Tinh trùng ít: Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị

Thao Tran

26-04-2023

goole news
16

Tỷ lệ vô sinh nam hiện nay ngày càng tăng cao, trong đó ít tinh trùng là một trong nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Vậy nguyên nhân nào khiến tinh trùng ít? Tinh trùng ít có chữa được không? Bài viết dưới đây của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc, lo lắng này.

Tinh trùng ít là gì? Ít tinh trùng có con được không?

Tinh trùng ít là tình trạng số lượng tinh trùng có trong tinh dịch của nam giới thấp hơn so với mức bình thường. Thông thường, trong 1 ml tinh dịch sẽ có khoảng 20 triệu đến 200 triệu tinh trùng. Nên nếu một người đàn ông có ít hơn 15 triệu tinh trùng/ml tinh dịch thì rất có thể anh ta bị tinh trùng ít. Tuy nhiên, chỉ số này có thể thay đổi theo độ tuổi và tình hình sức khỏe.

Tinh trùng ítHình ảnh tinh trùng ít và loãng

Rất nhiều nam giới lo lắng rằng tinh trùng ít có thai không? Theo các chuyên gia, những trường hợp mật độ tinh trùng ít vẫn có khả năng có con nhưng sẽ thấp hơn những người có mật độ tinh trùng và chất lượng tinh trùng tốt. Vì chỉ cần một tinh trùng khỏe mạnh cũng có thể thụ tinh và khả năng đậu thai còn phụ thuộc vào người vợ.

Đối với những trường hợp tinh trùng xuất ra ít đi kèm theo tinh trùng yếu thì khả năng có con sẽ là rất thấp. Vì tinh trùng ít và yếu thì khả năng để tinh trùng bơi tới gặp trứng là rất khó, đồng nghĩa với có thai bằng phương pháp tự nhiên là rất khó.

Nguyên nhân gây số lượng tinh trùng ít ở nam giới

Sản xuất tinh trùng là một quá trình phức tạp, đòi hỏi tinh hoàn và các vùng dưới đồi, tuyến yên phải hoạt động bình thường. Tinh trùng được sản xuất trong tinh hoàn và được vận chuyển bằng ống dẫn tinh đến ống phóng tính. Tại đây, chúng sẽ chờ đến lúc xuất ra khỏi dương vật. Do đó, nếu có bất kỳ trục trặc nào thì cũng có thể dẫn đến xuất tinh ít. 

Nguyên nhân dẫn đến ít tinh trùngCó nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ít tinh trùng 

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến mật độ tinh trùng ít ở nam giới: 

Nguyên nhân bệnh lý

Khi người nam giới mắc phải những bệnh lý sau có thể làm suy giảm số lượng tinh trùng:

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Đây là tình trạng sưng tĩnh mạch máu ở tinh hoàn, kết quả là chất lượng tinh trùng bị giảm.
  • Nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, sức khỏe của tình trùng hoặc tạo ra sẹo cản trở sự vận chuyển tinh trùng. Những trường hợp này bao gồm viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, bệnh lây truyền qua đường tình dục (như HIV, bệnh lậu) thì thường tinh trùng ít và có màu vàng. 
  • Rối loạn xuất tinh: Xuất tinh ngược là tình trạng tinh dịch không xuất ra ở phần đầu của dương vật mà xuất ngược trở lại vào bàng quang lúc cực khoái. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất tinh ngược như điều kiện sức khỏe, bệnh tiểu đường, tổn thương cột sống…
  • Kháng thể kháng tinh trùng: Đây là một loại kháng thể được xếp vào loại miễn dịch đặc hiệu của cơ thể. Kháng thể này xác định nhầm tinh trùng là có hại và cố gắng tiêu diệt chúng.
  • Khối u: Bản thân các khối u có thể gây mất cân bằng nội tiết, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh sản của nam giới. Bên cạnh đó, trong quá trình phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị để điều trị các khối u cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Tinh hoàn lạc chỗ: Nam giới gặp phải tình trạng tinh hoàn di chuyển khỏi vị trí bình thường và rơi vào bụng có nguy cơ cao bị suy giảm khả năng sinh sản.
  • Mất cân bằng hormone: Vùng dưới đồi, tuyến yên và tinh hoàn sản xuất các hormone kích thích tạo tinh trùng. Do vậy, sự mất cân bằng các hormone này có thể làm thuyên giảm quá trình sản xuất tinh trùng.
  • Có vấn đề ở ống vận chuyển tinh trùng: Điều này làm gián đoạn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam giới.
  • Tiền sử phẫu thuật: Một số phẫu thuật nhất định có thể làm giảm số lượng tinh trùng, như thắt ống dẫn tinh, phẫu thuật tinh hoàn, phẫu thuật tuyến tiền liệt, chữa thoát vị bẹn, bìu…
  • Khuyết tật nhiễm sắc thể: Rối loạn di truyền như hội chứng Kallmann, hội chứng Kartagener và hội chứng xơ nang Klinefelter có thể nguyên nhân dẫn đến tinh trùng ít. 
  • Bệnh celiac: Đây là chứng rối loạn tiêu hóa do sự nhạy cảm với gluten và có thể dẫn đến vô sinh ở nam. 
  • Một số thuốc điều trị: Sử dụng dài hạn steroid tổng hợp, , thuốc chống ung thư, một số loại thuốc kháng nấm và thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp… có thể làm xuất tinh ít tinh trùng.

Suy giảm tinh trùng ở nam giớiNhiều bệnh lý dẫn đến suy giảm tinh trùng ở nam giới

Nguyên nhân môi trường

Số lượng và chức năng của tinh trùng còn bị ảnh hưởng nếu cơ thể tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố môi trường nhất định, như:

  • Hóa chất công nghiệp: Tiếp xúc trong thời gian kéo dài với benzene (C6H6), toluene (C₆H₅CH₃), xylene (C₈H₁₀), thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ , dung môi hữu cơ, vật liệu sơn,... có thể làm số lượng mật độ tinh trùng ít.
  • Kim loại nặng: Tiếp xúc với chì và các kim loại nặng khác có thể dẫn đến vô sinh nam.
  • Tia bức xạ: Tiếp xúc tia bức xạ làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng hoặc mất hoàn toàn khả năng sinh tinh. Trong trường hợp có thể hồi phục cũng sẽ mất vài năm để quá trình sản xuất tinh trùng trở lại bình thường.

Các hóa chất có thể gây vô sinh namChất hữu cơ chứa vòng benzen - “Sát thủ” thầm lặng gây vô sinh nam 

Các nguyên nhân khác 

Bên cạnh những nguyên nhân khiến tinh trùng ít đã nêu trên thì có thể có do:

  • Sử dụng rượu bia: Các đồ uống có cồn có thể làm giảm nồng độ hormone testosterone và giảm số lượng tinh trùng được sinh ra.
  • Hút thuốc lá: Theo thống kê, nam giới hút thuốc lá có lượng tinh trùng ra ít hơn so với người không sử dụng thuốc lá.
  • Tâm lý căng thẳng, trầm cảm: Tình trạng có thể gây cản trở quá trình tiết các hormone cần thiết, khiến giảm số lượng tinh trùng. 
  • Nghề nghiệp: Một số nghề nghiệp nhất định có thể gây vô sinh nam, như những công việc phải ngồi nhiều trong thời gian dài.
  • Cân nặng: Béo phì vừa ảnh hưởng trực tiếp lên tinh trùng, vừa gây ra thay đổi nội tiết tố làm giảm khả năng sinh sản.

Uống rượu bia dẫn đến ít tinh trùng“Tinh trùng ít nên uống gì?” - Tuyệt đối không nên uống rượu bia

Triệu chứng dễ nhận biết của tinh trùng ít 

Nam giới có tinh số lượng tinh trùng ra ít thường có các triệu chứng sau:

  • Gặp các vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục, như giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm hoặc duy trì cương cứng khó khăn (rối loạn chức năng cương dương).
  • Khu vực tinh hoàn bị đau, sưng hoặc có khối u bất thường.
  • Số lượng tóc hoặc lông trên cơ thể giảm và có các dấu hiệu bất thường về nội tiết tố hoặc nhiễm sắc thể.

Bên cạnh đó, một trong những dấu hiệu dễ nhận biết khác của tinh trùng ít chính là khó mang thai. Nếu bạn và vợ vẫn quan hệ thường xuyên và không sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nào trong vòng 1 năm mà vẫn không có “tin vui” thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám.

Các phương pháp chẩn đoán tinh trùng ít

Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của bạn và đề nghị kiểm tra đồng thời sức khỏe của người vợ để xác định ít tinh trùng có phải là nguyên nhân duy nhất khiến gia đình bạn chưa có con không. Ngoài ra, bác sĩ có thể quyết định xem có cần sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản không.

Kiểm tra và chẩn đoán bao gồm các bước sau:

  • Khám tổng quát: Quy trình bao gồm kiểm tra bộ phận sinh dục và khỏi về các vấn đề di truyền, bệnh tật, chất thương hoặc phẫu thuật nào có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Bác sĩ cùng có thể hỏi về sự phát triển tính dục và thói quen tình dục.
  • Phân tích tinh dịch đồ: Bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi để xác định số lượng tinh trùng có tinh dục. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng máy đo để đếm số tinh trùng.

Phân tích tinh dịch đồ

Phân tích tinh dịch đồ giúp chẩn đoán tinh dịch ít tinh trùng 

Sau khi có kết quả khám ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định nên làm thêm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng tinh trùng ít, bao gồm:

  • Siêu âm bìu: Sử dụng sóng âm có tần số cao để nhìn vào tinh hoàn và các cấu trúc hỗ trợ xung quanh.
  • Xét nghiệm hormon: Xét nghiệm máu để xác định mức độ hormone được sản xuất bởi tinh hoàn và tuyến yên.
  • Phân tích nước tiểu sau khi xuất tinh: Nếu phát hiện có tinh trùng trong nước tiểu thì chứng tỏ tinh trùng đã đi ngược vào bàng quang thay vì xuất ra dương vật (xuất tinh ngược dòng).
  • Kiểm tra di truyền: Mật độ tinh trùng thấp có thể do mặt di truyền. Xét nghiệm di truyền giúp phát hiện những bất thường về di truyền và chẩn đoán các hội chức khác do bẩm sinh hoặc di truyền.
  • Sinh thiết tinh hoàn: Kết quả này có thể cho biết quá trình sản xuất tình hoàn có được bình thường không. Nếu có vấn đề thì có thể là do sự tắc nghẽn hoặc vấn đề khác trong việc vận chuyển tinh trùng. Tuy nhiên, sinh thiết tinh hoàn thường chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định.
  • Xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng: Nhằm kiểm tra các tế bào miễn dịch có tấn công và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tinh trùng không. Phương pháp này cũng không sử dụng phổ biến.
  • Xét nghiệm chức năng của tinh trùng: Một số xét nghiệm sẽ giúp kiểm tra số tinh trùng sống sót sau xuất tinh, khả năng di chuyển…
  • Siêu âm qua trực tràng: Nhằm kiểm tra tuyến tiền liệt và ống mang tinh dịch có bị tắc nghẽn hay không.

Nam giới bị tinh trùng ít có chữa được không?

Nhiều “phái mày râu” thắc mắc rằng “Tinh trùng ít phải làm sao?”. Thì cách chữa trị tinh trùng ít phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. 

  • Phẫu thuật: Bác sĩ thường phẫu thuật để điều chỉnh hoặc chữa tắc ống dẫn tinh, đối với trường hợp tinh trùng ít do giãn tĩnh mạch tinh hoàn. Tình trạng xuất tinh không có tinh trùng thì có thể lấy tinh trùng trực tiếp từ mào tinh hoàn hoặc tinh hoàn bằng các kỹ thuật phục hồi tinh trùng.
  • Điều trị nhiễm trùng: Với một số bệnh nhiễm trùng đường tình dục làm suy giảm số lượng tình dùng thì có thể dùng thuốc kháng sinh, nhưng không phải lúc nào cũng hồi phục hoàn toàn khả năng sinh sản.
  • Điều trị các vấn đề về quan hệ tình dục: Thuốc hoặc tư vấn tâm lý có thể là cách khắc phục tinh trùng ít do nguyên nhân xuất tinh sớm, rối loạn chức năng cương cứng…
  • Sử dụng các liệu pháp hormone và thuốc: Đối với trường hợp tinh trùng ít do nồng độ một số hormone cao hay thấp thì bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng phương pháp này.
  • Áp dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản: Các cặp vợ chồng mong con có lựa chọn phương pháp này. Tinh trùng được lấy qua việc xuất tinh bình thường, phẫu thuật hoặc từ tinh trùng hiến tặng, tùy vào trường hợp cụ thể. Các tinh trùng này có thể được bơm vào buồng tử cung của người phụ nữ hoặc sử dụng để làm thụ tinh ống nghiệm (IVF) hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương.
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Hãy thường xuyên tập thể dục, giữ có cơ thể thoải mái, hạn chế căng thẳng. Nếu bạn bị thừa cần thì hãy nên bắt đầu giảm cân. Nói không với rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các chất dinh dưỡng giúp tăng cường sự phát triển của tinh trùng như axit béo Omega-3, vitamin C, vitamin E và selen.

Ít tinh trùng nên ăn gìTinh trùng ít nên ăn gì?

Tinh trùng ít là tình trạng có ở nam giới và được xem là một vấn đề nhạy cảm. Nhiều nam giới có tâm lý “e ngại” và từ chối khám bệnh lý này cho đến khi dẫn đến vô sinh. Vậy nên nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của tinh trùng ít thì hãy đến gặp bác sĩ để có phương pháp chữa tinh trùng ít phù hợp và hiệu quả.

Hiện nay, Trung tâm hiếm muộn và nam học công nghệ cao Phương Đông có các gói khám sức khỏe sinh sản nam và nữ cùng với bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu năm kinh nghiệm. Khách hàng sẽ được chỉ ra các bất thường, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tinh trùng ít và cách điều trị. Bên cạnh đó, Trung tâm còn thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất như: thụ tinh nhân tạo (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), giúp cho hàng ngàn gia đình Việt đón nhận “tin vui” sau thời gian mong chờ. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc nhu cầu đặt lịch cùng bác sĩ chuyên khoa hãy liên hệ đến Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

4,046

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám