Các giai đoạn sốt xuất huyết: Giai đoạn nào nguy hiểm nhất, triệu chứng và cách điều trị 

Phan Thị Hoàn

27-03-2024

goole news
16

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm được truyền từ người này sang người khác thông qua loài muỗi vằn. Bệnh biểu hiện qua 3 giai đoạn, giai đoạn nguy hiểm từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, trong giai đoạn này có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của người bệnh, nên cần sự can thiệp kịp thời từ Bác sĩ.

Tổng quan về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên và trải qua các giai đoạn sốt xuất huyết với biểu hiện khác nhau. Virus Dengue gồm 4 loại DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bị bệnh sang người khỏe mạnh. Biểu hiện của người người bệnh mới bị sốt xuất huyết là bị đau nhức ở cơ và khớp.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue thường xuất hiện quanh năm, có xu hướng gia tăng vào mùa mưa và ẩm (tháng 3 đến tháng 4 và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11). 

Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm sốt, xuất huyết và thoát huyết tương. Những dấu hiệu này có thể dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn, gây rối loạn đông máu và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan nội tạng. 

Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây hậu quả nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong. Do đó, việc nhận biết và can thiệp kịp thời là rất quan trọng để kiểm soát sự lây lan của sốt xuất huyết Dengue.

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh gây ra bởi virus Dengue.

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh gây ra bởi virus Dengue.

Diễn biến các giai đoạn sốt xuất huyết

Người bệnh bị sốt xuất huyết thường trải qua ba giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có các biểu hiện và triệu chứng riêng bao gồm: giai đoạn sốt, sốt xuất huyết giai đoạn nguy hiểm (có xuất huyết) và giai đoạn phục hồi.

Giai đoạn sốt

Khi virus Dengue xâm nhập vào cơ thể, giai đoạn ủ bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày, có thể lên đến 14 ngày. Sau thời gian này, bệnh nhân mới bắt đầu xuất hiện triệu chứng sốt cao, đau người, mệt mỏi. 

Cùng với triệu chứng sốt gồm những biểu hiện sau: 

  • Đau đầu
  • Đau lưng
  • Đau cơ
  • Buồn ngủ
  • Mất vị giác
  • Đau họng
  • Đỏ mắt

Đặc điểm đáng chú ý ở giai đoạn này là sự kéo dài và tăng dần của sốt, đôi khi đi kèm với các triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị kịp thời rất quan trọng để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.

Khi virus Dengue xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ bị sốt cao.

Khi virus Dengue xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ bị sốt cao.

Giai đoạn nguy hiểm 

Giai đoạn nghiêm trọng của bệnh sốt xuất huyết thường diễn ra từ 3 đến 7 ngày sau khi bắt đầu xuất hiện sốt. Đây chính là giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết. Bệnh nhân thường gặp phải trình trạng:

  • Chảy máu chân răng.
  • Chảy máu dưới da.
  • Chảy máu mũi… 

Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể xuất hiện:

  • Chảy máu nội tạng dẫn đến nguy hiểm tính mạng. 
  • Ngoài ra áp thấp có thể giảm mạnh, đi kèm với dấu hiệu sốc. 

Nếu gặp phải các biểu hiệu này bệnh nhân cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Giai đoạn phục hồi 

  • Giai đoạn phục hồi là một trong những giai đoạn của sốt xuất huyết, giai đoạn này bắt đầu sau khi triệu chứng xuất huyết giảm đi hoặc biến mất, thường kéo dài từ 2-5 ngày. Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy cải thiện về tình trạng sức khỏe.
  • Cơ thể bắt đầu tái tạo và phục hồi hệ thống miễn dịch, dẫn đến sự giảm dần của các triệu chứng như sốt, đau đầu, mệt mỏi và đau cơ.
  • Sốt xuất huyết giai đoạn hồi phục mặc dù triệu chứng giảm đi, nhưng việc tiếp tục theo dõi và chăm sóc y tế là cần thiết để đảm bảo bệnh nhân hồi phục hoàn toàn và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.

Như vậy là các giai đoạn của sốt xuất huyết có biểu hiện và mức độ nguy hiểm là khác nhau, người bệnh cần nắm được để phân biệt và khi gặp tình trạng nguy hiểm cần sự can thiệp kịp thời từ Bác sĩ.

Phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết?

Dưới đây là phác đồ điều trị thường được bác sĩ tư vấn và chỉ định cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết: 

  • Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước để duy trì thể tích nước cần thiết cho cơ thể.
  • Ăn thức ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau nếu cần để giảm triệu chứng sốt và đau đầu, cũng như thuốc giảm đau nếu cần.
  • Trong trường hợp bị xuất huyết nghiêm trọng hoặc tình trạng sức khỏe suy kiệt, có thể cần thiết phải thực hiện truyền dịch hoặc các sản phẩm máu để duy trì thể tích máu và cải thiện tình trạng tuần hoàn.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên đều đặn để đảm bảo rằng triệu chứng không gia tăng và không có biến chứng xảy ra.

