Đau lưng cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và phác đồ điều trị

Phương Loan

18-03-2024

goole news
16

Đau lưng cấp thường chỉ kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần, không dai dẳng hàng tháng như đau lưng mạn tính. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như hoạt động sinh hoạt của người bệnh. Theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, phương pháp điều trị cũng như cách phòng ngừa.

Bệnh đau lưng cấp là gì?

Đau lưng cấp là thuật ngữ dùng chỉ tình trạng đau lưng đột ngột, đi kèm với những triệu chứng nghiêm trọng, thường kéo dài trong 6 tuần. Cơn đau dễ khởi phát tại các vùng cạnh dưới sườn đến lằn mông, tập trung chủ yếu vào thắt lưng.

Đau lưng cấp là tình trạng đau lưng đột ngột, có thể tự khỏi

(Đau lưng cấp là tình trạng đau lưng đột ngột, có thể tự khỏi)

Trong cuộc đời, mỗi người ít nhất sẽ gặp từ 1 đến 2 cơn đau lưng cấp tính, có thể lan xuống 1 hoặc cả 2 chân. Phần lớn đau cấp tính vùng lưng không cần can thiệp y tế chuyên sâu, chức năng cử động của khớp xương vẫn được bảo toàn.

Nguyên nhân đau lưng cấp

Những tác động lên cột sống do tập thể dục, chơi thể thao hoặc hoạt động sinh hoạt thường ngày có thể gây đau lưng cấp. Song, đau lưng cấp có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như:

Đau lưng đột ngột là triệu chứng của bệnh lý loãng xương

(Đau lưng đột ngột là triệu chứng của bệnh lý loãng xương)

Làm việc quá sức, ăn uống thiếu khoa học, ngồi hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài hay thay đổi tư thế đột ngột cũng là tác nhân kích hoạt cơn đau cấp tính. Vậy nên, người bệnh và người có nguy cơ cần chú ý đến chế độ nghỉ ngơi cũng như chuyển động của cơ thể.

Triệu chứng đau lưng cấp tính

Bệnh đau lưng cấp xuất hiện một hoặc các triệu chứng sau đây:

  • Đau nhói đột ngột, đau nhức âm ỉ vùng lưng trên hoặc lưng dưới. Cơn đau gia tăng khi khuân vác đồ vật nặng, ngồi yên một chỗ trong thời gian dài hoặc nằm bất động trên giường.
  • Đau lưng khu trú (đau lưng dọc cột sống) lan rộng sang hông, xuống mông và các chi.
  • Đau lưng gây khó khăn khi đứng thẳng khiến người bệnh đứng thẳng khó khăn, hạn chế khả năng xoay hoặc vặn mình.
  • Đau lưng giảm dần khi được nghỉ ngơi.
  • Thường ngủ dậy bị đau lưng, đi kèm với tình trạng cứng vùng lưng.

Cơn đau cấp tính khiến người bệnh ngủ dậy bị cứng vùng lưng

(Cơn đau cấp tính khiến người bệnh ngủ dậy bị cứng vùng lưng)

Một số biểu hiện khác có thể đi kèm với cơn đau lưng đột ngột tính như:

  • Căng, cứng cơ khu vực quanh cột sống, hông và xương chậu.
  • Cơ lưng bị tê yếu, có cảm giác như bị kim châm.
  • Đau lưng kèm bỏng rát, tê bì hoặc châm chích vùng thắt lưng kéo xuống cẳng chân, ngón chân.
  • Gây ngứa râm ran, yếu cơ xung quanh vùng bị ảnh hưởng.
  • Hạn chế khả năng vận động, gặp khó khăn trong việc đứng thẳng hoặc xoay người.
  • Chức năng ruột và bàng quang bị ảnh hưởng.
  • Sốt, sụt cân.
  • Viêm, sưng tấy vùng da lưng.
  • Đau nhức tại bộ phận sinh dục.

Tuy đau lưng đột ngột có thể tự khỏi, hệ xương khớp bình phục mà không có biến chứng nguy hiểm nhưng để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn điều trị dứt điểm.

Phương pháp chẩn đoán bệnh đau lưng cấp

Chẩn đoán cơn đau lưng cấp tính cần dựa nhiều vào yếu tố, kết hợp giữa điều tra tiền sử, triệu chứng và các kết quả xét nghiệm. Thông thường, người bệnh sẽ được khám và chỉ định thực hiện các phương pháp sau:

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước đầu tiên giúp bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh nhân, một số câu hỏi thường gặp như:

Khám lâm sàng nhằm chẩn đoán đau lưng cấp

(Khám lâm sàng nhằm chẩn đoán đau lưng cấp)

  • Đau nhức lưng từ khi nào?
  • Trước đây đã bị đau nhức lưng tương tự chưa? Nếu có, cơn đau kéo dài trong bao lâu thì biến mất?
  • Vị trí gặp cơn đau nhiều nhất?
  • Đau lưng có lan xuống đùi, chân không?

Dựa vào thông tin khai thác được, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các động tác cơ bản như ngửa người về sau, cúi thấp, xoay phải, xoay trái,... Để đưa ra kết luận cuối cùng, bệnh nhân cần tiến hành thêm xét nghiệm hình ảnh, hoặc xét nghiệm máu, hoặc cả hai.

Xét nghiệm hình ảnh

Những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, MRI, CT sử dụng thiết bị hiện đại, hỗ trợ bác sĩ phát hiện các vấn đề bất thường gây đau lưng cấp. Đồng thời giúp đánh giá chính xác tổn thương, từ đó rút ngắn thời gian xây dựng kế hoạch điều trị bệnh.

Thực hiện chẩn đoán hình ảnh để xác định căn nguyên gây bệnh

(Thực hiện chẩn đoán hình ảnh để xác định căn nguyên gây bệnh)

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu cho biết lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, tốc độ máu lắng, CRP,... của người bệnh. Từ kết quả thu được, bác sĩ sẽ đánh giá người bệnh có mắc các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng, viêm hay u tủy xương dẫn đến triệu chứng đau lưng hay không.

Xét nghiệm máu nhằm đánh giá các nguy cơ liên quan đau lưng cấp

(Xét nghiệm máu nhằm đánh giá các nguy cơ liên quan đau lưng cấp)

Phác đồ điều trị đau lưng cấp tính

Chữa bệnh đau lưng cấp tính đi từ nhẹ đến nặng, người bệnh có thể được chỉ định điều trị tại nhà hoặc dùng thuốc, tập vật lý trị liệu. Sau đây là phác đồ cơ bản:

Một số phương pháp chữa bệnh tại nhà

Khi cơ thể đột ngột xuất hiện các cơn đau lưng, việc đầu tiên bạn cần làm là dừng ngay hoạt động thể chất, dành thời gian nghỉ ngơi. Cách thức này có thể xoa dịu cơn đau, do cột sống cũng như các mô mềm xung quanh cột sống đã được giảm áp lực.

Châm cứu cũng là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị đau lưng cấp, bác sĩ sẽ dùng kim nhỏ tác động lên các huyệt đạo, giúp các cơ được thư giãn, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức.

Điều trị cơn đau lưng đột ngột bằng phương pháp châm cứu

(Điều trị cơn đau lưng đột ngột bằng phương pháp châm cứu)

Đồng thời, người bệnh cần dành thời gian tập thể dục từ 30 đến 60 phút mỗi ngày để các cơ được thư giãn, tăng sức mạnh cũng như độ linh hoạt. Vận động còn giúp duy trì cân nặng ổn định, từ đó làm giảm áp lực đến cột sống và ngăn chặn các tổn thương phát triển.

Chườm nhiệt là biện pháp trị đau lưng cấp tại nhà không thể bỏ qua, bạn có thể thực hiện chườm ấm hoặc chườm lạnh. Nếu muốn đổi từ chườm ấm sang chườm lạnh, hoặc ngược lại, bạn cần nghỉ khoảng 2 ngày trước khi tiến hành.

Dùng thuốc điều trị

Nếu thực hiện chăm sóc lưng tại nhà không đạt hiệu quả như mong muốn, cơn đau vẫn tiếp diễn thì bạn cần quay trở lại cơ sở y tế để tham vấn ý kiến của bác sĩ về sử dụng thuốc. Hiện nay, những loại thuốc trị đau lưng cấp được sử dụng gồm có:

Chữa bệnh đau lưng cấp tính bằng thuốc

(Chữa bệnh đau lưng cấp tính bằng thuốc)

  • Thuốc giảm đau như Paracetamol, phù hợp với người có cường độ đau lưng từ trung bình trở xuống, đi kèm với triệu chứng sốt.
  • Thuốc bôi áp dụng với cơn đau cấp tính nhẹ, thoa trực tiếp trên vùng da lưng gặp cơn đau.
  • Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) như Ibuprofen, Naproxen có hiệu quả giảm đau tốt, chỉ định với người đau lưng do viêm cột sống hoặc không đáp ứng Paracetamol.
  • Thuốc giãn cơ sử dụng với người đau lưng cấp do co thắt, co cứng cơ.
  • Thuốc chống trầm cảm được kê cho trường hợp bệnh nhân đau lưng nghiêm trọng, có khả năng ảnh hưởng đến tâm lý, giấc ngủ.

Vật lý trị liệu

Nếu cơn đau diễn biến nghiêm trọng, bác sĩ có thể lên kế hoạch điều trị kết hợp thuốc với vật lý trị liệu. Các bài tập căng cơ, phục hồi chức năng có tác dụng tăng sức mạnh cơ, tính linh hoạt và độ bền cho hệ xương khớp.

Vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cơ xương khớp

(Vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cơ xương khớp)

Thực hiện vật lý trị liệu còn nhằm mục đích ngăn ngừa cơn đau lưng tái phát, giảm nguy cơ bệnh lý xương khớp. Bệnh nhân nên lựa chọn trung tâm uy tín, đội ngũ chuyên môn có trình độ chuyên môn cao để đảm bảo kết quả điều trị.

Thực hiện phẫu thuật với trường hợp không thuyên giảm

Chỉ một số ít ca đau lưng cấp phải tiến hành phẫu thuật, thường chỉ định với người không đáp ứng với phác đồ điều trị nội khoa. Hoặc thực hiện xâm lấn do các nguyên nhân sau gây nên:

Số ít trường hợp đau lưng cấp phải phẫu thuật

(Số ít trường hợp đau lưng cấp phải phẫu thuật)

  • Đau lưng do hẹp ống sống, gãy xương, thoát vị đĩa đệm hoặc dị tật bẩm sinh.
  • Đau lưng do dây thần kinh tủy sống bị chèn ép.
  • Đau lưng liên quan đến cấu trúc xương, có chiều hướng yếu cơ hoặc bại liệt.

Biện pháp phòng ngừa đau lưng cấp

Đau lưng cấp có thể khởi phát ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi hay giới tính nên cần phòng tránh sớm, giảm tác động xấu đến cơ thể. Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Duy trì hoạt động thể dục thể thao mỗi ngày, tăng độ chắc khỏe và linh hoạt cho hệ xương khớp.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày khoa học, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Không nên làm việc quá sức, tránh khuân vác nặng với người có tiền sử đau lưng cấp.
  • Khi cần vận động mạnh, chơi thể thao cần khởi động trước.
  • Nếu đang hút thuốc lá, cần bỏ vì chất nicotin gây ảnh hưởng đến xương khớp.
  • Phụ nữ nên hạn chế đi giày cao gót, ưu tiên giày dép đế bằng để giảm áp lực đến cột sống.

Đau lưng cấp có nguy hiểm không?

Phần lớn người bệnh bị đau lưng cấp không gặp nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng, nhưng tình trạng này dễ tái phát gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bạn cần quan sát các triệu chứng, đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời, phòng tránh biến chứng:

  • Đau lưng mạn tính.
  • Yếu cơ.
  • Khả năng vận động sụt giảm.
  • Tê liệt các chi.

Cơn đau cấp tính ở lưng thường không gây nguy hiểm

(Cơn đau cấp tính ở lưng thường không gây nguy hiểm)

Các cơn đau lưng ban đầu không gây hại nhưng về lâu dài, hiện tượng này khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác như lo âu, trầm cảm, tự ti trong cuộc sống.

Bài viết vừa chia sẻ đau lưng cấp là tình trạng bất cứ ai cũng gặp trong đời, một hoặc nhiều lần. Cơn đau có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, tùy thuộc vào nguyên nhân bên ngoài tác động hay nội tại cơ xương khớp xảy ra tổn thương.

867

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám