Hậu Covid ở trẻ em có biểu hiện gì? Cách chăm sóc trẻ nhanh hồi phục

Phan Ngọc Linh

09-11-2022

goole news
16

Covid tại Việt Nam đã bớt “nóng”, thế nhưng những di chứng còn sót lại sau khi mắc Covid-19 cấp tính vẫn khiến nhiều người băn khoăn. Trẻ em là một trong những đối tượng cần được quan tâm tới, bởi sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện và còn cả một tương lai dài đầy hy vọng. Vậy biểu hiện của hậu Covid ở trẻ em như thế nào? Liệu có để lại hậu quả về lâu dài không? Cha mẹ nên chăm sóc trẻ ra sao để nhanh hồi phục? Bệnh viện Phương Đông sẽ đồng hành cùng cha mẹ để dễ dàng hơn trong việc giúp con yêu nhanh khỏe mạnh.

Thông tin chung về hậu Covid-19

Hậu Covid-19 (post-Covid-19) còn được gọi là Covid-19 mạn tính (chronic Covid-19), Covid-19 kéo dài (long Covid-19). Tuy nhiên dù có cách gọi nào đi nữa thì đây cũng là khái niệm gọi chung cho tình trạng biểu hiện suy giảm sức khỏe sau khi mắc Covid-19 cấp tính.

Tổ chức Y tế Thế giới vào tháng 10/2021 đã định nghĩa, Hậu Covid xảy ra ở những đối tượng đã từng nghi ngờ hoặc được chẩn đoán là mắc SARS-CoV-2 sau 3 tháng kể từ khi bệnh khởi phát. Triệu chứng của tình trạng kéo dài ít nhất 2 tháng mà không có những chẩn đoán nào khác về sức khỏe.

Hậu Covid ở trẻ em kéo dài bao lâu? Ở trẻ em, hậu Covid-19 được lý giải là tình trạng xuất hiện các triệu chứng lâu dài như đau đầu, khó thở, mệt mỏi, rối loạn vị giác kéo dài hơn 2 tháng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Những biểu hiện của hậu Covid ở trẻ em có thể xuất hiện ngay khi trẻ khỏi Covid hoặc sau một thời gian mắc bệnh.

Hậu Covid là hội chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của trẻ

Hậu Covid là hội chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của trẻ

Nguyên nhân của hậu Covid-19

Hiện nay chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của hậu Covid nói chung và hậu Covid ở trẻ em nói riêng. Tuy nhiên có thể nói rằng, đây là tình trạng xảy đến bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố như miễn dịch, đặc điểm virus, di chứng sau điều trị,... Một số giả thuyết cũng đưa ra rằng, triệu chứng tiếp diễn do miễn dịch cơ thể yếu khiến virus tồn tại lâu hơn, stress hậu sang chấn, thể lực yếu, tái nhiễm bởi chủng khác của virus, người mắc bệnh có tiền sử mất ngủ, lo âu, trầm cảm, hình thành kháng thể tự miễn sau nhiễm bệnh,...

Ngoài ra, cũng có nhiều giả thuyết khi nghiên cứu chuyên sâu, hậu Covid ở trẻ em còn được đưa ra bởi những nguyên nhân sau:

  • Do tình trạng phản ứng viêm mãn tính: Đã từng có nghiên cứu chỉ ra rằng SARS-CoV-2 không chỉ tồn tại ở phổi mà còn cư trú ở trong đường ruột của trẻ. Sau khi điều trị, virus có thể được làm sạch tại phổi nhưng vẫn tiếp tục tồn tại ở ruột gây nên những kích thích và viêm kéo dài.
  • Do tình trạng tăng đông, tắc vi mạch nhỏ cấp tính gây nên tổn thương kéo dài, đặc biệt là tăng đông ở nội mạch động mạch vành dẫn tới đau ngực kéo dài.
  • Một số nghiên cứu cho thấy hậu Covid ở trẻ em dưới 1 tuổi có nguy cơ xảy ra cao hơn ở trẻ có tiền sử về bệnh dị ứng, béo phì hay mắc các bệnh mạn tính khác.

Hậu covid có thể do một nhóm các nguyên nhân kết hợp

Hậu covid có thể do một nhóm các nguyên nhân kết hợp

Hậu Covid ở trẻ em có biểu hiện gì?

Hậu Covid kéo dài và có những biểu hiện khá đa dạng ở trẻ. Theo số liệu thống kê và điều tra nghiên cứu, trẻ sẽ có những triệu chứng lâu dài tồn tại kể từ lúc trẻ mắc bệnh hoặc xuất hiện sau đó một thời gian, biểu hiện của hậu Covid ở trẻ em đó là:

  • Rối loạn cảm xúc và hành vi.
  • Hậu covid ở trẻ em ho nhiều, khó thở, đau tức ngực,...
  • Triệu chứng về tim mạch như mệt mỏi, khó thở, đau ngực, rối loạn nhịp tim,...
  • Triệu chứng về vị giác và khứu giác khiến thói quen ăn uống bị thay đổi, thậm chí không nhận ra được những mùi vị thông thường (biểu hiện ở khoảng 1/4 trẻ từ 9-10 tuổi).
  • Triệu chứng hậu Covid ở trẻ em 2 tuổi về thần kinh với các biểu hiện như thay đổi tâm trạng, ngôn ngữ, vận động, hành vi, một số trẻ còn có thể bị viêm não, đột quỵ.
  • Triệu chứng về tinh thần như giảm chú ý, khó khăn trong học tập, viết chữ chậm, đọc ngắt quãng,...
  • Triệu chứng hậu Covid ở trẻ em về thể chất như cảm thấy mệt mỏi khi hoạt động thể chất, vận động yếu, 
  • Hậu Covid ở trẻ em viêm đa hệ thống - Viêm đa cơ quan (MIS-C) xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm Covid 2-6 tuần, di chứng xuất hiện ở nhiều cơ quan trong cơ thể và có khả năng dẫn tới tử vong. Biểu hiện sớm của viêm đa cơ quan là trẻ bị sốt cao trên 3 ngày kèm theo các biểu hiện như:
    • Rối loạn tiêu hoá: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn nhiều,...
    • Tổn thương niêm mạc da: mắt đỏ, môi đỏ, lưỡi đỏ, nổi ban đỏ, tay chân phù nề,...
    • Suy tim: mệt mỏi, cơ thể xanh xao, môi nhợt nhạt, tay chân lạnh,...
    • Biểu hiện như tiểu đường: Trẻ khát nước liên tục, đi tiểu nhiều, giảm cân, buồn nôn,....

Hậu Covid có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm về lâu dài với trẻ nếu không được can thiệp sớm

Hậu Covid có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm về lâu dài với trẻ nếu không được can thiệp sớm

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ có triệu chứng hậu Covid?

Theo nghiên cứu, có một số ảnh hưởng có thể xảy ra sau khi nhiễm Covid-19 trong khoảng 4 tuần hoặc nhiều hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên bao gồm: Các vấn đề của hậu Covid ở trẻ em về hô hấp như: đau ngực, ho và khó thở; Các vấn đề về tim mạch như viêm cơ tim (đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều, mệt mỏi); Ảnh hưởng đến hệ thần kinh; thay đổi vị giác, khứu giác…

Cha mẹ cần biết cách chăm sóc khi trẻ bị hậu Covid

Cha mẹ cần biết cách chăm sóc khi trẻ bị hậu Covid

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sau khi khỏi Covid-19, trẻ sẽ trở lại bình thường từ 3-6 tháng và không có dấu vết gì bởi khả năng tự chữa lành của trẻ cao, do đó sẽ không có quá nhiều nguy hiểm. Trong 4 đến 12 tuần đầu tiên sau khi bị nhiễm SARS-CoV-2, cha mẹ nên tập trung chủ yếu vào các phương pháp lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để giúp cải thiện các triệu chứng ở trẻ là tốt nhất.

Nếu các triệu chứng hậu Covid ở trẻ em trầm trọng, không được cải thiện hoặc kéo dài hơn 3 tháng, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, xét nghiệm cụ thể.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ hậu Covid

Trẻ sau khi mắc Covid cần được chăm sóc tương tự như khi mắc bệnh thông thường. Phần lớn sức khỏe của trẻ sẽ trở lại bình thường sau 3-6 tháng và ít để lại ảnh hưởng do cơ thể trẻ nhỏ có khả năng tự chữa lành nhanh. Khoảng thời gian từ 4-12 tuần sau khi bị nhiễm, cha mẹ nên tạo nên lối sống lành mạnh cho trẻ như ăn uống đủ dinh dưỡng, tập luyện nhẹ nhàng để khỏe mạnh. Tuy nhiên hậu Covid ở trẻ em có thể xảy đến sau đó 2-3 tháng nên trong suốt thời gian này cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của con để xử lý kịp thời. 

Ăn uống cân đối là giải pháp giúp cải thiện sức khỏe và bệnh tật ở trẻ hiệu quả

Ăn uống cân đối là giải pháp giúp cải thiện sức khỏe và bệnh tật ở trẻ hiệu quả

Tăng sức đề kháng là phương pháp tối ưu giúp nâng cao khả năng phòng ngừa bệnh và biến chứng lâu dài và hiệu quả từ bên trong. Đây cũng chính là chìa khoá trong việc giúp trẻ nói riêng và con người nói chung “chiến thắng Covid và các vấn đề sức khỏe của hậu Covid. 

Ngoài điều trị triệu chứng bằng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cần cho trẻ thực hiện các biện pháp cải thiện tình trạng hậu Covid ở trẻ em 3 tuổi. Bao gồm một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, quản lý giấc ngủ, đồng thời tham gia hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng, cùng các hoạt động giải trí lành mạnh như đọc sách, nghe nhạc, xem phim,...

Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn hậu Covid cho trẻ

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, sức đề kháng là chìa khoá chống lại bệnh tật và ăn uống chính là con đường lành mạnh nhất để nâng cao khả năng miễn dịch. Đối với trẻ em, đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và bệnh tật có nguy cơ diễn biến rất nhanh cần hết sức lưu ý đến vấn đề cải thiện sức khỏe sớm nhất có thể. Dưới đây là những điều cha mẹ cần thực hiện càng sớm càng tốt trong chế độ dinh dưỡng của trẻ vừa trải qua Covid-19 cấp tính:

Cân đối 4 nhóm dinh dưỡng cho trẻ

Bữa ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất sau đây: tinh bột - đạm - chất béo - vitamin và khoáng chất. Trong đó:

  • Nhóm tinh bột chủ yếu có trong các loại ngũ cốc như gạo, yến mạch, ngô, khoai,... 
  • Đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,... 
  • Chất béo có trong dầu thực vật, các loại dầu nguyên chất, mỡ động vật,... 
  • Vitamin và khoáng chất có trong các loại rau tươi, củ, quả, các loại hạt,... 
  • 3 nhóm chất cung cấp năng lượng chính cho cơ thể gồm tinh bột, đạm và chất béo, còn vitamin và khoáng chất tham gia nhiều vào cấu tạo và các hoạt động chuyển hoá, cân bằng của cơ thể. 

Cân bằng 4 nhóm chất giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Cân bằng 4 nhóm chất giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Về chất béo

Trong giai đoạn hậu Covid ở trẻ em, cha mẹ cần tập trung vào cả 4 nhóm chất, trong đó chất béo lành mạnh cần để tâm do đây cũng là thành phần của các hợp chất có hoạt tính sinh học cáo, cấu tạo các tổ chức thần kinh, tổ chức liên kết, cấu tạo màng tế bào và chiếm tới 60% thành phần của não bộ. Cha mẹ hãy cân đối chất béo động vật và thực vật để không gây nên các vấn đề về sức khỏe khác, đặc biệt là tình trạng thừa cân béo phì phổ biến ở trẻ.

Về đạm

Đạm có hai nguồn chính gồm đạm động vật và đạm thực vật. Trong đó, đạm thực vật có giá trị sinh học ít hơn so với đạm động vật bởi sự thiếu hụt acid amin hoặc sắp xếp acid amin thiếu cân đối. Còn đối với đạm động vật thường sẽ ở dạng liên hợp gọi là nucleoprotid (phức hợp của protein và chất béo) nên có giá trị sinh học cao hơn, tuy nhiên trong quá trình chuyển hoá lại dễ sinh ra các hoạt chất gây hại cho cơ thể như acid uric, ure, cholesterol, nitrat,... Bởi vậy, sự cân đối giữa hai thành phần đạm này cũng cần được đảm bảo trong khẩu phần.

Đạm quan trọng trong khẩu phần và phục hồi sức khỏe cho trẻ

Đạm quan trọng trong khẩu phần và phục hồi sức khỏe cho trẻ

Về vitamin và khoáng chất

Tuy nhóm chất này không sinh năng lượng nhưng tham gia vào hầu hết các cấu trúc cũng như hoạt động sinh học của mọi chuyển hoá trong cơ thể. Các loại vitamin và thực phẩm cha mẹ cần chú ý bổ sung trong giai đoạn hậu Covid ở trẻ em đó là:

  • Vitamin A: Tốt cho thị giác, tạo kháng thể trên bề mặt niêm mạc, duy trì sự ổn định của hệ tiêu hoá tăng sức đề kháng. Cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm dồi dào vitamin A đó là trứng, sữa, gan, trái cây, rau củ có màu xanh/vàng như bí đỏ, cà chua, rau diếp, cà rốt,...
  • Vitamin B: Có tác dụng giúp tăng cường trí nhớ, tốt cho dây thần kinh tim và hoạt động của tim,... Vitamin B có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, cám gạo, thịt, cá, trứng, bông cải xanh, sữa, sữa chua, phô mai, bơ,...
  • Vitamin C: Có tác dụng cải thiện chức năng của hệ hô hấp, giảm sự tiến triển của viêm phổi, tăng cường khả năng miễn dịch, tăng tổng hợp collagen, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa xuất huyết dưới da,.... Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cà chua, cam, ổi, quýt, các loại rau màu xanh đậm như bông cải xanh, cải xoăn,...
  • Vitamin D: Tham gia vào quá trình hoạt động ổn định của hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ xương khớp và tăng cường đề kháng. Vitamin D dồi dào trong lòng đỏ trứng, hải sản, các loại cá béo, các loại nấm,...
  • Vitamin E: Chống lại quá trình lão hoá, tăng cường sự vững chắc của hệ miễn dịch,... Vitamin E có trong rau cải xanh, rau bi na, các loại hạt,....
  • Vitamin K: Ngăn ngừa nguy cơ xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết não, màng não… Vitamin K có trong các loại thực phẩm như bông cải xanh, măng tây, ngò tây, trứng, dầu oliu, các loại quả sấy khô,...
  • Sắt: Có trong bông cải xanh, rau bina, thịt đỏ, gan, các loại đậu,....
  • I ốt: rong biển, cá biển,...
  • Canxi: Có trong tôm, cá, cua, ốc, sữa, đậu nành,...
  • Kẽm: Có trong trứng, sữa, cá, thịt bò, thịt gà, phô mai,...

Cho ăn uống phù hợp khi mắc hậu Covid ở trẻ em

Trong giai đoạn hậu Covid ở trẻ em sẽ bị ảnh hưởng tới vị giác và sự ngon miệng. Do đó việc ăn uống tưởng chừng đơn giản nhưng với trẻ nhỏ lại khá khó khăn. Để cha mẹ ít áp lực và trẻ có đủ thời gian - năng lượng để phục hồi, bạn hãy cho trẻ ăn uống tự do nhưng vẫn theo nguyên tắc, cụ thể như sau:

  • Chế biến những món ăn mà trẻ yêu thích nhưng giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hoá.
  • Nên cho trẻ ăn các món mềm, loãng khi trẻ còn bị ho như cháo, súp…
  • Nếu trẻ mệt và không muốn ăn, cha mẹ nên chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày.
  • Cho trẻ ăn ngay khi thức ăn còn ấm sau khi nấu, phụ huynh nên tự chế biến tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chủ động thành phần trong món ăn.
  • Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây.
  • Không nên cho trẻ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường, muối, các loại nước có gas,...
  • Cha mẹ nên thường xuyên theo dõi sức khỏe, cân nặng và lượng thức ăn của con. Nếu tình hình không tích cực, trẻ biếng ăn và biểu hiện suy dinh dưỡng, giảm sức khỏe, cha mẹ cần nhanh chóng cho trẻ đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có giải pháp can thiệp phù hợp.

Cho trẻ ăn uống theo sở thích nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng

Cho trẻ ăn uống theo sở thích nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng

Ngăn ngừa tái nhiễm Covid ở trẻ

Trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhưng cũng nhanh hồi phục hơn các đối tượng khác. Tuy nhiên nếu bị tái nhiễm hoặc mắc phải hội chứng hậu Covid ở trẻ em kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về sau. Do đó để an toàn cho con trẻ, cha mẹ nên cho con tiêm phòng vacxin theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, hạn chế cho trẻ di chuyển đến vùng dịch, nơi đông người, luôn chú ý giữ gìn sức khỏe khi đi học trở lại và mắc thêm các bệnh khác vào thời điểm giao mùa. Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng ngừa bệnh tật.

Vaccine là giải pháp ngăn ngừa Covid hiệu quả

Vaccine là giải pháp ngăn ngừa Covid hiệu quả

Hậu Covid ở trẻ em sẽ trở nên nghiêm trọng nếu cha mẹ không biết cách để chăm sóc trẻ trong thời điểm mắc bệnh và giai đoạn sau đó. Để đảm bảo trẻ đã khỏe mạnh sau khi nghi mắc hoặc đã mắc Covid cấp tính, gói khám sức khỏe hậu Covid cho trẻ tại Bệnh viện Phương Đông sẽ giúp phụ huynh nắm được tình trạng và có giải pháp tốt nhất cho con với các gói khám tiêu chuẩn, gói khám cơ bản, gói khám chuyên sâu và gói khám nâng cao để cha mẹ tham khảo.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
979

Bài viết hữu ích?

Chủ đề bệnh trẻ em

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám