn do lượng nước bị mất khỏi cơ thể không bằng lượng nước được lấy vào. Hiện tượng này có thể khiến bệnh nhân có các biểu hiện đi tiểu bất thường, không chỉ tiểu đêm nhiều lần và tiểu nhiều lần vào cả ngày lẫn đêm.

Trường hợp 1: Người bệnh tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm, xảy ra nếu lượng nước tiểu tăng trên 40 ml/kg/ ngày. Khi đó, bệnh nhân có thể đã:

  • Uống quá nhiều nước hay rượu bia
  • Bị đái tháo đường
  • Tăng canxi máu
  • Mắc bệnh suy thận mạn

Trường hợp 2: Tiểu đêm nhiều là bất thường chính, được thiết lập nếu số lượng nước tiểu đêm nhiều hơn 35% tổng lượng nước tiểu trong 1 ngày. Nguyên nhân tiểu đêm nhiều xuất phát từ:

  • Uống nước, uống rượu bia quá nhiều vào buổi tối
  • Uống thuốc lợi tiểu gần giờ ngủ
  • Biến đổi tiết hormon chống lợi niệu
  • Ứ máu tĩnh mạch gây phù
  • Suy tim sung huyết gây tái phân bố dịch về đêm

Uống quá nhiều nước có thể khiến người bệnh đi tiểu đêm nhiều

Uống quá nhiều nước có thể khiến người bệnh đi tiểu đêm nhiều

Vấn đề thần kinh

Để đẩy nước tiểu ra ngoài, bàng quang của người trưởng thành phải đạt dung tích từ 300- 400 ml nước tiểu. Bàng quang đầy sẽ gửi tín hiệu đến các dây thần kinh của não, tuỷ sống đoạn S1 và S2, hệ thần kinh ngoại biên kiểm soát. 

Vì thế, nếu người bệnh bị chấn thương dây thần kinh hoặc đang điều trị các bệnh liên quan đến dây thần kinh tủy sống cũng có thể khiến người bệnh phải đi tiểu đêm liên tục.

Một số bệnh thần kinh dưới đây sẽ gây ra bệnh cảnh bí tiểu, tiểu không kiểm soát, tiểu nhiều lần, tiểu đêm nhiều:

  • Hội chứng chèn ép tuỷ sống
  • Xơ cứng rải rác từng đám
  • Parkinson

Các bệnh lý về thần kinh như Parkinson cũng khiến người bệnh đi tiểu nhiều vào ban đêm

Các bệnh lý về thần kinh như Parkinson cũng khiến người bệnh đi tiểu nhiều vào ban đêm

Ngoài ra, không thể loại trừ rối loạn giấc ngủ cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra tiểu nhiều lần về đêm. Theo các chuyên gia Thần kinh học, hội chứng ngưng thở khi ngủ là rối loạn đặc trưng của bệnh lý hô hấp liên quan đến giấc ngủ. Bệnh nhân sẽ ngừng thở đột ngột khi ngủ (trong khoảng >10s), sau đó tỉnh lại và hô hấp bình thường. Bệnh lý này sẽ làm tăng tần suất thức giấc trong đêm, số lần đi tiểu ban đêm và khiến người bệnh buồn ngủ quá mức vào ban ngày. 

Rối loạn đường tiểu dưới

Nếu bạn đã lớn tuổi thì có thể lý do khiến bạn phải đi tiểu đêm nhiều lần là chức năng cô đặc nước tiểu của cơ thể bạn đang bị suy yếu. Đồng thời, các bệnh phì đại tuyến tiền liệt, bệnh đường tiết niệu, bệnh nam khoa, phụ khoa cũng gây viêm nhiễm khiến bàng quang suy yếu, gia tăng số lần tiểu đêm.

Các nguyên nhân khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần trong nhóm rối loạn đường tiểu dưới là:

  • Bệnh niệu đạo gây tắc nghẽn dòng chảy từ bàng quang
  • Bàng quang hoạt động quá mức
  • Quá nhạy cảm do bệnh lý hoặc đang mang thai
  • Viêm bàng quang mô kẽ
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt

Đây là nguyên nhân bệnh lý rất thường gặp khiến cả nam và nữ phải đi tiểu nhiều lần. Bệnh ảnh hưởng tới 50% nam giới trong độ tuổi 51 - 60 tuổi. Đặc biệt với người cao tuổi, tỷ lệ bệnh nhân mắc tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt có thể lên đến 90%.

Tuyến tiền liệt tăng sinh bất thường khiến tần suất tiểu tiện của bệnh nhân thay đổi

Tuyến tiền liệt tăng sinh bất thường khiến tần suất tiểu tiện của bệnh nhân thay đổi

Các bác sĩ Tiết niệu cho biết, khi tuyến tiền liệt tăng sinh quá mức sẽ gây phì đại xung quanh niệu đạo và tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu. Đồng thời, thành bàng quang dày hơn bình thường cũng gặp trở ngại khi làm trống nước tiểu.  Để cải thiện tình trạng này, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp.

Tác dụng phụ của các loại thuốc

Nếu bạn đang sử dụng thuốc thì tiểu đêm nhiều lần có thể là tác dụng phụ của một trong số chúng. Các loại thuốc điều trị huyết áp, điều trị bệnh dây thần kinh ngoại biên ở bàn chân và mắt cá cũng có thể gây ra chứng đa niệu về đêm. Một số loại thuốc lợi tiểu về đêm bao gồm Furosemide, Demeclocycline, Methoxyflurane, Lithium, Propoxyphene, Phenytoin,...

Tiểu đêm nhiều lần có nguy hiểm không?

Hội chứng này không gây nguy hiểm tức thì nhưng nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các ảnh hưởng của triệu chứng này gây ra có thể khiến người bệnh bị:

  • Mất ngủ, mệt mỏi: Liên tục phải thức dậy nhiều lần trong đêm khiến giấc ngủ người bệnh bị gián đoạn. Hệ quả là đến khi không buồn tiểu nữa thì nhiều người lại mất giấc, khó vào giấc khiến họ bị thiếu ngủ, mệt mỏi vào ban ngày.
  • Ảnh hưởng đến thần kinh: Ngủ không đủ giấc khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng về lâu dài, bạn sẽ có xu hướng nhớ trước quên sau, khó tập trung,.... hơn
  • Rối loạn chức năng tình dục: Tiểu đêm gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng thận. Khi đó, thận có thể sẽ điều tiết hormone sinh dục nam không hiệu quả khiến ham muốn của nam giới bị suy giảm, tốc độ lưu thông máu thấp khiến dương vật khó cương cứng, xuất tinh sớm, rối loạn cương,...
  • Tổn thương lâu dài với hiệu quả nghiêm trọng: Biểu hiện tiểu đêm thường liên quan đến bệnh thận, đái tháo đường, bệnh tuyến tiền liệt,... nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Liên tục phải thức đêm để đi tiểu có thể khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ

Liên tục phải thức đêm để đi tiểu có thể khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ

Ai dễ bị tiểu đêm nhiều lần?

Bất cứ ai cũng có thể gặp phải vấn đề về đường tiết niệu này. Nhưng không thể kể đến, các đối tượng sau đây dễ phải thức dậy để đi tiểu nhiều lần hơn:

  • Nam giới từ 40 tuổi trở lên. Đặc biệt có tới 63% nam giới trên 50 tuổi đi tiểu nhiều hơn 2 lần mỗi đêm
  • Phụ nữ có thai
  • Người bệnh đang điều trị nội khoa, sử dụng các loại thuốc có thành phần lợi tiểu
  • Người có bệnh thận: suy thận, sỏi thận, có dị vật đường tiết niệu,...
  • Uống nhiều nước, cafe, rượu, đồ uống có chất kích thích vào buổi tối trước khi đi ngủ….

Làm thế nào để chẩn đoán hội chứng tiểu đêm nhiều lần?

Cách nhanh chóng và chính xác nhất là bạn phải được chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa. Bạn nên đến các Bệnh viện uy tín để thăm khám và được thực hiện các chỉ định để xem xét chuyên sâu về tình trạng tiểu đêm nhiều như sau:

  • Thăm khám lâm sàng: Bạn nên chuẩn bị trước các thông tin liên quan đến triệu chứng bất thường, tần suất đi tiểu, tiền sử bệnh lý, đặc điểm nước tiểu, các loại thuốc đang dùng,... để bước đầu quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra đường huyết, chức năng thận,...
  • Phân tích nước tiểu để loại bỏ các nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm cầu thận,...
  • Cấy nước tiểu hỗ trợ xác định rõ loại vi khuẩn trong nước tiểu nếu bác sĩ phát hiện có vi khuẩn đường tiết niệu
  • Chẩn đoán hình ảnh với mục đích xác định nguyên nhân tiểu đêm nhiều lần
  • Nội soi bàng quang ….

Các cách điều trị tiểu đêm nhiều lần

Phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát, các bác sĩ sẽ đề xuất cho bệnh nhân hướng điều trị phù hợp. Nếu nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc thì bệnh nhân có thể ưu tiên uống thuốc vào buổi sáng. Nếu lý do đến từ các bệnh lý liên quan thì bạn phải được điều trị bệnh và giảm nhẹ triệu chứng tiểu đêm nhiều lần ngay lập tức. 

Thăm khám kịp thời là vô cùng cần thiết để điều trị chứng tiểu đêm nhiều lần

Thăm khám kịp thời là vô cùng cần thiết để điều trị chứng tiểu đêm nhiều lần

Cách phòng ngừa tiểu đêm nhiều lần

Chế độ ăn uống

  • Không uống nước trước 2h đi ngủ
  • Không sử dụng các thức uống lợi tiểu vào buổi tối như rượu bia, cafe, trà
  • Hạn chế ăn mặn và các loại trái cây nhiều nước như bưởi, dưa hấu, cam,... 

Thói quen ngủ

  • Duy trì đi tiểu trước khi ngủ, có thể kê cao chân khi đi ngủ
  • Thư giãn tinh thần thoải mái trước khi ngủ
  • Nếu có người thân cao tuổi trong gia đình thì nên chuẩn bị lối đi thuận tiện từ giường đến nhà vệ sinh để tránh té ngã

Đồng thời, bạn cũng nên thay đổi và duy trì các thói quen sống lành mạnh như:

  • Tập thể dục đều đặn
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
  • Duy trì uống đủ 1,5 - 2 lít nước/ ngày
  • Cân bằng công việc và cuộc sống, dành thời gian thư giãn, tránh để bản thân căng thẳng, stress quá mức….

Câu hỏi liên quan

Bị tiểu đêm nhiều khi mang thai có sao không?

Tiểu đêm nhiều lần là hiện tượng mà bất cứ mẹ bầu nào sẽ gặp trong thai kỳ. Nguyên nhân là trong giai đoạn đầu, hormone trong cơ thể của người phụ nữ thay đổi kéo theo sự gia tăng về lưu lượng máu lẫn chất lỏng nên thận cần tăng năng suất hoạt động để tống chất thải ra ngoài cơ thể. 

Mặt khác, cùng với sự phát triển của thai nhi, tử cung lớn dần, chèn ép lên các cơ quan xung quanh như bàng quang. Chất lỏng khi mang thai vẫn tiết ra nhiều, thận hoạt động năng suất cũng khiến mẹ bầu có cảm giác buồn tiểu thường xuyên cả đêm lẫn ngày. 

Tất nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan nếu đi tiểu nhiều lần (>3 lần) kèm theo các biểu hiện bất thường. Bởi hiện tượng này có thể liên quan đến các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng bàng quang, chấn thương vùng chậu,...

Bà bầu không nên chủ quan khi đi tiểu nhiều ban đêm 

Bà bầu không nên chủ quan khi đi tiểu nhiều ban đêm 

Đi tiểu đêm nhiều lần uống thuốc gì? Có các loại thuốc chữa tiểu đêm nhiều lần nào?

Căn cứ theo các triệu chứng, diễn biến bệnh và tình trạng cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn cho bệnh nhân. Bạn không nên tự ý mua thuốc tại các nhà thuốc mà chưa trải qua thăm khám chuyên sâu. 

Các loại thuốc chữa tiểu đêm nhiều lần thường được các bác sĩ kê cho bệnh nhân bao gồm:

  • Nhóm thuốc Desmopressin
  • Nhóm thuốc kháng Cholinergic
  • Thuốc lợi tiểu Furosemid
  • Thuốc chẹn Alpha 1
  • Nhóm thuốc kháng Androgen
  • Nhóm thuốc Antimuscarinic

Nếu bị bệnh đau thắt lưng và tiểu đêm nhiều lần thì sao?

Theo các chuyên gia Tiết niệu, nếu bạn đang bị đi tiểu đêm nhiều lần kèm theo đau thắt lưng thì rất có thể đây là biểu hiện của chức năng thận suy giảm. 

Các cơn đau mỏi ngang vùng thắt lưng thường âm ủ, tê nhức và có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc lâu hơn khiến bệnh nhân luôn mệt mỏi, khó chịu. Các triệu chứng kèm theo có thể là tiểu đêm nhiều lần hoặc tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm. Khi đó, bạn nên đến ngay các Bệnh viện uy tín để được điều trị kịp thời.

Tiểu đêm nhiều có phải có thai không?

Một trong các dấu hiệu nhận biết mang bầu là người phụ nữ thường xuyên đi tiểu vào bên trong. Nguyên nhân là do nội tiết tố như hormone hCG cùng sự phát triển của tử cung gây áp lực lên bàng quang. Do đó, người phụ nữ có thể có xu hướng tiểu đêm nhiều lần hơn.

Khám Ngoại tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được nhiều bệnh nhân lựa chọn là nơi khám bệnh, điều trị và theo dõi các bệnh liên quan đến đường tiết niệu tại Hà Nội. Không chỉ điều trị thành công cho các ca bệnh thông thường, các bác sĩ của Bệnh viện đã mang lại niềm vui cho bệnh nhân và gia đình ngay cả trong những ca khó. 

Anh Nguyễn Viết Quang - Bố của bệnh nhi (SN 2022, Hà Nội) cho biết: “Từ ngày điều trị đến nay thì đã được 2 tuần rồi. Khi về nhà trộm vía là bé cũng ăn được nhiều hơn, chơi cũng ngoan nên gia đình rất là mừng. Gia đình cũng rất cảm ơn các bác sĩ của BVĐK PĐ vì đã tận tình chăm sóc và chữa cho cháu vì trường hợp của cháu còn khá lá nhỏ”.

Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tán sỏi niệu quản cho bệnh nhân

Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tán sỏi niệu quản cho bệnh nhân

Được biết, trường hợp này đã được VTV1 đưa tin là trường hợp bệnh nhi nhỏ tuổi nhất Việt Nam nhưng đã mắc sỏi niệu quản với kích thước lớn. Đây là trường hợp vô cùng hiếm gặp. Để giải quyết được viên sỏi 4mm - kích thước được cho là rất lớn với độ tuổi và cấu trúc cơ thể của bệnh nhân 17 tháng tuổi nên không thể dùng thuốc, các bác sĩ của Bệnh viện đã tiến hành nội soi tán ngược dòng bằng laser cho bé. 

Chỉ trong vòng chưa đầy nửa giờ đồng hồ bằng phương pháp này, ca phẫu thuật đã thành công tán sỏi ra ngoài cơ thể, không xâm lấn, không đau đớn, không để lại sẹo và phục hồi rất nhanh chóng!

Có thể nói, tiểu đêm nhiều lần tuy chỉ là triệu chứng nhỏ nhưng có thể cảnh báo những bệnh lý phức tạp. Chính vì vậy, bất cứ khi nào cảm thấy cơ thể mình đang ra những tín hiệu bất thường, bạn nên đến các Bệnh viện uy tín để được kiểm tra, chẩn đoán và theo dõi sức khoẻ kịp thời và hiệu quả!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
44

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám