Bệnh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng cơ thể mẹ bầu không thể sản xuất đủ một loại hormone gọi là insulin trong thai kỳ. Điều này dẫn tới tăng mức độ glucose trong máu đi qua nhau thai và tuyến tụy của thai nhi cố gắng sản xuất nhiều insulin hơn để chống lại điều này.
Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ và lượng đường dư thừa được lưu trữ dưới dạng chất béo trong cơ thể trẻ, khiến trẻ tăng nhanh về kích thước và trọng lượng. Từ đó làm tăng nguy cơ sinh non và dư thừa nước ối có thể khiến quá trình vượt cạn không diễn ra suôn sẻ.
Tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện từ tuần 24-28 thông qua nghiệm pháp dung nạp đường uống
Đối với thai nhi, tiểu đường thai kỳ ở mẹ có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường ở bé sau này. Ở một số trường hợp hiếm, tiểu đường thai kỳ có thể dẫn tới thai chết lưu.
Đối với người mẹ, thai to làm tăng khả năng phải sinh mổ, dẫn tới nhiều rủi ro hơn. Mẹ và bé cũng cần theo dõi đặc biệt trong thai kỳ để đề phòng các biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra.
Vì vậy, việc giảm lượng đường trong máu xuống là vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe của bạn và đứa con thân yêu của mình. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần giảm lượng đường trong máu chính là tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh.
Bên cạnh thực đơn hợp lý được tư vấn bởi bác sĩ, chị em cần quan tâm đến tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì, việc lựa chọn những trái cây cho người tiểu đường thai kỳ có chỉ số đường huyết thấp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì?
Mẹ bầu thường lo lắng tiểu đường thai kỳ ăn trái cây gì để tốt cho thai nhi. Dưới đây là những loại trái cây mẹ bầu có thể tham khảo và cho vào thực đơn hàng ngày để có thai kỳ thật khỏe mạnh nhé.
Tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?
Tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì?
Chuối là một loại quả chứa nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nhưng chuối chín lại có hàm lượng đường cao nên mẹ bầu bị tiểu đường lại có những nghi ngại rằng tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không? Ăn như nào mới tốt cho sức khỏe thai phụ? Để trả lời những câu hỏi đó, mẹ bầu cần biết trong 1 quả chuối có:
- Vitamin B6: giúp cải thiện cảm xúc, tình thần cho mẹ bầu.
- Vitamin C: giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cả mẹ và bé yêu trong bụng.
- Kali: giúp điều hòa huyết áp, chống chuột rút, ngăn ngừa đột quỵ, giảm thiểu tình trạng phù nề.
- Vitamin A: hỗ trợ phòng chống ung thư, ngăn ngừa tình trạng béo phì.
- Sắt: giúp cơ thể sản sinh ra các hemoglobin có tác dụng tăng cường huyết cầu trong máu từ đó giúp giảm hiện tượng thiếu máu khi sinh nở.
- Chất xơ: rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa được tình trạng táo bón, nhuận tràng.
- Tumor Necrosis Factor (TNF): là chất giúp làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể con người, có trong chuối chín.
Có thể thấy hàm lượng dinh dưỡng trong chuối rất có ích cho cơ thể của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, chuối chín lại chứa hàm lượng đường cao, tất cả tinh bột đều chuyển hóa thành đường đơn khiến cho người bệnh tiểu đường thai kỳ càng nghiêm trọng hơn. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo thai phụ bị tiểu đường không nên sử dụng chuối chín.
Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?
Tiểu đường thai kỳ ăn trái cây gì? Người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn khoai lang.
Do có vị ngọt tự nhiên nên có rất nhiều mẹ thắc mắc tiểu đường thai kỳ có nên ăn khoai lang? Câu trả lời là có, khoai lang hoàn toàn an toàn đối với thai phụ bị tiểu đường. Thành phần trong khoai lang vừa giúp chống tăng huyết áp, vừa giúp cân bằng hàm lượng insulin trong cơ thể mẹ bầu và giảm lượng đường huyết trong máu.
Mặc khác, ăn khoai lang còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị tiểu đường bởi khoai lang rất giàu chất xơ, giúp loại bỏ các chất tích tụ trong dạ dày, đồng thời kích thích dạ dày sản xuất dịch vị, cải thiện chức năng tiêu hóa.
Khoai lang còn giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng thông qua cải thiện khả năng chuyển hóa của cơ thể nhờ tác dụng của các loại khoáng chất, protein, vitamin cũng như các carbohydrates có trong loại củ này.
Sau khi tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có nên ăn khoai lang không, mẹ bầu cũng đừng bỏ qua việc ăn khoai lang bao nhiêu là đủ cũng như cách ăn khoai lang an toàn, cụ thể:
- Nên chế biến khoai lang bằng cách hấp hoặc nướng, không nên dùng dầu mỡ chiên khoai.
- Mẹ bầu không ăn khoai lang chung với các rau củ muối như củ cải muối, su hào muối, dưa muối vì các đồ muối chua và các loại protein sẽ tạo thành axit không tốt cho dạ dày.
- Khi mang thai tuyệt đối không ăn khoai lang mọc mầm và khoai lang sống do các chất sinh ra khi khoai mọc mầm và lớp màng tinh bột ở khoai sống đều không tốt cho thai phụ.
- Mẹ bầu chỉ nên ăn 1 củ khoai lang trong ngày, không quá 250gr vì ăn nhiều sẽ khiến dư thừa vitamin A, gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi.
- Mẹ bầu nên kết hợp ăn khoai lang với các loại thực phẩm khác để cung cấp thêm sắt, DHA, omega 3…
- Một số loại khoai lang tốt cho tiểu đường thai kỳ như khoai lang vàng, khoai lang ruột cam, khoai lang tím.
Tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không?
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn dứa ở mức độ vừa phải
Dứa là một loại quả rất tốt cho sức khỏe của người già, trẻ nhỏ và cả phụ nữ mang thai. Một số công dụng của dứa đối với sức khỏe mẹ bầu có thể kể đến như:
- Tăng sức đề kháng, giúp an thần
- Chống rối loạn tiêu hóa, giúp thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, chống xơ cứng động mạch, sỏi thận, chữa viêm khớp…
- Giảm cholesterol trong máu, kiểm soát tốt cân nặng của mẹ bầu
- Ăn dứa trước khi sinh cũng rất tốt cho thai phụ.
Vậy tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không là điều được không ít bà bầu quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thành phần của dứa có chứa nhiều đường saccharose và glucose nên nếu mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường huyết, không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải ai bị tiểu đường cũng không được ăn dứa bởi nếu thiếu đi đường saccharose và glucose sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi, suy yếu.
Mẹ bầu bị tiểu đường vẫn có thể ăn dứa nhưng chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải, khoảng ½ trái dứa trong ngày, đồng thời kết hợp với chế độ dinh dưỡng sinh hoạt lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh và đảm bảo lượng đường không vượt quá mức quy định. Ngoài ra, người mắc tiểu đường thai kỳ không nên dùng nước ép dứa bởi thức uống này còn chứa hàm lượng đường cao hơn so với việc dùng dứa trực tiếp. Từ đó làm lượng đường trong máu tăng cao, gây hại cho sức khỏe.
Bệnh tiểu đường uống nước cam được không?
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không được uống nước cam quá nhiều
Cam là một trong những loại hoa quả giàu dưỡng chất cho mẹ, giúp ngăn ngừa táo bón, hấp thụ sắt, cung cấp canxi hiệu quả. Ngoài ra, trong cam còn chứa thành phần axit folate và folic sẽ hạn chế được tình trạng khuyết tật ở ống tai cho thai nhi.
Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên mẹ bầu nên ăn cam hàng ngày, do đó, người bệnh tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể bổ sung cam vào thực đơn ăn uống của mình.
Đối với nước cam, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không được uống quá nhiều, chỉ nên uống nước cam nguyên chất với liều lượng nhất định, tuyệt đối không pha thêm đường vào nước cam. Bác sĩ cũng không khuyến khích mẹ bầu uống các loại nước cam đóng hộp vì chúng không tốt cho sức khỏe.
Một số lưu ý cho người bị tiểu đường thai kỳ khi dùng nước cam là:
- Mẹ bầu không nên dùng nước cam sau khi ăn sáng vì khiến tức bụng, khó chịu
- Không nên uống nước cam vào buổi tối sẽ khiến mẹ bầu dễ bị mất ngủ
- Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ kèm theo bị tá tràng, viêm dạ dày thì nên hạn chế uống nước cam
- Nếu người bệnh tiểu đường thai kỳ bị tiêu chảy, uống nước cam sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
- Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ chỉ nên uống nước cam sau ăn khoảng từ 1 - 2 tiếng. Đặc biệt các mẹ không được để bụng quá đói hay ăn quá no trước khi uống nước cam.
Tiểu đường ăn dâu tây được không?
Dâu tây có chỉ số đường huyết khá thấp nên được nhiều người tiểu đường thai kỳ yêu thích
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dâu tây đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Trong dâu tây có chứa rất nhiều axit folic giúp bà bầu hạn chế nguy cơ sinh non và giúp bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ mắc phải các dị tật bẩm sinh.
Không chỉ vậy, chỉ số đường huyết của dâu tây chỉ có 41, khá thấp nên dâu tây trở thành một loại trái cây nhiều người tiểu đường thai kỳ yêu thích. Ngoài ra, dâu tây còn rất giàu vitamin B9, chất chống oxy hóa và chứa hàm lượng vitamin C nhiều hơn cả cam, nên ăn gì khi bị tiểu đường thai kỳ thì đừng bỏ qua dâu tây các mẹ nhé.
Tiểu đường thai kỳ ăn cherry được không?
Tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì thì mẹ đừng bỏ qua quả cherry nhé!
Trong số các loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp thì không thể không nhắc đến cherry. Cherry có chỉ số đường huyết khoảng 22 vì vậy đây chắc chắn là đáp án cho câu hỏi “tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì” cho các mẹ bầu. Người bị tiểu đường thai kỳ có thể thoải mái ăn mà không lo sức khỏe của mình hay thai nhi bị ảnh hưởng.
Không chỉ vậy, ăn cherry mỗi ngày còn đem lại nhiều lợi ích khác tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai như:
- Hỗ trợ giảm cân với mẹ bầu thừa cân
- Giảm huyết áp đối với thai phụ bị huyết áp cao
- Giảm tình trạng sưng viêm, đau khớp, giảm đau đầu
- Ngăn ngừa tiền sản giật
- Tăng cường sức đề kháng và chức năng miễn dịch
- Giúp bà bầu dễ ngủ, ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn
- Giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và làm giảm, điều hòa lượng cholesterol trong máu
Tiểu đường thai kỳ có được ăn nho không?
Nho có chứa lượng đường khá cao nên mẹ bầu cần hạn chế ăn
Nho là một trong những loại trái cây có khá nhiều thành phần tốt cho hệ tim mạch, bổ thận, bổ gan, lợi tiểu, chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể, thông khí huyết. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại chỉ ra rằng lượng đường glucose trong nho khá nhiều với chỉ số đường huyết là 53 và hàm lượng đường trong 100g nho dao động từ 3,67 - 7,2g. Đây cũng chính là lý do nho lại có vị ngọt tự nhiên khiến chúng trở thành loại trái cây được cả người lớn và trẻ con đều ưa thích.
Tuy nhiên, đối với trường hợp bầu tiểu đường ăn trái cây gì và có được ăn nho không thì các chuyên gia khuyên bà bầu thèm ăn nho nên giảm dần lượng tiêu thụ loại quả này, ăn sau bữa ăn chính và ăn ít hơn 1 lần một tuần. Đồng thời thay thế ăn kèm các loại hoa quả ít đường như táo, bưởi, thanh long…. để giảm cảm giác bị thèm nho.
Vì vậy nếu vẫn còn thắc mắc tiểu đường thai kỳ có được ăn nho không thì vẫn được nhưng kiến nghị là hạn chế dùng vì nho có chứa lượng đường khá cao, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nếu vẫn còn thắc mắc, mẹ bầu hãy gọi qua hotline 1900 1806 của Bệnh viện đa khoa Phương Đông để được tư vấn trực tiếp trong thời gian sớm nhất nhé.
Tiểu đường thai kỳ ăn quả roi được không?
Trái cây cho người tiểu đường thai kỳ không thể không có quả roi
Quả roi hay còn được gọi là quả mận trong miền Nam là một trong những loại quả phổ biến tại Việt Nam. Quả roi rất giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Trong thành phần của quả roi có chứa: chất béo, protein, nước, chất xơ, carbohydrate, sắt, kẽm, magie… tất cả những dưỡng chất này đều cần thiết cho mẹ bầu và bé yêu. Đặc biệt, vitamin C và vitamin A có trong quả roi là nguồn dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và giúp mẹ nhanh hồi phục sau khi sinh đẻ.
Không chỉ vậy, hàm lượng chất xơ có trong quả roi rất cao, có tác dụng trong việc đào thải chất béo và lượng đường dư thừa ra khỏi đường tiêu hóa qua bài tiết, giúp mẹ bầu tránh được nguy cơ tiểu đường thai kỳ, tim mạch...
Đồng thời chất Jambo Sine (một loại Alkaloid) có trong quả roi giúp ngăn chặn việc tinh bột chuyển hóa thành đường trong cơ thể, do đó trái cây cho người tiểu đường thai kỳ không thể không có quả roi.
Tuy nhiên, để đảm bảo có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, bà bầu thích ăn roi cần chú ý một số điều sau:
- Thân, hạt và lá của một số loại roi có chứa chất chất độc nguy hiểm, đặc biệt là xyanua. Do đó, khi ăn roi mẹ bầu cần ngâm muối, rửa sạch sẽ và chỉ được ăn phần quả, tuyệt đối không đụng tới phần hạt.
- Tuy rằng quả roi có nhiều tác dụng tốt nhưng thai phụ cũng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn 2 - 3 quả/ngày vì ăn quá nhiều quả roi có thể gây ngứa ngáy, viêm cổ họng khiến mẹ bị ho. Đồng thời trong quả roi có nhiều axit nên ăn nhiều có thể gây hại cho dạ dày.
Tiểu đường thai kỳ có nên ăn quả táo?
Tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì? Mẹ bầu nên ăn 1 quả táo mỗi ngày.
“Mỗi ngày ăn 1 quả táo, bác sĩ không tới nhà”. Bạn đã từng nghe câu này chưa? Câu này tuy cũ nhưng rất đúng. Táo có chỉ số đường huyết là 36, đây là chỉ số đường huyết thấp và an toàn cho phụ nữ tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, trong táo còn chứa lượng lớn chất xơ, giúp mẹ bầu đi tiêu dễ dàng, và táo còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể tốt hơn bằng cách thúc đẩy phản ứng miễn dịch.
Bên cạnh đó, táo còn làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ phát triển ung thư và các biến chứng tim mạch. Do vậy, mẹ có thể bổ sung thêm táo vào chế độ ăn uống hàng ngày nhé.
Tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?
Ổi có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để trả lời câu hỏi tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì, thì ổi chính là một trong những loại quả mẹ bầu nên ăn, trong ổi có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. Các thành phần có trong quả ổi mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ như giúp giảm khả năng tăng cholesterol, ổn định lượng đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng…
Tuy nhiên khi ăn nhiều ổi, chất tanin có trong vỏ ổi lại không tốt cho hệ tiêu hóa, có thể gây ra cảm giác chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu khiến mẹ bầu chán ăn và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên ăn ổi với một lượng vừa phải.
Bên cạnh đó, có rất nhiều mẹ bầu thích uống nước ép ổi bởi có thể ăn uống dễ hơn mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng đây lại là điều hết sức sai lầm, bởi một quả ổi chứa chỉ số đường huyết cao khi làm nước ép sẽ hấp thụ trực tiếp các chất này vào cơ thể, gây tác dụng ngược với người tiểu đường thai kỳ. Nếu uống nước ép ổi thường xuyên sẽ khiến tăng đường huyết quá nhanh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bị bệnh tiểu đường thai kỳ khi ăn ổi cần lưu ý những điều sau:
- Mẹ bầu nên gọt vỏ ổi trước khi ăn.
- Mẹ bầu không nên uống nước ép từ ổi.
- Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn quá nhiều ổi, chỉ nên ăn khoảng 140gr ổi, chi nhỏ thành 2 lần ăn vào các bữa ăn nhẹ.
- Mẹ bầu nên lựa chọn những quả ổi chín, không dùng ổi non hoặc còn xanh và cần rửa sạch, ngâm nước muối loãng trước khi sử dụng.
Bơ là loại quả rất tốt cho những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, rất khó để đưa ra chính xác hàm lượng dinh dưỡng các loại có trong một quả bơ bởi điều này còn phụ thuộc vào độ chín, kích thước, loại bơ và vùng trồng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng một trái bơ có lượng carbohydrate và đường thấp hơn hàm lượng chứa trong một quả chuối hay một quả táo. Vì thế, người bệnh tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể tiêu thụ quả bơ mà không sợ bị tăng đường huyết.
Không chỉ vậy, trong quả bơ còn chứa lượng chất xơ lớn giúp cải thiện khả năng tiêu hóa dạ dày, làm chậm quá trình chuyển hóa carbohydrate và giúp kiểm soát hiệu quả mức đường huyết của những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, việc ăn quả bơ thường xuyên khi bị tiểu đường thai kỳ cũng giúp mẹ bầu hấp thụ được các chất béo lành mạnh vào cơ thể, đồng thời loại bỏ được các cholesterol xấu, từ đó làm giảm các nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Mặc dù trái bơ được xếp vào trong danh sách “tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì” nhưng các chuyên gia vẫn khuyên mẹ bầu nên tiêu thụ bơ đúng cách và điều độ:
- Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn quả bơ mỗi ngày nhưng cần ăn với một lượng vừa phải, chỉ nên tiêu thụ khoảng ⅕ trái bơ vào mỗi ngày, tương đương với 50 calo.
- Mẹ bầu nên lựa chọn các trái bơ có màu xanh sẫm hoặc nâu, khi nắn cảm thấy hơi mềm tức đó là quả bơ chín. Nếu quả bơ còn cứng, mẹ nên để bơ tự chín trong khoảng vài ngày rồi mới nên ăn.
Một số lưu ý mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần biết khi ăn hoa quả
Tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì, nhiều mẹ có quan niệm loại bỏ hết các trái cây ngọt ra khỏi thực đơn nhưng điều này vô cùng sai lầm. Các chuyên gia cho biết, người bị tiểu đường không quan trọng hoa quả ngọt nhiều hay ngọt ít mà là trái cây đó có chỉ số đường huyết như thế nào.
Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là mẹ bầu chỉ nên cung cấp khoảng 150 - 200g trái cây chín, quả ngọt trong một ngày để cơ thể không bị thiếu chất, đồng thời lượng đường nạp vào cơ thể cũng ở mức vừa phải. Nếu mẹ bầu thèm ăn các loại trái cây có vị ngọt thì hãy ăn ít hơn thông thường và ăn sau bữa chính.
Nước ép hay sinh tố hoa quả không tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ăn hoa quả tươi, không nên ăn hoa quả sấy khô và ăn trái cây nguyên miếng sẽ tốt hơn là ép nước hay xay sinh tố. Bởi trong nước ép hoặc sinh tố hoa quả, nhiều chất xơ bị loại bỏ nên lượng đường sẽ cao hơn, nhanh hấp thụ vào máu hơn.
Những loại hoa quả mẹ bầu không nên ăn?
Ngoài thắc mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì, chị em còn quan tâm rất nhiều đến vấn đề những loại quả nào không nên ăn để có một thai kỳ khỏe mạnh. Dưới đây là những loại quả mẹ bầu không nên ăn nhé.
Quả đào
Quả đào chứa hàm lượng đường và axit cao, có thể gây nhiệt miệng và các vấn đề liên quan đến đường huyết cho mẹ bầu. Ngoài ra, trong một số trường hợp, hàm lượng folate cao trong quả đào có thể làm tăng axit folic trong cơ thể mẹ, góp phần vào các triệu chứng như chuột rút, phản ứng dị ứng da và buồn nôn.
Quả đào có hàm lượng đường và axit cao, có thể gây nhiệt miệng và vấn đề đường huyết cho mẹ bầu.
Quả thị
Quả thị là một trong những loại trái cây không nên ăn khi mang thai vì chứa hàm lượng cao tanin - một hợp chất có trong trà đặc và cà phê.
Hợp chất này khi đi vào cơ thể có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt và kẽm, góp phần làm cho bà bầu dễ bị thiếu máu và suy dinh dưỡng trong thời kỳ thai nghén.
Quả nho
Trong các loại trái cây không nên ăn nhiều khi mang thai, nho có hàm lượng đường tương đối cao. Việc tiêu thụ nho quá mức có thể khiến mẹ bầu dễ thừa cân, gây béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong thai kỳ.
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh chứa nhiều hàm lượng lớn mủ và enzyme papain. Theo nghiên cứu thì đây là nguyên nhân lớn có tác dụng co thắt tử cung. Dẫn đến mẹ bầu có thể chuyển dạ sớm hoặc sinh non.
Mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh.
Quả vải
Quả vải chứa nhiều đường và có tính "nóng". Do đó, khi bà bầu tiêu thụ quá nhiều vải trong trường hợp cơ thể nóng, có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng,... Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe cho thai nhi như suy dinh dưỡng.
Quả me
Me chứa axit oxalic, một hợp chất tự nhiên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Khi hấp thụ quá mức, axit oxalic có thể ngăn cản quá trình hấp thụ canxi và các khoáng chất khác trong cơ thể, gây ra tình trạng thiếu dưỡng chất cho mẹ và thai nhi trong thai kỳ.
Hồng giòn
Chất tanin có trong quả hồng giòn có khả năng làm giảm quá trình hấp thu sắt và kẽm trong cơ thể, đồng thời có thể hạn chế việc vận chuyển axit folic tới thai nhi.
Mẹ bầu có nên ăn quả hồng giòn không?
Táo mèo
Quả táo mèo khi đi vào cơ thể mẹ bầu có thể kích thích và thúc đẩy tử cung co bóp. Hiện tượng này có thể dẫn đến nguy cơ chuyển dạ sớm, sinh non, thậm chí sảy thai không mong muốn.
Mẹ bầu không nên ăn nhiều nhãn
Nhãn có hàm lượng đường tương đối cao (15g đường/100g nhãn), có thể khiến lượng glucose trong máu tăng đột ngột, gây cảm giác nóng bức và khó chịu cho bà bầu.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp chị em bị tiểu đường thai kỳ nên và không nên ăn trái cây gì? Ngoài ra, với thắc mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì, mẹ bầu cũng có thể bổ sung thêm bưởi đỏ, đu đủ, đào, việt quất, sầu riêng… để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như bé yêu trong bụng. Chúc mẹ sẽ có một thai kỳ thật sự khỏe mạnh và hạnh phúc. Nếu vẫn còn thắc mắc, mẹ bầu hãy gọi qua hotline 1900 1806 để được tư vấn trực tiếp.
Ngoài ra, với thắc mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì, mẹ bầu cũng có thể bổ sung thêm bưởi đỏ, đu đủ, đào, việt quất… tránh ăn mít, vải, nhãn, sầu riêng… để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như bé yêu trong bụng. Chúc mẹ sẽ có một thai kỳ thật sự khỏe mạnh và hạnh phúc. Nếu vẫn còn thắc mắc, mẹ bầu hãy gọi qua hotline 1900 1806 để được tư vấn trực tiếp.