Sỏi túi mật là gì? Sỏi túi mật là tình trạng lắng đọng cứng dịch tiêu hóa trong túi mật, đa dạng kích thước, từ nhỏ đến to. Bất kỳ ai cũng có thể bị sỏi mật, tuy nhiên chiếm tỷ lệ cao ở phụ nữ trên 40 tuổi, thừa cân, béo phì, lười vận động.
Sỏi túi mật là gì? Sỏi túi mật là tình trạng lắng đọng cứng dịch tiêu hóa trong túi mật, đa dạng kích thước, từ nhỏ đến to. Bất kỳ ai cũng có thể bị sỏi mật, tuy nhiên chiếm tỷ lệ cao ở phụ nữ trên 40 tuổi, thừa cân, béo phì, lười vận động.
Bệnh sỏi túi mật là sự lắng đọng cứng của dịch tiêu hóa có thể hình thành trong túi mật. Chúng có đa dạng kích thước, từ nhỏ như hạt cát đến lớn như quả bóng golf. Bệnh chỉ cần điều trị khi gây triệu chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống, nếu không thì không cần điều trị.
(Sỏi túi mật hình thành từ sự lắng đọng cứng của dịch tiêu hóa)
Túi mật là cơ quan thiết yếu trong hệ thống tiêu hóa, có nhiệm vụ lưu trữ mật và hỗ trợ phân hủy chất béo. Nếu bộ phận này hình thành sỏi, không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như viêm túi mật, thủng túi mật, ung thư túi mật,...
Tùy loại sỏi sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe:
Sỏi cholesterol là loại sỏi có cholesterol chiếm ít nhất 80%, kích thước 2 - 3cm, có màu vàng nhạt, xanh đậm, nâu hoặc trắng phấn, hình bầu dục, có đốm nhỏ sẫm ở trung tâm. Phụ nữ, người béo phì liên quan đến mật độ bão hòa cholesterol có nguy cơ mắc bệnh cao.
(Sỏi cholesterol có màu vàng, kích thước trung bình 2 - 3cm)
Sỏi sắc tố mật có lượng cholesterol chiếm ít hơn 20%, chủ yếu hình thành từ bilirubin và muối canxi. Kích thước những viên sỏi này tương đối nhỏ, sẫm màu trong đó đa phần là màu đen.
(Sỏi sắc tố mật hình thành từ bilirubin và muối canxi)
Sỏi mật hỗn hợp hình thành từ cholesterol (20 - 80%), canxi cacbonat, palmitat photphat, bilirubin, sắc tố mật khác, phát triển thứ phát sau nhiễm trùng đường mật. Vì hàm lượng canxi trong sỏi cao nên có thể phát hiện qua hình ảnh chụp X-quang.
(Sỏi hỗn hợp hình thành từ cholesterol, canxi photphat, bilirubin và sắc tố mật khác)
Sau khi hiểu rõ về sỏi túi mật là gì chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân sỏi túi mật. Sỏi mật được hình thành khi dịch mật lưu trữ tại túi mật bị kết tủa lại thành những mảnh vật chất rắn. Quá trình này cần thỏa mãn 3 điều kiện cơ bản sau:
Sỏi mật xuất hiện do sự mất cân bằng các thành phần có trong dịch mật như quá trình tổng hợp và dịch chuyển mật trong gan, ứ dịch mật kéo dài, viêm đường mật, nhiễm khuẩn. Những yếu tố nguy cơ khác liên quan đến cơ địa cũng có thể tăng tỷ lệ bệnh như:
(Nữ giới trên 40 tuổi là đối tượng nguy cơ hình ảnh sỏi mật cao)
Nếu nằm trong nhóm nguy cơ nêu trên, người bệnh nên chủ động thăm khám y tế định kỳ, đều đặn giúp phát hiện và điều trị kịp thời. Đồng thời thay đổi lối sống, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, duy trì năng lượng và xây dựng hàng rào đề kháng khỏe mạnh.
Thông thường kích thước sỏi mật rất nhỏ, không gây bất kỳ triệu chứng cho người bệnh, chỉ phát hiện khi vô hình thăm khám sỏi túi mật. Biểu hiện ra bên ngoài khi sỏi lớn chặn đường vận chuyển dịch mật tự nhiên, làm tổn thương túi mật hoặc tuyến tụy:
(Triệu chứng vàng da do sỏi túi mật gây nên)
Nếu xuất hiện các triệu chứng nêu trên, bạn có thể nghi ngờ bệnh sỏi túi mật, kích thước to gây cản trở chức năng thông thường của thận. Trường hợp này cần nhanh chóng thăm khám, kiểm tra tình trạng và áp dụng liệu pháp phù hợp. chính bởi vậy mà mỗi chúng ta cần phải hiểu rõ về bệnh lý sỏi túi mật là gì và những thông tin liên quan để có thể phát hiện kịp thời tình trạng bệnh của bản thân nếu không may mắn mắc phải.
Trước khi chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng và tiền sử bệnh, đưa kết luận ban đầu. Một số kỹ thuật có thể xác định, phát hiện sỏi túi mật:
(Sỏi túi mật là gì? Những kỹ thuật chẩn đoán bệnh lý sỏi mật?)
Dựa vào những thông tin liên quan đến sỏi túi mật là gì và kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng, kích thước và khả năng tổn thương của sỏi túi mật. Từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, đạt hiệu quả loại bỏ sỏi túi mật và bảo toàn sức khỏe, tính mạng cho người bệnh.
Với bệnh nhân được chẩn đoán sỏi túi mật nhưng không có triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định theo theo dõi thay vì can thiệp điều trị. Xây dựng chế độ ăn cân bằng, giảm mỡ, tăng chất xơ, bổ sung đầy đủ nước, hạn chế thực phẩm giàu cholesterol, thể dục thể thao đều đặn để đưa sỏi ra ngoài cơ thể bằng đường nước tiểu tự nhiên.
Người bệnh bị sỏi cholesterol, bệnh lý nền nghiêm trọng không thể phẫu thuật sẽ được chỉ định điều trị nội khoa. Ba phương pháp phá vỡ cấu trúc, loại bỏ sỏi mật không cần xâm lấn sâu gồm có:
(Điều trị nội khoa sỏi mật bằng thuốc)
Can thiệp ngoại khoa là phương pháp điều trị phổ biến đối với bệnh sỏi túi mật, bệnh nhân được gây mê toàn thân để cắt bỏ túi mật. Dựa vào bệnh tình cụ thể sẽ thực hiện:
(Can thiệp ngoại khoa khi sỏi túi mật diễn tiến nghiêm trọng)
Hậu phẫu, người bệnh sẽ có những thay đổi tạm thời như tăng tần suất đại tiện, phân mềm hơn. Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật rất hiếm, nếu có thường gặp nhất là nhiễm trùng đường mật.
Bệnh nhân thực hiện, áp dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ khác tại nhà nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh sỏi túi mật. Gồm:
Bệnh sỏi túi mật nếu không điều trị, chăm sóc tích cực có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể:
(Mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi mật nếu không được điều trị kịp thời)
Phòng tránh bệnh sỏi túi mật là phương pháp bảo vệ sức khỏe an toàn, kịp thời ngăn chặn các đe dọa đến tính mạng. Một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo như:
Bên cạnh câu hỏi sỏi túi mật là gì, nhiều bệnh nhân còn băn khoăn về những vấn đề khác liên quan đến bệnh. Dưới đây là những thắc mắc liên quan được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tổng hợp và giải đáp.
Sỏi túi mật 8mm là loại sỏi có kích thước nhỏ, không cần thiết phải phẫu thuật, có thể dùng thuốc tán sỏi và đào thải qua đường niệu đạo. Sỏi kích thước 17mm tương đối lớn, nếu không gây ảnh hưởng hay biến chứng nghiêm trọng, theo dõi thêm, chưa cần can thiệp ngoại khoa.
Mang thai làm tăng nồng độ hormone estrogen và progesterone, khiến quá trình bài tiết mật chậm lại, gia tăng nguy cơ hình thành sỏi. Bác sĩ luôn khuyến cáo, người bệnh nên điều trị dứt điểm sỏi mật trước khi mang thai, tránh bệnh tình diễn tiến nặng, ảnh hưởng đến thai kỳ.
(Phụ nữ bị sỏi mật nên điều trị bệnh dứt điểm trước khi mang thai)
Để giảm các triệu chứng đau đớn do bệnh gây ra, bệnh nhân có thể chườm nóng để thuyên giảm hoặc dùng thuốc giảm đau có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Nếu cơn đau dữ dội, tăng dần, không thuyên giảm cần cấp cứu y tế sớm.
Sau cắt túi mật, tùy tình trạng mà bệnh nhân được chỉ định dùng thêm một số loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa và bài tiết chất dịch. Thay vào đó, người bệnh cần cắt giảm thực phẩm chứa nhiều chất béo, trứng ít nhất 3 tháng để cơ thể tự điều chỉnh chức năng dự trữ dịch mật.
Kết lại, bệnh túi sỏi mật là bệnh lý làm tắc nghẽn đường vận chuyển dịch mật tự nhiên, không điều trị và chăm sóc bệnh nhân sỏi túi mật kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân khi có dấu hiệu nghi ngờ cần nhanh chóng thăm khám y tế, chủ động thay đổi lối sống để hỗ trợ cải thiện bệnh tình. Hy vọng bài của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sỏi túi mật là gì và những thông tin liên quan đến bệnh lý này.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.