Trẻ 8 tháng tuổi phát triển như thế nào? Mẹ chăm sóc trẻ ra sao?

Phan Ngọc Linh

02-12-2022

goole news
16

Từng ngày cha mẹ đều mong bé lớn lên khỏe mạnh và phát triển đúng theo độ tuổi. Trong năm đầu từ khi sinh là dấu mốc quan trọng có ảnh hưởng tới sức khỏe sau này của trẻ. Vậy trẻ 8 tháng có chiều cao cân nặng là bao nhiêu? Phụ huynh nên chăm sóc con như thế nào để con lớn lên thông minh và khỏe khoắn? Bệnh viện Phương Đông sẽ giúp bạn nắm được các chỉ số quan trọng này.

Chỉ số cơ thể và sự phát triển của trẻ 8 tháng

Trẻ 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Mức cân nặng trung bình ở bé gái là 7,9kg và bé trai là 8,6kg; chiều dài của bé gái khoảng 68,58cm còn bé trai là 70,5cm. Sau 8 tháng tuổi, mỗi tháng sẽ tăng khoảng 400-500g trọng lượng và 2cm chiều dài cho đến khi 12 tháng tuổi.

Trẻ 8 tháng phát triển khỏe mạnh khi đủ cân nặng, chiều cao và phát triển về trí tuệ

Trẻ 8 tháng phát triển khỏe mạnh khi đủ cân nặng, chiều cao và phát triển về trí tuệ

Xem thêm: Bảng cân nặng bé trai, cân nặng bé gái chuẩn WHO

Trẻ 8 tháng tuổi biết làm gì?

Ngoài theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ, cha mẹ cũng nên quan sát những hoạt động và sự phát triển khả năng học hỏi của trẻ trong giai đoạn 8 tháng tuổi. Theo mốc độ tuổi, khi trẻ 8 tháng tuổi sẽ có thể thực hiện được những hành động này:

Vận động thô

  • Trẻ không chịu nằm ngửa trong thời gian dài, đã có thể với tay ra xung quanh hoặc cầm chân cho vào miệng.
  • Bé thích lẫy, đã có thể tập ngồi dậy nhờ hai tay chống đỡ người, đầu vẫn còn gập về phía trước. Mẹ chưa nên cho trẻ ngồi lâu vì ảnh hưởng tới hình thái của xương cột sống và cổ.
  • Trẻ đã biết quan sát, viết cong lưng để nhìn hoặc bò đến những nơi làm trẻ hứng thú.
  • Biết cách với tay để lấy đồ chơi và nhặt đồ yêu thích.
  • Có thể nhiều bé đã biết cách vịn vào vật để đứng lên nhưng chưa biết cách tự ngồi xuống.

Trẻ được 8 tháng đã biết cách cầm nắm đồ chơi

Trẻ được 8 tháng đã biết cách cầm nắm đồ chơi

Vận động tinh

Trẻ đã tập cầm nắm đồ vật bằng cách dùng ngón cái và ngón giữa để nhặt các đồ vật nhỏ. Tuy nhiên sau khi cầm bật thường sẽ thả rơi.

Phát triển thị lực

Thị lực của trẻ 8 tháng tuổi đã phát triển gần như hoàn thiện về độ sâu và rõ ràng, trẻ có thể nhận ra người thân và đồ vật ở tầm gần và xa. Do đó trẻ khi nhìn thấy món đồ yêu thích ở xa thì sẽ lập tức bò về hướng đó. Ngoài ra, khi này trẻ cũng rất thích ngắm nhìn các bức ảnh nhiều màu sắc.

Phát triển về cảm xúc

Trẻ đã biết nhận ra những người chăm sóc, người thân quanh bé và tỏ ra vui thích khi được gặp và bế. Khi gặp người lạ, trẻ cũng thường cảnh giác hoặc sợ hãi khi tiếp xúc. Trẻ cũng biết quan sát hành vi của mọi người, biết “theo” khi cha mẹ đưa hai tay để gọi bé.

Trẻ cũng hiểu được phần nào lời nói của cha mẹ. Khi được khen và thấy người xung quanh vui trẻ, trẻ cũng rất thích thú và cười vui sướng. Khi bị quát mắng, bị gắt gỏng trẻ sẽ xị mặt, khóc mếu.

Trẻ cười vui thích khi được khen ngợi và khóc mếu khi bị quát mắng

Trẻ cười vui thích khi được khen ngợi và khóc mếu khi bị quát mắng

Trẻ có phản ứng “khóc dây chuyền”, khi thấy trẻ khác khóc, trẻ cũng dễ bật khóc do ở độ tuổi này, trẻ đang bắt đầu phản xạ thấu hiểu và sẽ có chiều sâu hơn vào những năm tiếp theo. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ tỏ ra đặc biệt yêu thích một đồ vật nào đó, coi chúng như người bạn thân thuộc. Trẻ cũng đã biết lo sợ khi phải xa bố mẹ và người gần gũi. Bé sẽ khóc và cần được vỗ về bởi người thân.

Trẻ 8 tháng ăn và ngủ như thế nào là đủ?

Trẻ 8 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Trẻ khi này sẽ có nhu cầu ngủ 2-3 cữ. ngày với thời gian mỗi cữ khoảng 1-3 tiếng. Trẻ hay thức giấc giữa đêm, khóc nhưng có thể tự ngủ hoặc khóc khá lâu. Có thể trẻ đói hoặc giật mình nên mẹ hãy cho trẻ uống sữa, vỗ về để con ổn định lại.

Về việc ăn uống, trẻ 8 tháng uống bao nhiêu ml sữa? trẻ 8 tháng sẽ vừa bú sữa mẹ/uống sữa công thức với lượng khoảng 720ml/ngày chia làm 4-6 cữ kết hợp với 2-3 bữa ăn chính và các bữa ăn phụ bằng sinh tố trái cây hay sữa chua trong ngày. 

Trẻ cần được ăn và ngủ đủ cữ để phát triển khỏe mạnh toàn diện

Trẻ cần được ăn và ngủ đủ cữ để phát triển khỏe mạnh toàn diện

Trẻ 8 tháng ăn được gì cũng luôn khiến các bậc phụ huynh quan tâm và tìm hiểu vì lúc này nhu cầu dinh dưỡng của em bé 8 tháng tuổi đã tăng lên đáng kể. Vì vậy, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, lịch ăn dặm khoa học, đồng thời đừng quên chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng cho em bé 8 tháng tuổi.

Dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng

Kể từ 6 tháng tuổi, dinh dưỡng của trẻ bước sang một trang mới khi ngoài sữa mẹ, các món ăn dặm sẽ góp mặt vào bữa ăn mỗi ngày để tăng cường dưỡng chất nuôi bé lớn. 8 tháng là thời điểm trẻ đã quen với việc ăn dặm, tuy nhiên quá trình này chưa bao giờ là dễ dàng. Do đó vẫn nhiều mẹ đang rất đau đầu với việc ăn uống của con.

Khi em bé được 8 tháng, ăn dặm được coi như là bữa ăn chính của con, mỗi ngày 2-3 bữa món bột hoặc cháo với lượng khoảng 200ml/bữa gồm đầy đủ các nhóm chất au:

  • Tinh bột: Từ 50-60g tinh bột, chủ yếu là gạo, có thể thay thế bằng các loại ngũ cốc khác. Gạo nấu mềm thành cháo, mì, nui nấu mềm,..
  • Đạm: 50-60g thịt các loại (bò, heo, gà, cá, tôm, trứng…) băm hoặc xay nhuyễn.
  • Vitamin và khoáng chất từ các loại rau xanh, trái cây như cải xoăn, súp lơ xanh, cà rốt, bí đao, bí đỏ, măng tây, nấm rơm,... băm hoặc nghiền nhỏ.
  • Chất béo: 10-15g chất béo từ dầu các loại hạt óc chó, hạt vừng, oliu, dầu hướng dương, váng sữa, phô mai, sữa chua…

Cho trẻ ăn uống đủ 4 nhóm chất trong một bát ăn dặm

Cho trẻ ăn uống đủ 4 nhóm chất trong một bát ăn dặm

Trẻ trong thời điểm này nên được ăn đa dạng các loại thực phẩm. Tuy nhiên mẹ nên nghiễn nhuyễn để trẻ hấp thu tốt hơn, sau đó mới từ từ chuyển sang chế độ ăn thô. Nấu ăn theo bữa, không nên để tủ lạnh hâm lại vì làm mất đi dinh dưỡng có trong món ăn, nên cho trẻ ăn đúng giờ giấc, không ép trẻ ăn quá mức.

>>> Xem thêm: Trẻ 8 tháng ăn được gì? - Dinh dưỡng cho con đủ chất

Lưu ý một số dưỡng chất cho trẻ 8 tháng

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng lên theo ngày tháng, bên cạnh sữa mẹ, các thực phẩm ăn dặm và thực phẩm chức năng sẽ hỗ trợ tối đa cho bé. Một số nhóm chất dưới đây mẹ không nên bỏ qua trong giai đoạn trẻ 8 tháng, mẹ không nên bỏ qua cho sự phát triển toàn diện của con.

  • Protein (đạm): Là dưỡng chất quan trọng trong tháp dinh dưỡng có tác dụng cung cấp năng lượng, hình thành cơ, xây dựng miễn dịch, phát triển não bộ. Trẻ thiếu đạm có nguy cơ thiếu dinh dưỡng cao, tuy nhiên mẹ nên bổ sung hợp lý để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của con.
  • Sắt: Là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu. Thiếu máu khiến trẻ chậm phát triển, mệt mỏi, ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể. Sắt giàu có trong các thực phẩm như thịt đỏ, rau màu xanh đậm, trứng, sữa,...
  • Kẽm: Có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển ở những năm tháng đầu đời, tham gia vào các chức năng của tế bào, đồng thời xây dựng hệ miễn dịch của trẻ. Chú trọng bổ sung các loại thịt bò, thịt gà, thịt cừu, tôm, bí ngô, măng tây, sữa chua,... cho con yêu để cung cấp kẽm.
  • Omega-3: Là một loại acid quan trọng trong quá trình phát triển của não bộ, tham gia vào chức năng của tim mạch, mắt, da,... Bổ sung Omega 3 qua các loại thực phẩm như cá béo, rong biển, các loại hạt,... thường xuyên cho trẻ nhé.
  • Nhóm vitamin: Gồm A, vitamin nhóm B, C, D, E, K,... tham gia vào quá trình trao đổi chất, cấu thành enzym, tổng hợp và chuyển hoá dưỡng chất tại tế bào. Bổ sung vitamin đầy đủ giúp trẻ phát triển và ổn định các chức năng của cơ thể.

Chăm sóc răng miệng cho bé 8 tháng tuổi

Trẻ 8 tháng là thời điểm quan trọng khi bé đã bắt đầu mọc vài chiếc răng sữa đầu tiên. Trẻ khi này cũng đã hình thành phản xạ nhai nuốt nên mẹ đã có thể tăng dần độ đặc của cháo ăn dặm. Mẹ cũng có thể cho bé tập cách cầm nắm các loại rau củ luộc, để trẻ tự ăn giúp rèn luyện kỹ năng và cảm nhận mùi vị thức ăn tốt hơn.

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ ở giai đoạn này cũng rất quan trọng. Sau mỗi bữa ăn, mẹ hãy cho trẻ uống thêm một chút nước để làm sạch khoang miệng. Dần thay thế bình bú hoặc ống hút bằng ly uống nước để không làm ảnh hưởng đến khung răng của con.

Tập cho trẻ uống nước bằng ly để tránh ảnh hưởng đến khung răng

Tập cho trẻ uống nước bằng ly để tránh ảnh hưởng đến khung răng

Chăm sóc bé 8 tháng tuổi lưu ý điều gì?

8 tháng là độ tuổi trẻ đã biết cách học hỏi và bắt chước người xung quanh, nhận biết được nhiều và đã phát triển về cảm xúc. Do đó để thấu hiểu con và đồng hành cùng con đúng cách, cha mẹ nên lưu tâm những điều sau:

  • Trẻ đã ăn dặm được hơn 2 tháng (kể từ tháng thứ 6 theo khuyến cáo), vậy nên mẹ hãy khuyến khích cho con tự bốc hoặc tự cầm thìa xúc ăn. Điều này không chỉ rèn luyện tính độc lập mà còn giúp trẻ học cách phối hợp cử động tay và mắt.
  • Ưu tiên chọn lựa các món ăn thô như cơm viên, trái cây, rau củ luộc,...
  • Giữ bé trong tầm mắt, khu vực cho bé chơi đảm bảo an toàn do trẻ rất hay tò mò và khám phá mọi thứ xung quanh.
  • Chọn các món đồ chơi có nhiều màu sắc, âm thanh sinh động và kích thích phát triển trí tuệ. 
  • Đọc sách và cho bé chơi với sách để rèn luyện khả năng tập trung và sự yêu thích sách vở.
  • Chăm sóc con với tâm trạng vui vẻ vì cảm xúc của mẹ có tác động tới việc hình thành cảm xúc và tính cách của con.
  • Hãy thường xuyên trò chuyện với trẻ bằng cảm xúc, nét mặt, lời nói.
  • Nói chuyện nhẹ nhàng, chia sẻ khi con khó chịu, quấy khóc.
  • Khen ngợi khi trẻ làm được điều gì đó và giải thích khi trẻ làm sai, mặc dù con chưa thể hiểu được hết lời mẹ nói nhưng trẻ đang học để tạo nên tính cách.
  • Cha mẹ hãy chú ý dinh dưỡng đủ chất cho con, bổ sung các vi chất theo hướng dẫn của bác sĩ nếu trẻ kém ăn, có các biểu hiện thiếu chất giúp trẻ phát triển bình thường.

Hãy để con tự biết cầm nắm nên mẹ hãy để con tự ăn thức ăn thô để rèn luyện vận động và mắt

Hãy để con tự biết cầm nắm nên mẹ hãy để con tự ăn thức ăn thô để rèn luyện vận động và mắt

Trẻ con trong năm tháng đầu đời đang học hỏi mọi thứ từ xung quanh với bản tính tò mò và háo hức. Trẻ 8 tháng có thể hình thành nhiều cảm xúc, tính cách và thói quen, do đó cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần có những biểu hiện tốt và cảm xúc vui vẻ để trẻ lớn lên với môi trường tuyệt vời nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,383

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám