Viêm đa khớp là thuật ngữ biểu thị bệnh lý viêm các khớp, đốt xương trong cơ thể. Đây là căn bệnh khá phổ biến tại nước ta, tuy nhiên rất ít người hiểu đủ, hiểu đúng về bệnh. Chính vì thế, bạn hãy cùng Bệnh viện đa khoa Phương Đông đọc bài viết dưới đây nhé. Bạn sẽ biết nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị căn bệnh này chính xác.
Viêm đa khớp là gì? Tìm hiểu về bệnh viêm đa khớp
Đây là bệnh lý biểu thị tình trạng bị đau nhức, viêm sưng nhiều khớp (từ 3- 5 khớp hoặc nhiều hơn) trong cơ thể. Viêm đa khớp (Polyarthritis) hình thành bởi nhiều nguyên nhân. Bệnh thường xuất hiện dưới dạng cấp tính, người bệnh cần phát hiện và chữa trị kịp thời để bệnh viêm đa khớp không diễn biến thành mạn tính kéo dài.
Viêm đa khớp là tình trạng đau nhức, viêm sưng 3-5 khớp hoặc nhiều hơn ở cơ thể
Nguyên nhân bệnh viêm đa khớp
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân bị viêm đa khớp. Có thể kể đến một số bệnh nền như các loại viêm khớp do virus hoặc viêm khớp vảy nến. Bệnh còn hình thành bởi một số nguyên nhân cụ thể như:
- Các bệnh tự miễn (Lupus, viêm khớp dạng thấp hoặc hội chứng Sjogren…).
- Nhiều lần nhiễm siêu vi dẫn tới viêm đa khớp.
- Viêm khớp đối xứng (viêm khớp Juvenile và một số loại viêm tự phát).
- Viêm khớp không đối xứng (viêm khớp phản ứng, gout,…).
- Nhiễm trùng virus (Parvovirus, Ross River, HIV, viêm gan, quai bị và sởi).
- Các bệnh chuyển hóa (thống phong giả, suy gan và suy thận).
- Thoái hóa cấu trúc khớp, sụn xương bị hao mòn.
- Bệnh nhiễm trùng (bệnh lao, bệnh Lyme, bệnh Whipple và bệnh Well).
- Bệnh viêm mạch máu hoặc viêm khớp tế bào.
- Bệnh nội tiết.
Nguyên nhân gây bệnh tương đối đa dạng, ví dụ như bệnh nền hoặc nhiễm virus
Những dấu hiệu viêm đa khớp
Bệnh nhân sẽ xuất hiện một số dấu hiệu viêm đa khớp cả đau sưng và không viêm, không đau sưng. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng viêm đa khớp phổ biến cụ thể như sau:
- Sưng đỏ vùng khớp.
- Cứng khớp đốt giữa các ngón tay.
- Cứng khớp cổ tay.
- Cứng khớp bàn tay.
- Cứng khớp gối.
- Nóng khớp, đau khớp.
- Ốm sốt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và sụt cân bất thường.
- Xuất hiện dấu hiệu viêm đa khớp dạng thấp đối xứng giữa các bộ phận.
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm đa khớp chính xác
Việc chẩn đoán bệnh không hề đơn giản bởi viêm đa khớp hình thành vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu, bệnh nhân cần đi thăm khám ngay. Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh bằng cách chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp như sau:
- Khám tổng quát sức khỏe khớp xương.
- Xét nghiệm máu.
- Chụp X-quang.
- Chụp MRI.
- Xét nghiệm dịch khớp.
Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán bệnh thường được chỉ định
Bệnh viêm đa khớp có chữa được không?
Hiện nay bệnh viêm đa khớp chưa có giải pháp điều trị triệt để. Bệnh nhân chỉ có thể ức chế, kiểm soát bệnh để giảm thiểu các cơn đau. Đồng thời ngăn ngừa bệnh diễn biến thành mạn tính. Cơ thể sẽ xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, giảm tuổi thọ.
Vậy, bệnh viêm đa khớp có di truyền không?
Câu trả lời chính xác là có, bệnh viêm đa khớp có tỷ lệ di truyền từ 40% đến 65%. Đặc biệt là viêm đa khớp ở tay và hông dạng thấp thường di truyền thông qua đột biến gen liên quan tới collagen. Nếu trong gia đình có thành viên bị bệnh dạng tự miễn hệ thống mạn tính thì người thân của người đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người thông thường.
Bệnh viêm đa khớp có tỷ lệ di truyền từ 40-65%
Cách điều trị bệnh viêm đa khớp
Hiện nay các bác sĩ sẽ áp dụng nhiều cách giảm đau viêm đa khớp để cải thiện sức khỏe, giảm tổn thương, hạn chế một số biến chứng cho bệnh nhân. Cụ thể có một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến như sau:
Điều trị bằng thuốc
Có nhiều loại thuốc ức chế, thuốc kiểm soát viêm đa khớp thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng trong quá trình điều trị. Dưới đây chúng tôi đã liệt kê cụ thể như sau:
- Thuốc giảm đau: Phổ biến nhất là thuốc Paracetamol.
- Thuốc viêm đa khớp giảm đau kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs): Gồm có thuốc giảm đau cứng khớp như naproxen, diclofenac và ibuprofen.
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD): Thuốc methotrexate thường được kê để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giảm thiểu tổn thương viêm khớp.
- Liệu pháp sinh học: Thuốc TNF-alpha, thuốc kháng IL-6 và thuốc IL-17… Chuyên ức chế phản ứng viêm và kiểm soát bệnh ở nhiều khớp.
- Thuốc steroid: Tiêm cục bộ để giảm viêm và kiểm soát cơn đau tại các khớp.
Lưu ý bệnh nhân không được tự ý mua và sử dụng thuốc để điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình điều trị nhằm ức chế viêm khớp, bệnh nhân cần tuân thủ, sử dụng thuốc đúng liều.
Phương pháp điều trị không dùng thuốc
Ngoài việc điều trị viêm đa khớp bằng thuốc kê toa, bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh bằng phương pháp vật lý trị liệu. Ở đời sống thường nhật, người bệnh nên thực hiện một số bài tập thể chất tác động thấp như sau:
- Bơi lội.
- Đi bộ.
- Đạp xe.
- Tập yoga.
- Tập dưỡng sinh.
Lưu ý bệnh nhân cần đến sự trợ giúp và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để đạt được hiệu quả như mong đợi. Chương trình trị liệu, tần suất tập luyện viêm đa khớp cần được thực hiện một cách khoa học.
Phẫu thuật
Tại một số trường hợp, bệnh nhân phải chịu nhiều thương tổn nghiêm trọng tại các khớp, lúc này các bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp phẫu thuật. Việc phẫu thuật được chỉ định dựa trên mức độ, vị trí tổn thương khớp đến các mô xung quanh và thể chất hiện tại của người bệnh. Tuy nhiên với phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ nêu rõ các yếu tố rủi ro cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật. Sau đó bác sĩ còn dặn dò cách phục hồi tối ưu hóa kết quả điều trị cho người bệnh khi thực hiện xong.
Biến chứng nguy hiểm của viêm đa khớp
Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Nếu bệnh không được chẩn đoán, can thiệp chữa trị kịp thời thì bệnh dễ tiến triển thành mạn tính. Lúc này cơ thể sẽ xuất hiện biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống như sau:
- Xương khớp: Dính khớp, teo cơ, cứng khớp, tàn phế, loãng xương hoặc biến dạng tay chân. Ngoài ra còn có biến chứng hội chứng ống cổ tay, tổn thương khớp vĩnh viễn và khớp ở phần đầu cột sống.
- Tim mạch: Xơ vữa động mạch, đột quỵ, gây đau ngực, đau tim, suy tim.
- Phổi: Gây thương tổn để lại sẹo dẫn đến khó thở và chứng ho mạn tính.
- Mắt: Khô mắt và viêm kết mạc.
- Da: Phát ban, phát triển mô bất thường dưới da.
Ngoài ra bệnh còn khiến người mắc gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt bởi vì một số biến chứng nguy hiểm, khó chịu. Cụ thể như tụ mỡ ở mặt và lưng, mỏng da, thiếu máu, tổn thương gan và thận, khó khăn trong việc thụ thai, rối loạn tâm thần hoặc trầm cảm. Những biến chứng này có thể xảy ra bởi vì bệnh nhân lệ thuộc vào thuốc điều trị, các cơn viêm sưng khiến cơ thể, tâm trạng người bệnh bị tổn thương.
Thực đơn cho người bị viêm đa khớp
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày là yếu tố có thể tác động trực tiếp đến viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp. Các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện với tần suất thấp, ít đau đớn nhờ vào việc xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp, cụ thể:
Người mắc bệnh viêm đa khớp kiêng ăn gì?
Bệnh nhân cần loại bỏ các nhóm thực phẩm dưới đây nếu xây dựng thực đơn ăn uống, chế độ kiểm soát bệnh viêm đa khớp lành mạnh. Cụ thể gồm có:
- Thịt đỏ: Các loại thịt heo, thịt bò, thịt dê sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất các dấu hiệu viêm trong cơ thể như homocysteine, interleukin-6 (IL-6) và protein phản ứng C (CRP).
- Thực phẩm đã qua chế biến: Xúc xích, thịt hun khói, giăm bông,… là nhóm thực phẩm chứa nhiều gia vị, các chất bảo quản khiến cơ thể gia tăng các triệu chứng viêm khớp.
- Sữa: Sữa tươi, sữa chua, phô mai… đều chứa nhiều chất béo bão hòa, đây là tác nhân chính gây viêm, kích thích cơ thể xuất hiện các triệu chứng RA.
- Muối: Người bị viêm đa khớp nên ăn nhạt, hạn chế nêm nếm nhiều muối khi ăn uống để giữ chỉ số huyết áp ở mức ổn định. Muối còn là tác nhân ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bằng thuốc steroid.
Bệnh nhân cần kiêng đồ ăn có nhiều muối vì tình trạng viêm khớp sẽ nặng hơn
Bệnh viêm đa khớp nên ăn gì?
Người bệnh muốn cải thiện các triệu chứng RA, đau đớn, khó chịu ở xương khớp nên bổ sung những thực phẩm lành mạnh. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại một số món ăn bệnh nhân nên dùng hàng ngày để cải thiện và hỗ trợ kiểm soát bệnh:
- Thực phẩm dồi dào Omega 3: Cá trích, cá ngừ, cá hồi, cá thu,… Lượng lớn Omega 3 có trong các loại cá béo sẽ giảm thiểu triệu chứng viêm sưng của xương khớp.
- Các loại hạt: Bệnh nhân nên ăn nhiều quả óc chó, hạt lanh, hạt chia… để điều trị viêm đa khớp.
- Các loại rau củ quả: Bông cải xanh, rau bina, bắp cải, củ cải, dưa lê, rau ngót, bí đao, táo, cà chua, dưa hấu, xoài, đu đủ, nho, mâm xôi, việt quất… Đều chứa vô số chất chống oxy hóa, enzym giúp giảm bớt triệu chứng viêm.
- Dầu ô liu: Đây là loại dầu chứa lượng lớn axit béo không bão hòa đơn. Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày, thay thế dầu ăn thông thường cơ thể sẽ ít xuất hiện các cơn viêm sưng, đau đớn ở khớp xương.
Làm sao để phòng ngừa bệnh viêm đa khớp?
Bệnh lý này tới nay chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn, chính vì thế mọi người nên phòng ngừa từ sớm để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp. Cụ thể chúng tôi có một số lời khuyên hữu ích với mọi người như sau:
- Chế độ ăn uống có nhiều Omega 3.
- Giữ cân nặng ở ngưỡng vừa phải, khỏe mạnh.
- Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao.
- Định kỳ thăm khám, kiểm tra sức khỏe.
Viêm đa khớp là căn bệnh phổ biến tuy nhiên mọi người không nên chủ quan. Bệnh lý này có thể diễn biến phức tạp, để lại vô số biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống thường nhật của người bệnh. Chính vì thế, mọi người nên phòng ngừa bệnh từ sớm để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nếu có bất kì thắc mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại phần để được tư vấn thêm, đặt lịch cùng bác sĩ chuyên khoa hàng đầu.