Với mỗi bệnh nhân phác đồ điều trị có thể là khác nhau, chính vì vậy khi bị bệnh sốt xuất huyết, người bệnh cần được theo dõi hướng dẫn từ Bác sĩ. Việc can thiệp kịp thời và xử lý đúng cách có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng và giúp phục hồi nhanh chóng.

Khi bị bệnh sốt xuất huyết, người bệnh cần được theo dõi hướng dẫn từ Bác sĩ.

Khi bị bệnh sốt xuất huyết, người bệnh cần được theo dõi hướng dẫn từ Bác sĩ.

Xem thêm:

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có vắc xin phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. Do đó, phương pháp hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại là ngăn chặn lây nhiễm bằng cách tiêu diệt muỗi - nguồn lây nhiễm chính của bệnh sốt xuất huyết.

  • Thực hiện diệt loăng quăng, bọ gậy thường xuyên bằng cách thả cá vào dụng cụ lớn, rửa các dụng cụ nhỏ và thay nước định kỳ.
  • Cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để ngăn muỗi vằn đẻ trứng.
  • Hợp tác với ngành y tế trong việc phun hóa chất phòng, chống dịch.
  • Loại bỏ hết những vật liệu phế thải và các hốc nước tự nhiên ngăn chặn muỗi đẻ trứng.
  • Sử dụng màn để ngủ và mặc quần áo dài để phòng tránh muỗi.
  • Cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị, không tự ý điều trị tại nhà nếu bị sốt cao.

Cần phun hóa chất để phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Cần phun hóa chất để phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh sốt xuất huyết 

Sốt xuất huyết giai đoạn nào nguy hiểm nhất?

Trong các giai đoạn sốt xuất huyết, giai đoạn nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết thường diễn ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi xuất hiện triệu chứng sốt. Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể vẫn còn sốt hoặc đã giảm sốt, nhưng thể trạng suy kiệt nặng, biểu hiện vật vã, bứt rứt, cảm giác lạnh ở các đầu ngón tay và ngón chân, cũng như xuất huyết từ mũi, chân răng, tiểu tiện, và đại tiện.

Biểu hiện nào bệnh nhân sốt xuất huyết cần phải nhập viện

Các dấu hiệu cảnh báo cho thấy bệnh nhân cần nhập viện để điều trị sốt xuất huyết bao gồm:

  • Bệnh nhân biểu hiện mệt mỏi, li bì, tình trạng suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, cần kiểm tra y tế ngay lập tức.
  • Bị đau bụng, có thể cho thấy bệnh đã ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, như gan và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
  • Bệnh nhân bị nôn nhiều, có thể dẫn đến mất nước và suy kiệt cơ thể.
  • Gan lớn hơn 2cm, có thể là tình trạng viêm gan hoặc suy gan, cần được theo dõi và kiểm tra y tế.
  • Biểu hiện khá nghiêm trọng khi bị sốt xuất huyết niêm mạc như chảy máu răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, xuất huyết âm đạo… dấu hiệu của việc bệnh đã ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
  • Biểu hiện của tiểu ít và màu nước tiểu đậm, có thể là dấu hiệu của tình trạng suy thận, cần được theo dõi và kiểm tra y tế.

Bệnh nhân biểu hiện tình trạng suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, cần kiểm tra y tế ngay lập tức.

Bệnh nhân biểu hiện tình trạng suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, cần kiểm tra y tế ngay lập tức.

Điều trị sốt xuất huyết tại nhà được không và điều trị như thế nào?

Có điều trị sốt xuất huyết tại nhà. Không phải tất cả bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đều cần nhập viện. Dựa vào tình trạng lâm sàng của từng trường hợp, các bác sĩ sẽ quyết định liệu pháp phù hợp, có thể là nhập viện hoặc chăm sóc và theo dõi tại nhà. 

Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể được điều trị tại nhà thông qua việc nghỉ ngơi, chườm mát, sử dụng thuốc hạ sốt và bù dịch điện giải bằng các loại nước lọc, nước hoa quả hoặc dung dịch điện giải. Đồng thời, việc tăng cường sức đề kháng thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng được khuyến khích.

Với những chia sẻ hữu ích về các giai đoạn sốt xuất huyết, hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh này. Việc nắm vững thông tin về các giai đoạn giúp chúng ta có khả năng phòng tránh và nhận biết triệu chứng đúng lúc để nhờ sự can thiệp kịp thời từ các cơ sở ý tế.

Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình có bất kỳ thắc mắc hoặc triệu chứng liên quan đến sốt xuất huyết, hãy liên hệ với bệnh viện Đa khoa Phương Đông thông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn và điều trị kịp thời. Hãy chú ý và chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình để ngăn chặn sự lan truyền và hậu quả nghiêm trọng của bệnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

97

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám