Tiểu không tự chủ phải làm sao? Điều trị như thế nào?

Ngọc Anh

16-07-2024

goole news
16

Tiểu không tự chủ khiến nước tiểu tình cờ rò rỉ ra ngoài mất kiểm soát, gây khó chịu và bất tiện rất lớn trong cuộc sống hàng ngày. Đây là bệnh lý thường gặp có thể xảy ra với tất cả mọi người, nhưng thường thấy hơn ở phụ nữ trung niên, phụ nữ sau sinh và đàn ông trung niên. 

Thế nào là tiểu không tự chủ?

Tiểu không tự chủ là tình trạng người bệnh mất kiểm soát khiến nước tiểu bị rò rỉ ra bên ngoài niệu đạo khi ho, hắt hơi, mang vác nặng. Ngoài ra, một số bệnh nhân khác còn có triệu chứng tiểu gấp, tiểu thường xuyên, tiểu đêm, rò rỉ nước tiểu khi đang ngủ hoặc có cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, liên tục một cách bất ngờ. 

(Hình 1 - Các trường hợp mất kiểm soát tiểu tiện được gọi chung là tiểu không tự chủ)

(Hình 1 - Các trường hợp mất kiểm soát tiểu tiện được gọi chung là tiểu không tự chủ)

Nhìn chung, tình trạng này khiến người bệnh có cảm giác lo âu, mệt mỏi và bất tiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây là triệu chứng nếu điều trị hợp lý, đúng cách thì hoàn toàn có thể chấm dứt, ngay cả với các trường hợp người cao tuổi đi ngoài không tự chủ vào ban đêm. 

Các trường hợp tiểu không tự chủ

Theo các chuyên gia Nam khoa, bệnh cảnh tiểu không tự chủ có thể được phân loại thành:

  • Tiểu gấp không kiểm soát: Buồn tiểu đột ngột và muốn đi cầu ngay lập tức khiến bạn không phản ứng kịp, dẫn đến hiện tượng són tiểu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng, collagen thấp,....
  • Tiểu không kiểm soát do tràn đầy: Người bệnh thường xuyên tiểu tiện không hết khiến người chăm sóc bị són tiểu theo thời gian. Tình trạng này dễ gặp ở bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như chứng đa xơ cứng, tiểu đường, đột quỵ hoặc nam giới có kích thích tuyến tiền liệt lớn
  • Tiểu không kiểm soát khi gắng sức: Khi bạn chạy nhảy, ho, hắt hơi, cười hoặc nâng đồ vật thì rất dễ bị rò rỉ nước tiểu. Đây là tình trạng tiểu không tự chủ ở nam giới sau phẫu thuật tuyến tiền liệt hoặc tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh.  
  • Tiểu không kiểm soát hỗn hợp: Người mắc bệnh tiểu không hỗn hợp trong trường hợp này có thể có tất cả các dấu hiệu của các bệnh cảnh trên

(Hình 2 - Các trường hợp mất kiểm soát tiểu tiện)

(Hình 2 - Các trường hợp mất kiểm soát tiểu tiện)

Cách nhận biết tiểu không tự chủ tại nhà

Bạn có thể nhận biết tình trạng này theo các biểu hiện sau:

  • Bị són nước tiểu, không kiểm soát được khi ho, cười, hắt hơi, tập thể dục
  • Đi tiểu nhiều lần cả ngày và hoặc ban đêm
  • Lượng nước tiểu lớn, nhỏ giọt liên tục với một lượng lớn hoặc nhỏ

Nguyên nhân khiến người bệnh đi tiểu không tự chủ

Tiểu không kiểm soát có thể xuất phát từ thói quen hàng ngày, bệnh lý hoặc các nguyên nhân cụ thể như sau:

Tiểu không tự chủ tạm thời

Đối với tình trạng tiểu không tự chủ tạm thời có thể có các lý do như sau:

  • Chế độ dinh dưỡng: Rượu, bia, caffeine, đồ uống có ga, socola, ớt, đồ ăn chứa nhiều gia vị,... cũng có thể kích thích bàng quang, tăng sản xuất nước tiểu
  • Táo bón: Khi bị táo bón, phân cứng sẽ nén chặt trong dây thần kinh gặp áp lực khiến tần suất đi tiểu tăng lên
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Sẽ khiến đường tiết niệu bị kích thích, làm tăng nhu cầu đi tiểu và dễ khiến bạn đi tiểu không tự chủ

Tiểu không kiểm soát liên tục, thường xuyên

Một số trường hợp mất kiểm soát tiểu tiết liên tục, thường xuyên liên quan tới:

  • Thai kỳ: Phụ nữ mang thai có những thay đổi về nội tiết tố có thể dẫn đến tiểu không kiểm soát. Tình trạng này có thể kéo dài đến sau khi phụ nữ sinh xong.
  • Sinh thường: Phụ nữ sinh thường qua đường âm đạo có cơ bị suy yếu, dây thần kinh liên quan đến bàng quang bị ảnh hưởng. Kết quả là sàn chậu bị sa xuống, tất cả các cơ quan như bàng quang, tử cung, trực tràng,... bị suy yếu làm tăng nguy cơ tiểu không tự chủ.
  • Thời kỳ mãn kinh: Khi lớn tuổi hơn, phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh có hàm lượng hormone nữ ít hơn bình thường. Trong khi đó, đây lại là loại hormone duy trì sự khỏe mạnh cho bàng quang và niệu đạo. Nếu các loại hormone này suy giảm cũng khiến bé có khả năng tiểu không tự chủ lớn hơn.
  • Tuổi tác: Đây cũng là nguyên nhân khiến cơ bàng quang lão hoá. Đây cũng là nguyên nhân khiến khả năng lưu trữ nước tiểu của bàng quang kém, người bệnh hay bị tiểu không kiểm soát nghiêm trọng hơn.
  • Phì đại tiền liệt tuyến
  • Ung thư tiền liệt tuyến: Cũng gây ra bệnh cảnh mất kiểm soát tiểu tiện
  • Sự tắc nghẽn: Trong đường tiết niệu nếu có bất thường gì khác đều cản trở dòng chảy của nước tiểu khiến xảy ra các bất thường khi đi tiểu
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Đa xơ cứng, Parkinson, đột quỵ, khối u não hoặc chấn thương cột sống,...

(Hình 3 - Phụ nữ tiểu không tự chủ có thể bị són tiểu bất cứ lúc nào)

(Hình 3 - Phụ nữ tiểu không tự chủ có thể bị són tiểu bất cứ lúc nào)

Bị tiểu không tự chủ có nguy hiểm không?

Đây không phải là bệnh cảnh gây nguy hiểm ngay lập tức nhưng nếu không được điều trị sẽ dẫn đến các vấn đề:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần
  • Viêm da. lở loét,... do da thường xuyên ở trong trạng thái ẩm ướt
  • Lo lắng và trầm cảm khi bản thân không làm chủ được chuyện tiểu tiện
  • Mất tự tin và gặp hạn chế trong công việc, học tập và các hoạt động xã hội

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn không nên đợi đến khi mắc tiểu không tự chủ rồi mới đi khám mà bạn nên đến các Bệnh viện ngay khi:

  • Không kiểm soát được việc đi tiểu liên tục
  • Nghi ngờ một số dấu hiệu tiềm ẩn của các bệnh khác
  • Chứng tiểu không kiểm soát ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sinh hoạt hàng ngày…

(Hình 4 - Nếu gặp vấn đề trong tiểu tiện bạn cần đến thăm khám bác sĩ Tiết niệu càng sớm càng tốt)

(Hình 4 - Nếu gặp vấn đề trong tiểu tiện bạn cần đến thăm khám bác sĩ Tiết niệu càng sớm càng tốt)

Các cách chẩn đoán cho bệnh nhân tiểu không kiểm soát

Nếu bạn đã được bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý trên, bạn sẽ được yêu cầu điều trị bằng các phương pháp dưới đây:

  • Nhật ký bàng quang tổng hợp lại lượng nước đã uống, thời điểm đi tiểu, lượng nước tiểu thải ra và số lần tiểu không tự chủ
  • Khám sức khoẻ: Khám âm đạo, kiểm tra hoạt động của cơ sàn chậu (đối với nữ) và khám trực tràng để xác định phì đại tuyến tiền liệt (đối với nam)
  • Phân tích nước tiểu để xác định tình trạng nhiễm trùng hoặc các dấu hiệu bất thường khác (nếu có)
  • Xét nghiệm máu được tiến hành để đánh giá chức năng thận
  • Đo lượng nước tiểu dư sau khi đi tiểu PVR để xác định lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu
  • Siêu âm vùng chậu để phát hiện các bất thường (nếu có) thông qua hình ảnh thu được
  • Kiểm tra niệu động học để đánh giá khả năng chứa đựng và tống xuất nước tiểu của bàng quang, cơ thắt cổ bàng quang
  • Nội soi bàng quang bằng 1 ống có kèm camera nhỏ đưa qua niệu đạo để kiểm tra các bất thường sâu trong đường tiết niệu

Điều trị tình trạng mất kiểm soát trong tiểu tiện

Hầu hết các trường hợp tiểu không tự chủ đều được điều trị bằng thuốc giúp ổn định các cơn co thắt khi bàng quang hoạt động quá mức. Một số loại thuốc chỉ định bao gồm Oxybutynin, Oxybutynin XL, Oxybutynin TDDS, Tolterodine, Solifenacin, Fesoterodine, Darifenacin,...

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được bác sĩ lưu ý:

  • Thay đổi lối sống tích cực, cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tiêm Botulinum để thư giãn các cơ, giảm chứng tiểu không kiểm soát
  • Cân nhắc sử dụng cơ thắt niệu đạo nhân tạo có tác dụng đóng niệu đạo vào khi không đi tiểu, thường dùng chủ yếu sau phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt
  • Đặt băng niệu đạo giúp giữ hiệu quả cao khi điều trị chứng tiểu không kiểm soát ở nữ

(Hình 5 - Bạn có thể được chỉ định dùng thuốc đề điều trị tiểu không kiểm soát)

(Hình 5 - Bạn có thể được chỉ định dùng thuốc đề điều trị tiểu không kiểm soát)

Làm thế nào để phòng ngừa triệu chứng tiểu không kiểm soát?

Chứng tiểu không tự chủ có thể được chủ động phòng ngừa bằng các hành động dưới đây:

  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Tập luyện một số bài tập sàn chậu có lợi
  • Tránh sử dụng các chất kích thích bàng quang như caffeine, rượu bia, thực phẩm có tính axit
  • Xây dựng thực đơn giàu thành phần chất xơ để ngăn ngừa táo bón
  • Không hút thuốc
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu,...

Như vậy, tiểu không tự chủ là tình trạng một người không kiểm soát được việc tiểu tiện khiến nước tiểu rò rỉ ra ngoài niệu đạo một cách bất ngờ, đột ngột. Để chủ động phòng tránh bệnh cảnh này, bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh sử dụng các chất kích thích và điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề sức khỏe nào, hãy liên hệ đến Hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ tốt nhất!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
227

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS. BS

TRẦN QUÝ DƯƠNG

Phó Trưởng khoa Ngoại

ThS. BS

TRẦN QUÝ DƯƠNG

Phó Trưởng khoa Ngoại
19001806 Đặt lịch khám