Sự khác nhau giữa tế bào gốc và tế bào bình thường trong cơ thể con người

Phương Loan

12-03-2024

goole news
16

Mọi bộ phận trên cơ thể đều được hình thành từ các tế bào, chúng có mục đích, đặc điểm và chức năng riêng biệt. Trong bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ cùng bạn tìm hiểu sự khác nhau giữa tế bào gốc và tế bào bình thường.

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là những tế bào có khả năng phát triển thành các loại tế bào khác, đặc biệt trong thời kỳ phôi thai. Hai loại tế bào gốc có thể tìm thấy được trong cơ thể người là:

  • Tế bào gốc phôi thu thập được từ phôi nang, có thể phân chia nhanh chóng và biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể.
  • Tế bào gốc trưởng thành được tìm thấy ở các mô trưởng thành với số lượng ít, bị hạn chế khả năng tạo ra các loại tế bào khác nhau.

Tế bào gốc có khả năng phát triển thành các loại tế bào khác

(Tế bào gốc có khả năng phát triển thành các loại tế bào khác)

Một số bộ phận cơ thể chứa tế bào gốc như tủy xương, mô mỡ, máu dây rốn, mô dây rốn,... Các nhà khoa học đã chứng minh, tế bào gốc có thể ứng dụng trong điều trị các bệnh về máu và thoái hóa khớp.

Xem thêm:

Tế bào bình thường là gì?

Tế bào bình thường là những tế bào đã được biệt hóa để thực hiện chức năng đặc biệt, tại một khu vực nhất định. Cơ thể con người chứa khoảng 40 nghìn tỷ tế bào, phần lớn là tế bào bình thường.

Tế bào bình thường không thể tạo ra một loại tế bào khác, do không có khả năng biệt hóa. Tuy nhiên, chúng có ở khắp mọi nơi và hình dạng khác nhau, khó bị tổn thương hơn tế bào gốc.

Sự khác nhau giữa tế bào gốc và tế bào bình thường

Cơ thể con người là một hệ thống phức tạp nhưng thông minh, bao gồm nhiều cấu trúc và mục đích khác nhau. Sau đây là 3 sự khác nhau giữa tế bào gốc và tế bào bình thường điển hình:

Tính biệt hóa

Tế bào bình thường của cơ thể thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, giữ cho hoạt động sống luôn ở mức tốt nhất có thể. Ví dụ như bạch cầu có chức năng chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể, còn hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi đến các mô, đi khắp mọi nơi trong cơ thể.

Tính biệt hóa của tế bào gốc và tế bào bình thường

(Tính biệt hóa của tế bào gốc và tế bào bình thường)

Trên thực tế, tất cả các tế bào trong cơ thể đều có khởi đầu là tế bào gốc, chúng tự phân chia vào thời điểm phát triển thích hợp. Ví dụ, trong tử cung, phôi tạo thành bộ xương, cấu trúc cơ, hệ thần kinh và mọi thứ mang lại sự sống.

Tế bào gốc được tìm thấy nhiều ở các vùng như mạch máu, da, răng, tim và tủy xương. Các vị trí này được gọi là “hốc tế bào gốc”, dùng chỉ nơi có số lượng tế bào gốc dồi dào trong cơ thể.

Khả năng tự phân chia

Tế bào gốc có khả năng tự phân chia và đổi mới trong thời gian dài, trong khi đó tế bào thường không tự tái tạo được. Ngoài ra, tế bào gốc có khả năng tự sao chép để tăng “dân số”, quá trình này được gọi là tăng sinh.

Khả năng tự phân chia của tế bào gốc và tế bào bình thường

(Khả năng tự phân chia của tế bào gốc và tế bào bình thường)

Tuy nhiên, tế bào gốc không phân chia một cách tự nhiên cho đến khi được kích hoạt. Những thời điểm cần nhiều tế bào để duy trì các mô, hoặc chấn thương, hoặc do bệnh, tế bào gốc sẽ tăng sinh để thay thế, sửa chữa.

Thời gian trước, các nhà khoa học cho rằng tế bào trong cơ thể có khả năng phân chia vô hạn. Nhưng công trình mới nhất của Hayflik (Hoa Kỳ) chứng minh, duy nhất tế bào ung thư mới phân chia vô hạn, còn các tế bào bình thường chỉ phân chia đến giới hạn 50 lần rồi ngừng và chết đi.

Tầm quan trọng trong chữa bệnh

Hiện tại, tế bào gốc đang được ứng dụng trong điều trị bệnh về máu, thoái hóa khớp. Điển hình tế bào gốc tạo máu có thể chữa khỏi 80 loại bệnh, bao gồm:

Tế bào gốc có thể ứng dụng điều trị nhiều loại bệnh

(Tế bào gốc có thể ứng dụng điều trị nhiều loại bệnh)

  • Bệnh bạch cầu.
  • U lympho.
  • Ung thư máu.
  • Suy tủy.
  • Tiểu đường.
  • Thiếu máu.
  • Tan máu bẩm sinh.

Các nhà khoa học cũng đặt kỳ vọng tế bào gốc có thể đáp ứng điều trị tổn thương tim, não, thiếu hụt tế bào,... trong tương lai. Nhìn chung, liệu pháp tế bào gốc có khả năng khiến các tế bào hoạt động để tái tạo lại mô bị tổn thương.

Tế bào bình thường cũng có khả năng chữa lành nhưng theo một cách khác, nếu bị hư hỏng, già đi chúng sẽ tự sửa chữa hoặc tự chết theo chu trình. Ví dụ tế bào hồng cầu giàu oxy và tiểu cầu giúp các vết cắt, vết xước liền lại, còn bạch cầu có tác dụng chống lại tác nhân gây bệnh nhiễm trùng như vi khuẩn, virus.

Bảng phân biệt tế bào gốc và tế bào bình thường

Theo dõi bảng sau để tìm hiểu thêm sự khác nhau giữa tế bào gốc và tế bào bình thường:

Sự khác biệt

Tế bào gốc

Tế bào bình thường

Định nghĩa

Là những tế bào chưa biệt hóa của sinh vật đa bào, có khả năng nhân lên vô hạn thành nhiều tế bào cùng loại.

Tế bào bình thường là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của mọi sự sống, chúng không thể tự làm mới.

Tính biệt hóa

Có khả năng biệt hóa thành tế bào bình thường.

Không thể biệt hóa thành tế bào gốc.

Tính chuyên biệt

Tế bào gốc không có chức năng chuyên biệt.

Tế bào bình thường có chức năng chuyên biệt.

Giảm phân

Tế bào gốc không trải qua quá trình phân bào.

Một số tế bào bình thường (tế bào mầm) có thể trải qua quá trình phân bào.

Các sinh vật được tìm thấy

Tế bào gốc được tìm thấy ở hầu hết sinh vật đa bào.

Tế bào bình thường có ở mọi sinh vật.

Dòng tế bào

Tế bào gốc được tìm thấy ở đầu dòng tế bào, vì chúng tạo ra tế bào con và tế bào biệt hóa.

Tế bào bình thường được tìm thấy ở phần cuối của dòng tế bào.

Tuổi thọ

Tuổi thọ phụ thuộc vào loại tế bào gốc, tồn tại tương đối lâu.

Tuổi thọ tế bào bình thường tương đối ngắn, thay đổi theo vị trí cơ thể.

Cấy ghép

Có thể ứng dụng trong cấy ghép, thường được gọi là liệu pháp tế bào gốc.

Thường không được sử dụng trong cấy ghép.

Chức năng

Biệt hóa thành các tế bào khác.

Có nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể, tùy bộ phận.

Có thể thấy, tế bào gốc và tế bào bình thường có sự khác biệt nhất định về chức năng, tuổi thọ, tính biệt hóa,... Tuy nhiên, chúng đều có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động sống của con người được diễn ra theo đúng trình tự, tối ưu nhất.

Tựu chung lại, sự khác nhau giữa tế bào gốc và tế bào bình thường nằm ở 3 vấn đề chính là tính biệt hóa, sự phân chia và khả năng ứng dụng y khoa. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hy vọng những thông tin nêu trong bài viết hữu ích với bạn.

167

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

PGS.TS. Bác sĩ

NGUYỄN TRUNG CHÍNH

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

PGS.TS. Bác sĩ

NGUYỄN TRUNG CHÍNH

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám