Cùng với sự phát triển của y học, rất nhiều các bậc cha mẹ quan tâm đến các cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi. Bằng chứng là các mẹ ưu tiên cho con bú sữa mẹ, tìm hiểu chế độ ăn dặm đúng cách, tăng cường dinh dưỡng và rèn thói quen cho bé ăn đúng bữa, ăn uống lành mạnh.
Thực trạng trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
Theo ước tính của WHO có khoảng 500 triệu trẻ em bị thiếu dinh dưỡng gây ra 10 triệu ca tử vong hàng năm. Mặc dù Theo Nghiên cứu của Tổng hội Y học Việt Nam, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở nước ta đã giảm từ hơn 56% xuống còn hơn 19%. Tuy nhiên, tỷ lệ các bé suy dinh dưỡng ở miền núi, vùng cao, biên giới,.. vẫn khá cao.
Rất nhiều em bé ở vùng sâu vùng xa bị thiếu chất
Có thể kể đến tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ở Hà Giang và Kon Tum lần lượt là 26,5% và 25,5%. Đối với tình trạng suy dinh dưỡng gầy còm, tỷ lệ ở 2 địa phương nêu trên lần lượt là 9% và 2,5%. Vì thế, việc chuẩn bị cho phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi là vô vùng quan trọng và cần phải áp dụng càng sớm càng tốt.
Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng có nguy hiểm không?
Có. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi được đánh giá như vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bởi nó dẫn đến:
- Chậm phát triển về thể chất: Các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng thường thấp còi, nhẹ cân, chậm lớn, cơ bắp yếu, dễ mắc bệnh.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ: Bé có thể khó tập trung, tiếp thu chậm gây khó khăn trong học tập, hạn chế giao tiếp,...
- Giảm sức đề kháng, dễ ốm vặt và mắc các bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy, viêm phổi... và mất thời gian hồi phục lâu hơn bạn bè đồng trang lứa
- Tăng nguy cơ tử vong so với trẻ khoẻ mạnh: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất.
Tại sao trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng?
Ngày nay, các biện pháp phòng tránh dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đang được cấp thiết triển khai. Bởi tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng đều không ngừng tăng lên, xuất pháp từ những nguyên nhân hết sức chủ quan như:
- Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Tỷ lệ cân bằng của vi khuẩn là 85% lợi khuẩn, 15% hại khuẩn. Ở trạng thái lý tưởng chúng giúp nâng cao sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh và ngược lại. Tuy nhiên, đây lại là lý do khá phổ biến khiến các bé hấp thu kém do:
- Sử dụng kháng sinh dài ngày, tự ý uống kháng sinh bừa bãi
- Đồ ăn nhiễm khuẩn
- Bé mắc các bệnh về đường tiêu hoá, đường hô hấp kéo dài làm trẻ biếng ăn, hấp thu kém.
Liên tục cho bé uống kháng sinh để chữa bệnh có thể làm bé hấp thu kém
- Thiếu hụt enzyme tiêu hoá: Hoạt chất này hỗ trợ chuyển hóa thức ăn thành các dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Thiếu chúng thì bé ăn đủ bữa, thậm chí ăn nhiều cũng không chuyển hoá được, bé vẫn còi cọc và bị thiếu chất.
- Kiến thức chăm sóc trẻ còn hạn chế: Nếu các bậc phụ huynh chưa được trang bị các kiến thức dinh dưỡng đầy đủ thì trẻ trong quá trình chăm sóc, bé cũng có thể bị suy dinh dưỡng.
- Yếu tố kinh tế - xã hội: Khó khăn về kinh tế, thiếu thông tin, hạn chế về cơ sở hạ tầng, môi trường sống xuống cấp… cũng có thể là nhân tố gây ra bệnh lý cho trẻ em
Điều kiện kinh tế khó khăn cũng khiến bé có nguy cơ suy dinh dưỡng cao
Ngoài ra, em bé có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố dinh dưỡng từ khi còn trong bụng mẹ tới giai đoạn ăn dặm như:
- Mẹ không ăn uống đầy đủ, bổ sung thiếu chất theo từng giai đoạn của thai kỳ. Điều này dẫn đến bé không có đủ chất dinh dưỡng để phát triển khoẻ mạnh. Đồng thời dễ dẫn đến tình trạng sinh non, nhẹ cân.
- Mẹ ít sữa, mất sữa, bé phải ăn ngoài hoàn toàn, không cho bé bú đủ cữ dẫn đến trẻ gầy, yếu và chậm phát triển hơn các bé cùng độ tuổi
- Ăn dặm sớm quá hay muộn quá. Nếu ăn dặm sớm quá thì hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện nên bé hấp thu dinh dưỡng kém. Ngược lại, nếu ăn dặm muộn quá thì bé không được đáp ứng nhu cầu về năng lượng nên cũng dễ gây suy dinh dưỡng.
Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi
Để bảo vệ con yêu khỏi tình trạng thấp bé nhẹ cân, bạn có thể tham khảo các cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi sau đây:
Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Theo Bộ Y Tế, bạn nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu và kéo dài tới 18 - 24 tháng tiếp theo.
Xem thêm: Tại sao sữa mẹ là nguồn dinh đưỡng dầu đời hoàn hảo nhất
Hãy cho bé bú mẹ ngay sau khi sinh
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý
Khi bé đã tròn 1 tuổi, bạn nên xây dựng cho bé bữa ăn đa dạng, đầy đủ cả 4 nhóm chất dinh dưỡng. Lưu ý:
- Cho con ăn nhiều bữa nhỏ
- Đổi món liên tục và thay đổi cách chế biến để bé dễ ăn hơn
- Luyện tập cho con thói quen ăn đúng giờ, tập trung vào bữa ăn, không dùng điện thoại, tivi, Ipad để dỗ con ăn
- Uống nước đầy đủ mỗi ngày, bổ sung thêm hoa quả, trái cây và các vi chất bên ngoài theo ý kiến của bác sĩ
Xem thêm:
Trẻ 8 tháng ăn được gì? - Dinh dưỡng cho con đủ chất
[Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn] Trẻ bị sốt nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Trẻ bị còi xương: Chuyên gia dinh dưỡng lý giải nguyên nhân và cách điều trị trẻ bị còi xương
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Mẹ nên ưu tiên chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, an toàn. Bên cạnh đó, cả gia đình hãy cùng bé giữ gìn thói quen:
- Rửa tay sạch trước khi ăn
- Chế biến thức ăn chín kỹ
- Bảo quản thức ăn đúng cách
Hãy ưu tiên các loại thực phẩm theo mùa, thực phẩm tại địa phương
Khám sức khỏe thường xuyên
Đối với các bé có tình trạng sức khỏe đặc biệt như sinh non, sức đề kháng yếu, có dị tật bẩm sinh hay dễ ốm vặt thì mẹ nên cho bé đi khám định kỳ. Đồng thời, gia đình nên cân nhắc cho bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi.
Hãy cho bé đi khám sớm và uống thuốc đúng liều, đúng giờ và đúng cách. Đồng thời, bổ sung men vi sinh để cân bằng lợi khuẩn cho hệ tiêu hoá cho bé.
Ngoài các gợi ý trên đây, bạn nên đến khám và nhận lời tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng. Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ thăm khám được nhiều khách hàng tin tưởng. Khoa dẫn đầu bởi TTUT.PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương từng là Trưởng Phòng Quản lý Nghiên cứu, Viện dinh dưỡng Quốc gia và hiện tại đang giữ chức vụ Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện.
Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Quy trình thăm khám dễ dàng, tiết kiệm thời gian và đội ngũ y tế được đào tạo bài bản sẽ đem lại trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho mọi khách hàng đến Bệnh viện.
Có thể nói, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi tập trung vào điều chỉnh chế độ ăn khoa học từ trong thai kỳ tới thời kỳ ăn dặm. Đồng thời, gia đình cần phối hợp chặt chẽ với nhân viên y tế để kiểm soát các nguy cơ sức khoẻ có thể xảy ra.