Bà bầu bị gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phương Loan

18-02-2024

goole news
16

Bà bầu bị gan nhiễm mỡ là một biến chứng hiếm gặp, trong 100.000 ca chỉ có khoảng 5 trường hợp mắc. Gan nhiễm mỡ khi mang bầu thường xuất hiện vào cuối thai kỳ, cần phối hợp điều trị với bác sĩ để tránh nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ là gì?

Bà bầu bị gan nhiễm mỡ hay còn được gọi Gan nhiễm mỡ cấp tính khi mang thai, tên tiếng Anh Amplified Fragment Length Polymorphism (viết tắt AFLP). Đây là một rối loạn hiếm gặp trong thai kỳ, xuất hiện khi các hạt mỡ nhỏ xâm nhập vào tế bào gan.

Bà bầu bị gan nhiễm mỡ khi các hạt mỡ nhỏ xâm nhập vào tế bào gan

(Bà bầu bị gan nhiễm mỡ khi các hạt mỡ nhỏ xâm nhập vào tế bào gan)

Bệnh lý này không phổ biến, cứ 10.000 - 20.000 ca mang thai thì mới có 1 ca gặp phải, thường xảy ra vào tuần 34 - 37. Phụ nữ mang thai lần đầu, mang đa thai (tỷ lệ nam nhiều hơn nữ) là những đối tượng có thể mắc gan nhiễm mỡ cấp thai kỳ.

Bà bầu bị gan nhiễm mỡ không chỉ suy giảm chức năng gan, mà các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Tỷ lệ tử vong của gan nhiễm mỡ thai kỳ tương đối cao, chiếm 18% tử vong ở mẹ và 47% tử vong ở thai nhi.

Nguyên nhân bà bầu bị gan nhiễm mỡ

Nguyên nhân bà bầu bị gan nhiễm mỡ gồm có hai nhóm:

- Nhóm nguyên phát: Bà bầu bị rối loạn di truyền, quá trình oxi hóa beta bị khiếm khuyết axit béo bởi thiếu men chuỗi dài 3-hydroxyacyl-CoA dehydrogenase (LCHAD), gây tích mỡ tại gan. Ngoài ra, đột biến gen G1528C ở mẹ có thể làm gián đoạn, ngăn chặn việc xử lý axit béo bình thường của tế bào, làm tắc nghẽn và ảnh hưởng đến chức năng gan.

- Nhóm thứ phát: Bà bầu có chế độ dinh dưỡng không khoa học, tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường, không bổ sung đạm, béo phì, lười vận động, tiền sử mắc bệnh viêm gan B, C,... cũng là nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ.

Triệu trứng gan nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai

Khi chức năng gan dần suy yếu, bà bầu sẽ nhận thấy tình trạng sức khỏe đi xuống rõ rệt. Một số triệu chứng mà các mẹ cần để ý:

- Buồn nôn, nôn.

- Đau bụng, đau vùng thượng vị.

- Mệt mỏi quá mức, luôn buồn ngủ.

- Ăn không ngon miệng.

- Sốt, sụt cân mất kiểm soát.

- Cổ trướng.

- Hội chứng não gan*.

Buồn nôn, nôn là một trong những triệu chứng gan nhiễm mỡ thai kỳ

(Buồn nôn, nôn là một trong những triệu chứng gan nhiễm mỡ thai kỳ)

Đối với những trường hợp bệnh tiến triển nặng, bà bầu có thể bị vàng da hoặc đi kèm tiền sản giật. Vậy nên, khi xuất hiện những triệu chứng nhẹ như buồn ngủ, nôn, sụt cân thì các mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, có kế hoạch điều trị kịp thời.

*Chú thích: Bệnh lý não gan là tình trạng rối loạn ý thức, hành vi và hôn mê do rối loạn chức năng gan.

Phương pháp chẩn đoán bà bầu bị gan nhiễm mỡ

Triệu chứng của gan nhiễm mỡ cấp thai kỳ không quá rõ ràng, hiếm gặp và khó chẩn đoán bằng phương pháp thông thường nên cần đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh.

- Thăm khám lâm sàng thông qua các triệu chứng như nôn, đau bụng, thường xuyên khát nước, tiểu tiện nhiều, bệnh lý não gan.

- Xét nghiệm máu nhằm xác định các chỉ số như tăng bilirubin máu, hạ đường máu, tăng acid uric, tăng bạch cầu, tăng AST/ALT, tăng NH3. Bên cạnh đó còn hỗ trợ xác định tình trạng suy thận, rối loạn đông máu ở người bệnh.

- Siêu âm và chụp CT cho phép bác sĩ nhìn thấy hình ảnh gan nhiễm mỡ, xác định tụ máu trong gan, vỡ hoặc nhồi máu gan ở bà bầu.

Trong một số trường hợp, bác sĩ phát hiện bà bầu bị gan nhiễm mỡ khi mổ lấy thai nhi khẩn cấp, do tim thai đo được thời điểm đó có dấu hiệu bất thường. Nhìn chung, phương thức phát hiện tương đối đa dạng, có thể nhìn thấy bà bầu bị gan nhiễm mỡ trên siêu âm, CT hoặc xác định qua xét nghiệm máu.

Biến chứng khi bà bầu bị gan nhiễm mỡ

Biến chứng gan nhiễm mỡ cấp thai kỳ rất nguy hiểm, người mẹ có thể:

- Mắc các bệnh về gan như suy gan, não gan, gan nhiễm mỡ sau sinh.

- Rối loạn đông máu, đặc biệt nguy hiểm khi sinh vì có thể làm mẹ mất máu quá nhiều.

- Hạ đường huyết.

- Nhiễm trùng.

- Suy thận, viêm tụy.

- Xuất huyết tiêu hóa.

Biến chứng suy gan ở bà bầu bị gan nhiễm mỡ

(Biến chứng suy gan ở bà bầu bị gan nhiễm mỡ)

Cùng với nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khác, tiêu biểu là trường hợp tử vong ở mẹ và trẻ. Vậy nên, giai đoạn thai kỳ bà bầu cần thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt, nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ thì cần thực hiện tầm soát sớm.

Điều trị gan nhiễm mỡ khi mang thai

Bà bầu bị gan nhiễm mỡ phải làm sao? Thông thường, khi phát hiện bà bầu bị gan nhiễm mỡ, cơ sở y tế sẽ lập tức chỉ định điều trị tại phòng chăm sóc tích cực, nhằm đánh giá và theo dõi tình trạng của mẹ và bé. Đồng thời giảm thiểu tỷ lệ bệnh tiến triển, gây tử vong cho bà bầu và thai nhi.

Người bệnh sẽ được dùng steroid hoặc điều trị hỗ trợ thông qua việc:

- Truyền các chế phẩm máu như huyết tương tươi đông lạnh, huyết tương kết tủa lạnh, hồng cầu lỏng và tiểu cầu.

- Thông khí nhân tạo.

- Tiến hành lọc máu.

- Sử dụng lactulose với bệnh lý não gan.

- Truyền đường nhằm phòng tránh, điều trị hạ đường huyết.

Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ

(Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ)

Khoảng 48 - 72 giờ sau sinh, bà bầu bắt đầu có dấu hiệu cải thiện tình trạng bệnh. Nếu tốt, chức năng gan sẽ khỏe trở lại trong 1 tuần, có thể lâu hơn đến vài tháng. Với trường hợp nặng, bà bầu bị gan nhiễm mỡ được chỉ định cấy ghép gan.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, y án theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cũng cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh. Cần tránh xa những thực phẩm gây hại như đồ ăn chế biến sẵn, nhiều chất bão hòa, đồng thời vận động nhẹ nhàng hàng ngày.

Thai nhi có gặp nguy hiểm khi mẹ bị gan nhiễm mỡ không?

Bà bầu bị gan nhiễm mỡ có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, một số trường hợp xấu xảy ra như:

- Thai nhi chết lưu, chiếm 10% tổng các bệnh.

- Trẻ vừa sinh đã bị hạ đường huyết, làm tăng nguy cơ khiếm khuyết chu trình ure* hoặc đe dọa đến tính mạng.

- Nguy cơ mắc bệnh cơ tim giãn hoặc bệnh thần kinh tiến triển.

*Chú thích: Rối loạn hay khiếm khuyết chu trình ure có thể khiến trẻ chậm lớn, thiểu năng, hôn mê hoặc tử vong.

Gan nhiễm mỡ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Gan nhiễm mỡ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, vì thế người bệnh là nữ giới vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, cần lưu ý về tình trạng, cấp độ gan nhiễm mỡ vì có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé trong thai kỳ.

Ở những giai đoạn đầu, bà bầu bị gan nhiễm mỡ ít bị ảnh hưởng đến quá trình mang thai, không triệu chứng cũng như biến chứng. Dẫu vậy, các mẹ vẫn cần thăm khám định kỳ để nhận tư vấn và hướng điều trị phù hợp từ bác sĩ.

Phân biệt gan nhiễm mỡ cấp tính với hội chứng HELLP

Gan nhiễm mỡ cấp tính thai kỳ thường có những biểu hiện giống với tiền sản giật (HELLP), tuy nhiên nguyên nhân phát triển bệnh lý có sự khác biệt nhất định. Theo dõi bảng sau để phân biệt rõ ràng AFLP và HELLP:

 

Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ

Hội chứng tiền sản giật

Phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm các chỉ số máu, siêu âm, chụp CT. Kết hợp với các biến chứng và tình trạng tổn thương gan 3 tháng cuối thai kỳ.

Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm:

- Hiện tượng tán huyết: Kết quả cho thấy tế bào ngoại biên bất thường, LDH > 600 IU/L, bilirubin toàn phần > 1,2 mg/dL.

- Chỉ số men gan tăng, AST > 70 U/L, ALT > 50 U/L.

- Chỉ số tiểu cầu giảm, nhỏ hơn 100.000/mcL.

Biến chứng

Suy thận cấp, viêm tụy cấp, hạ đường huyết, nhiễm trùng, bệnh lý não gan, chảy máu sau sinh, đái tháo nhạt.

Phù não, suy thận cấp, rối loạn đông máu, vỡ gan, suy tim cấp, suy gan, thai chậm phát triển, thai chết lưu, sinh non.

Trên đây là những chia sẻ liên quan đến bà bầu bị gan nhiễm mỡ, từ nguyên nhân, triệu chứng đến phương pháp điều trị hỗ trợ bảo toàn tính mạng của mẹ và thai nhi. Liên hệ về 1900 1806 để đặt lịch khám, tư vấn chuyên sâu với bác sĩ đầu ngành Phụ sản và Gan mật tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

202

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám